Bí thư Hà Nội: Ông Nghiên chưa có suất nhà đất nào do nhà nước cấp
Theo Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, đến thời điểm này, ông Nghiên chưa được suất đất đai nhà cửa nào do nhà nước cấp. Còn nhà biệt thự chỗ nọ chỗ kia của ông Nghiên, là tiền cá nhân. Thành phố sẽ có trách nhiệm giải quyết chế độ nhà đất cho ông Nghiên.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng nay (9/12) tại Hà Nội, cử tri Nguyễn Duyên Hải hỏi ông Phạm Quang Nghị về việc chậm thu hồi căn biệt thự (nhà công vụ) của nguyên Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên dù ông Nghiên về hưu đã lâu.
Theo cử tri Hải, khi chưa làm Chủ tịch thành phố, ông Hoàng Văn Nghiên (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội) ở tầng 2 tòa nhà tập thể Bách Khoa – Hà Nội. Nay ông đã có biệt thực ở khu Ciputra Tây Hồ (Hà Nội). Nhưng từ khi thôi chức Chủ tịch thành phố Hà Nội, đã 8 năm qua, ông Nghiên vẫn chưa trả lại cho thành phố ngôi biệt thự 400m2 ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội vừa qua, có ý kiến cho rằng phải phân nhà khác cho ông Nghiên thì ông mới trả lại ngôi nhà này.
Cử tri đặt câu hỏi: “Liệu có phải là thành phố có chủ trương phân nhà cho ông Nghiên để rồi ông Nghiên lại bán đi kiếm lời, trong khi ông Nghiên không phải là không có nhà để ở?”.
Ông Phạm Quang Nghị – Bí thư Thành ủy Hà Nội – cho biết, từ năm 2009, TP Hà Nội đã có công văn gửi ông Hoàng Văn Nghiên và thông báo với các cơ quan liên quan việc ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa là dạng nhà biệt thự thuộc diện không được bán.
Nếu ông Nghiên muốn tiếp tục ở thì vẫn phải tiếp tục thuê của nhà nước. Không bao giờ xảy ra trường hợp mua bán ngôi nhà này bởi ngôi nhà số 12 Nguyễn Chế Nghĩa đã nằm trong danh mục biệt thự không được bán của thành phố Hà Nội.
Ông Nghị cũng cho hay, từ trước đến nay, ông Nghiên không thường xuyên ở trong ngôi nhà này mà để cho con ở; nhưng về nguyên tắc ông Nghiên vẫn đang thuê ngôi nhà này và đang phải trả tiền thuê nhà theo giá quy định của nhà nước.
“Tôi xin nhấn mạnh, giá thuê nhà của nhà nước không chỉ đối với ông Nghiên mới rẻ. Ai thuê nhà của nhà nước cũng đều được áp dựng mức thuê theo qui định cả” – ông Nghị nói.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị trong buổi tiếp xúc cử tri, trả lời về căn nhà biệt thự nguyên Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đang sử dụng.
Theo ông Bí thư Hà Nội, việc Nghị định 61 ra đời là nhằm cho phép bán nhà cho những người thuê nhà của nhà nước, bởi mỗi năm nhà nước chỉ thu lại được một khoản tiền thuê nhà rất ít.
Video đang HOT
“Các cơ quan đều khẳng định rằng tiền thu cho thuê nhà nhà nước không đủ để quét vôi ve cho ngôi nhà. Điều này chúng ta đều biết” – Ông Phạm Quang Nghị nêu.
Thành phố rất hoan nghênh vì vừa qua, sau khi báo chí nêu, ông Nghiên đã chính thức có văn bản gửi cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội xin bàn giao lại ngôi nhà này. Trên cơ sở đó, thành phố cũng vừa họp xong và quyết định thanh lý hợp đồng thuê nhà với ông Nghiên. Vì thế trong thời gian tới, ông Nghiên không được thuê ngôi biệt thự này nữa.
Về phần quyền lợi liên quan đối với ông Hoàng Văn Nghiên, do ông này từng là Chủ tịch UBND TP Hà Nội, lương và hàm tương đương Bộ trưởng, thành phố sẽ có trách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách về nhà đất cho ông Nghiên theo đúng mức quy định mà ông được hưởng. Riêng căn chung cư trước đây tại phường Bách Khoa, ông Nghiên đã trả lại và Công ty Quản lý nhà của thành phố đã thu ngôi nhà này để cho người khác thuê.
Theo ông Phạm Quang Nghị, về lý lẽ, đến thời điểm này, ông Nghiên chưa được suất đất đai nhà cửa nào do nhà nước cấp. Còn nhà biệt thự chỗ nọ chỗ kia nào đó của ông Nghiên, theo ông Nghị, là do tiền cá nhân.
“Tiền đó như thế nào, nếu nhận thấy có vấn đề gì thì cơ quan chức năng mới phải xem xét” – Ông Nghị nói thêm.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri, ông Nghị cũng thừa nhận, TP Hà Nội có khuyết điểm khi để việc thu hồi nhà của ông Nghiên chậm trễ. Đáng lẽ phải thu sớm hơn.
Cũng liên quan đến sự việc, trả lời PV Dân trí, ông Sơn (Giám đốc Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội) – xác nhận, nếu ông Nghiên trả lại ngôi nhà ở số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, công ty ông Sơn là đơn vị thu nhận và quản lý. Việc sử dụng ngôi nhà vào mục đích gì sẽ do thành phố quyết định.
“Chúng tôi chỉ như thủ kho, trông giữ và quản lý, tu bổ còn thành phố mới là đơn vị quyết định cụ thể việc giao cho ai, và cho ai thuê” – ông Sơn nói.
Tuy nhiên ông Sơn cho biết, hiện chưa nhận được văn bản của thành phố về việc này. Còn về việc dự định phân nhà, đất theo chế độ cho ông Nghiên, ông Sơn cho rằng còn chờ xem nguyện vọng của ông Nghiên như thế nào rồi thành phố mới quyết định và có phương án cụ thể.
Khi được hỏi về việc thành phố có quyết định xử lý như thế nào đối với việc thu hồi chậm, để ông Nghiên sử dụng nhà quá lâu, ông Sơn cho rằng, ông Nghiên không làm gì sai, vẫn thuê nhà trả tiền đầy đủ theo quy định và thành phố cũng chưa có quyết định thu hồi.
Cũng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Nghiên đã về hưu mà vẫn được thuê theo mức giá như thời đương chức thì có đúng quy định? Ông Sơn cho biết, điều đó không phụ thuộc vào chức vụ, mà nhà nước chỉ tính theo đơn giá của một người dân thuê nhà nhà nước.
Q.Đô
Theo Dantri
312 biệt thự tại Hà Nội: Quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến sai sót?
Trả lời đại biểu HĐND về vấn đề quản lý biệt thự trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, trong quá trình quản lý có thể làm thiếu chặt chẽ, dẫn đến sai sót, nhưng ngay bước đầu thanh tra thành phố đã có ý kiến.
Sáng 4/12, phiên chất vấn HĐND thành phố Hà Nội, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề quản lý biệt thự trên địa bàn, đặc biệt, đại biểu Lê Hoài Nam và Nguyễn Xuân Diên nêu hàng loạt vấn đề liên quan đến 312 biệt thự thuộc Quyết định 7177 danh mục nhà biệt thự và quy chế quản lý nhà biệt thự trước năm 1954.
Trả lời đại biểu về vấn đề trên, ông Vũ Hồng Khanh cho biết, việc này có khối lượng công việc lớn, khó khăn phức tạp. UBND đã 3 lần họp để nghe thanh tra, các bên liên quan về vấn đề này. Hệ thống hồ sơ nhà biệt thự có đầy đủ nhưng có những biệt thự tồn tại từ 60 - 70 năm nay, nên hồ sơ phải tập trung quản lý. Ông Khanh cũng thừa nhận thực tế quản lý cũng có sai sót nhưng do lịch sử để lại. Thành phố các đơn vị liên quan sau khi kết thúc HĐND phải có báo cáo chính thức về thực trạng vấn đề này.
Sau khi xem xét các đơn vị có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ để thất thoát, thành phố sẽ thanh tra công vụ về vấn đề này. Tuy nhiên, theo ông Khanh để xác định một biệt thự cổ, cần bảo tồn thì có rất nhiều tiêu chí nên khi tiếp cận từng biệt thự thì cần có thời gian thanh tra, mời tư vấn, mời cơ quan của bộ về xử lý.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh trả lời chất vấn
"Nếu liên quan đến tổ chức, cá nhân nào thì sẽ chuyển cơ quan điều tra, thanh tra, xử lý theo pháp luật. Về mặt quy trình, có một số việc đã phát hiện thiếu chặt chẽ, nên chúng tôi căn cứ vào kết luận thanh tra cuối cùng", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh nói.
Chưa hài lòng với giải đáp của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đại biểu Nguyễn Hoài Nam muốn "truy" đến cùng những vấn đề đằng sau 312 biệt thự mà ông đã nêu ra trước đó. Đại biểu nêu ra Nghị quyết 18 của HĐND có hai nội dung: Thông qua danh mục 970 biệt thự, giao trách nhiệm cho UBND thành phố xây dựng tiêu chí, phân loại và quản lý.
"Khi thực hiện Luật Thủ đô thì ở đây thực hiện theo thẩm quyền thì hoàn toàn đúng. Nhưng tại sao 312 biệt thự nằm trong 970 biệt thự đó lại ra khỏi danh mục quản lý. Thẩm quyền nào cho phép UBND thành phố thực hiện việc loại bỏ mà không thông qua HĐND. Tôi cũng chưa thấy nói khi nào kết thúc thanh tra 312 biệt thự này và có biểu hiện cản trở trong công tác thanh tra hay không?", đại biểu Nguyễn Hoài Nam nêu băn khoăn.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn về việc thanh tra 312 biệt thự
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Xuân Diên cho rằng, việc ban hành Quyết định 7177 đưa 312 biệt thự ra khỏi danh mục quản lý, chắc là các cơ quan chuyên môn chưa nắm chắc kỹ nhưng lại tham mưu cho UBND để ban hành quyết định.
Tiếp tục trả lời đại biểu những vấn đề liên quan đến quản lý biệt thự, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh cho biết, thành phố không từ bỏ trách nhiệm quản lý, còn trong quá trình quản lý có thể làm thiếu chặt chẽ, dẫn đến sai sót, nhưng ngay bước đầu thanh tra thành phố đã có ý kiến.
"Thành phố đã biết việc này, từ đó đã chỉ ra được nguyên nhân cụ thể. Đối với công tác tham mưu có những sai sót, chúng tôi sẽ thanh tra công vụ để xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chúng tôi sẽ chuyển cơ quan chức năng điều tra", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh hứa trước HĐND.
Trả lời câu hỏi của đại biểu bao giờ có kết luận thanh tra, ông Khanh nói rằng theo quy định mỗi vụ việc thanh tra trong vòng 45 ngày, nếu quy 312 biệt thự này thành 312 vụ việc khác nhau thì là vấn đề lớn. Tuy vậy, theo ông Khanh thành phố luôn cố gắng quản lý tốt nhất vấn đề này. UBND cũng không bao che, dung túng cho cán bộ.
Trước khi kết lại vấn đề trên, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cho biết, trong khi đại biểu chất vấn bà liên tục nhận được tin nhắn của cử tri theo dõi lãnh đạo UBND thành phố trả lời. "Điều đó chứng tỏ cử tri rất quan tâm đến phiên chất vấn của HĐND và những vấn đề của thành phố", bà Thanh nói.
Về vấn quản lý biệt thự, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị UBND thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 18 của HĐND. Bà Thanh cũng đề nghị Ủy ban chỉ đạo sớm hoàn thành thanh tra, nếu có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền. Ngoài ra, bà Thanh còn lưu ý Ủy ban tăng cường phối hợp có hiệu quản quản lý nhà biệt thự và làm rõ trách nhiệm các đơn vị liên quan.
Quang Phong
Theo Dantri
Sáng nay Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm 15 cán bộ chủ chốt Phiên họp nội bộ sáng nay ngày 3/12, HĐND thành phố Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 15 người giữ chức vụ do HĐND bầu. Chiều cùng ngày sẽ công bố kết quả và thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm. Theo Thành ủy Hà Nội, kết quả phiếu tín nhiệm sẽ được sử dụng để tham khảo trong đánh...