Bí thư Hà Nội: Nghiên cứu triển khai phiếu đi chợ trên toàn thành phố
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu ngành công thương nghiên cứu ngay một mẫu phiếu đi chợ chung, áp dụng trên toàn địa bàn thành phố.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát phiếu đi chợ cho người dân toàn thành phố. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tại cuộc họp với các lãnh đạo quận, huyện sau 4 ngày triển khai Chỉ thị 17/CT-UBND chiều tối nay, 27.7, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, kết quả kiểm tra của các đoàn công tác của thành phố tại cơ sở cho thấy có nơi làm rất tốt. Tuy nhiên, có nơi còn chưa thực hiện nghiêm, có hiện tượng chủ quan, lơ là, không chấp hành giãn cách, để số người đi làm vẫn đông…
“Nếu tiếp tục để tồn tại những vi phạm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phòng, chống dịch chung của thành phố, làm lãng phí “thời gian vàng” 15 ngày thực hiện giãn cách”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị tại Q.Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách, ông Dũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay. Ngành công thương nghiên cứu ban hành một mẫu phiếu thống nhất áp dụng chung trên toàn thành phố.
Ngoài ra, các địa phương nơi có các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải yêu cầu xây dựng kế hoạch bảo đảm các điều kiện sản xuất an toàn phòng dịch cho người lao động được chính quyền sở tại phê duyệt và ký cam kết mới được hoạt động, thực hiện trong ngày 28.7.
Ông Dũng cũng yêu cầu các đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy thường xuyên giám sát, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu. Kết quả triển khai nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và cấp bách này là “thước đo” uy tín, năng lực, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, trực tiếp là người đứng đầu.
Bên cạnh đó, 5 đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất, giám sát thường xuyên công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp trong thực hiện giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng giao Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo Công an TP.Hà Nội làm đầu mối, bố trí đủ các chốt nhằm kiểm tra, kiểm soát, nhất là ở địa bàn giáp ranh bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc giãn cách: khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.
Đồng thời, làm việc cụ thể với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm.
Các quận, huyện, thị xã phải tăng thêm lực lượng trực kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động; huy động sự tham gia của lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, các đoàn viên, hội viên, các tổ Covid-19 cộng đồng đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm.
Tăng quy mô, mật độ kiểm tra, kiểm soát trên các địa bàn, các tuyến đường giao thông, các khu vực công cộng, xử lý nghiêm các trường hợp ra ngoài mà không có lý do chính đáng, không đúng quy định.
Bí thư Hà Nội: Nâng cấp độ phòng dịch, chuẩn bị 20.000 giường bệnh
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các đơn vị của thành phố nâng cấp độ phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chuẩn bị phương án bố trí từ 10.000 đến 20.000 giường bệnh.
Bí thư Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan phải bóc tách bằng được các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để dịch lan rộng (Ảnh: Mạnh Quân).
Bóc tách bằng được F0 ra khỏi cộng đồng
Trao đổi với báo chí chiều 22/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng thành phố tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch, coi bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng người dân là trên hết, trước hết.
Đồng thời, phát huy tối đa ý chí tự lực, tự cường, "chống dịch như chống giặc"; quyết tâm bảo vệ Thủ đô không để dịch diễn biến xấu, bảo vệ an toàn các cơ quan Trung ương, Thành phố, các khu công nghiệp, cơ sở y tế...
Theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, các cơ quan liên quan phải đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trước mắt.
Một là, lấy tấn công để phòng thủ; truy vết bằng được, bóc tách bằng được các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng; dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lan rộng.
Hai là, sẵn sàng phương án, kịch bản tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cụ thể tới từng điểm tiêm, bảo đảm công khai minh bạch, đúng đối tượng tiêm, đúng nguyên tắc, đúng quy định và đặt công tác an toàn, hiệu quả tiêm chủng lên hàng đầu; thực hiện tốt, bảo đảm công bằng một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Ba là, nâng mức nguy cơ trong tất cả các kịch bản chống dịch, ở tất cả các cấp độ. Các cơ quan liên quan phải bắt tay vào chuẩn bị ngay, xong kịch bản nào phải tổ chức diễn tập cơ chế vận hành kịch bản đó.
Bên cạnh đó, Bí thư Hà Nội cũng đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mọi tuyến đường vào thành phố; duy trì nghiêm 22 chốt kiểm dịch hiện tại và các chốt do các địa phương thiết lập bảo đảm đủ lực lượng trực 24/24h và 7/7 ngày trong tuần; kiểm soát 100% người và phương tiện vào Thủ đô.
Bí thư Hà Nội mong muốn người dân sẽ có thái độ bình tĩnh, không hoang mang lo sợ, nhưng cũng không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, tin tưởng vào các giải pháp phòng chống dịch mà thành phố đã và đang triển khai thực hiện.
Hà Nội sẽ nâng mức nguy cơ trong tất cả các kịch bản chống dịch, ở tất cả các cấp độ (Ảnh: Mạnh Quân).
Bảo đảm phương án cách ly cho từ 30-50 nghìn người
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, những ngày qua diễn biến dịch tại Hà Nội và các địa phương phức tạp; chủng Delta lây nhiễm rất nhanh nên toàn thành phố phải có kế hoạch chuẩn bị để chủ động trước những diễn biến xấu, không để bị động, bất ngờ.
Ông Dũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị phương án điều trị khi số lượng F0 tăng cao, nhất là điều trị bệnh nhân nặng; coi hạn chế rủi ro, bảo vệ tính mạng người dân là nhiệm vụ ưu tiên số một.
Để làm được điều đó, Bí thư Thành ủy giao cho Ban Cán sự đảng UBND thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Thay vì kịch bản bố trí 5.000 giường bệnh điều trị F0 hiện tại, phải chuẩn bị phương án bố trí 10.000 giường, 20.000 giường và khi cần thiết có thể tăng mức cao hơn.
Đi kèm với mỗi kịch bản phải bảo đảm chuẩn bị đủ cơ sở vật chất và con người; có phương án dự trữ hoặc huy động tương ứng, không để bị thiếu giường bệnh, thiếu máy thở, thiếu thuốc men, thiếu y bác sĩ, điều dưỡng...
Bí thư Thành ủy giao cho Ban Cán sự đảng UBND thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ nêu trên. Về yêu cầu chuẩn bị ngay việc thiết lập các bệnh viện dã chiến, ông Dũng nhấn mạnh, nòng cốt thực hiện điều này là các lực lượng quân đội, công an vận hành bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn; ngành y tế chịu trách nhiệm chuyên môn, điều trị...
UBND thành phố chỉ đạo bố trí các khu cách ly trên địa bàn, bảo đảm phương án sẵn sàng cách ly cho từ 30-50 nghìn người. Địa điểm cách ly ưu tiên ở ngoại thành nơi có không gian thoáng rộng, tách biệt với dân cư; giao cho các đơn vị quân đội lên phương án sử dụng trường học, ký túc xá, khu quân sự thành cơ sở cách ly, điều trị tập trung cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ.
"Phải coi cơ chế vận hành là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị. Bởi vì, dù đầy đủ "4 tại chỗ" mà lại lúng túng trong vận hành, chậm trễ trong triển khai thì lợi bất cập hại. Nên ngay khi có kịch bản, phương án và phải nhanh chóng tổ chức diễn tập để khi có "động lệnh" là thực hiện được ngay" - Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
Bí thư Hà Nội báo cáo Thủ tướng việc phát sinh ca Covid-19 trong cộng đồng Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trên địa bàn đã phát sinh một số ca mắc mới trong cộng đồng, gây khó khăn cho công tác phòng, chống đại dịch của thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với thành phố Hà Nội vào sáng 19/7 (Ảnh: Báo Kinh tế đô thị). Sáng...