Bí thư Hà Nội: ‘Lãng phí bắt nguồn từ bệnh hình thức’
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định điều này trong buổi tiếp xúc cử tri quận Đống Đa.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, sáng nay (28/6), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2, thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa.
Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Sau khi nghe báo cáo kết quả nổi bật của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, cử tri quận Đống Đa đánh giá cao hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nói riêng và Quốc hội nói chung tại kỳ họp lần này; cho rằng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, chính quyền thành phố đã tiếp thu ý kiến cử tri; giải quyết rất kịp thời nhiều vấn đề như việc xây cầu vượt ở nút giao thông Xã Đàn …
Tuy nhiên, nhiều cử tri bày tỏ băn khoăn về vấn đề tai nạn giao thông cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng còn nghiêm trọng. Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông cho người dân cũng như gắn vấn đề này vào việc thi đua, đánh giá trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị, địa phương.
Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, nhiều cử tri đề nghị Trung ương và thành phố chỉ đạo kiên quyết và xử lý triệt để hơn, tránh gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Đồng thời, cần xử lí mạnh mẽ các dự án treo, tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là vấn đề quan liêu, tham nhũng, lãng phí…
Video đang HOT
Tiếp thu ý kiến cử tri, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã giải thích, làm rõ một số vấn đề mà cử tri kiến nghị. Ông Phạm Quang Nghị thẳng thắn thừa nhận:
“Lãng phí có thể nói là phát hiện và nhìn thấy rất rõ, từ một dự án được cấp phép mãi không thấy làm, từ một lô đất giải phóng mặt bằng bao nhiêu năm không triển khai, từ công trình xây dựng xong thấy chất lượng kém… Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Vừa qua, Quốc hội cũng đã thảo luận, đưa vấn đề này vào Luật để từng bước đi vào nề nếp”.
Liên quan đến một số vụ việc bức xúc cụ thể, ông Phạm Quang Nghị yêu cầu các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời, khách quan, công bằng cho người dân, tránh để tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài chưa được giải quyết.
Chiều nay, ông Phạm Quang Nghị và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 2, thành phố Hà Nội sẽ tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng.
Theo vietbao
Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN "vi hành"
Sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm, TX Sơn Tây (HN) để lắng nghe ý kiến người dân và cùng bàn biện pháp tháo gỡ, đến nay, công tác bảo tồn làng cổ này đã có nhiều phần việc đang được triển khai "tăng tốc".
Người dân đã yên tâm hơn
Trở lại Đường Lâm sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm lắng nghe ý kiến nhân dân, chúng tôi ghi nhận thấy bà con đã yên tâm hơn với các giải pháp tháo gỡ khó khăn của chính quyền, cơ quan chức năng, để tập trung vào công việc đồng áng thường nhật.
Hiện tại, xã Đường Lâm đã giải phóng mặt bằng cơ bản xong diện tích 2.000m2 để làm trường mầm non. Đây là phần khiến người dân bức xúc nhất vì con cháu họ phải chen chúc nhau trong căn phòng cấp 4 đã xuống cấp. Dự án giãn dân có diện tích từ 8-10ha nằm trên địa bàn thôn Phúc Khang cũng đã được lập nên. Ông Phan Văn Lợi - Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm cho biết, dự án đang được khảo sát, điều tra xem ai có nhu cầu thực sự. Với quan điểm phải nhận được ý kiến đồng thuận của người dân và không được cứng nhắc, chính quyền địa phương nơi đây đang tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các hộ dân. "Hiện nay, dự án này đang được triển khai. Qua rà soát, chúng tôi xác định có 9 ngôi nhà cổ loại 1 và hơn 100 nhà loại 2. Chúng tôi rà soát lại chi tiết toàn bộ các hộ làm sao không để những căn nhà này thành di sản "chết", ông Lợi cho biết.
Nếu không có biện pháp bảo tồn kịp thời, những nét cổ kính của Đường Lâm sẽ chỉ còn dĩ vãng
Người dân tham gia Ban chỉ đạo bảo tồn
Rắc rối của Đường Lâm xuất phát từ việc người dân vốn là chủ thể của di tích làng cổ Đường Lâm nhưng lại chưa có lợi ích nhiều trong đó. Theo ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, số tiền thu được từ việc bán vé vào làng Đường Lâm trong năm 2012 là 1,4 tỷ đồng và ước đạt 1,5 - 1,6 tỷ đồng trong năm 2013.
"Bảo tồn một di tích "sống" như Đường Lâm mà để chậm thêm ngày nào là người dân phải sống trong sự bất tiện, khó chịu thêm ngày đó. Thời gian qua, nhân dân địa phương đã hy sinh rất nhiều cho di sản vì vậy chúng ta cần phải triển khai quyết liệt hơn nữa". PGS.TS Phạm Hùng Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng
Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này ngoài việc trích cho chính quyền xã Đường Lâm 40 triệu đồng trong năm ngoái để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, phục vụ lễ hội thì người dân địa phương không được hưởng một đồng nào. Hàng ngày, người dân Đường Lâm vẫn quần quật với ruộng vườn để mưu sinh, nhưng họ lại phải có trách nhiệm tiếp đón du khách thập phương về tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Nhiều gia đình đông người vẫn phải sinh sống trong căn nhà cổ chật chội, bị dột nát, không được phép sửa chữa, cơi nới, xây mới. Sống trong di sản nhưng bà con không hề biết quê hương mình được quy hoạch tổng thể như thế nào để có cách xây dựng, tạo lập một không gian sống cho phù hợp. Thế nên mới xảy ra chuyện, có hộ dân đã tốn tiền nâng cấp, cơi nới nhà cửa rồi bị cưỡng chế, phải phá bỏ...
Chính vì vậy, theo ông Phạm Hùng Sơn, một ban chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm được thành lập do Chủ tịch UBND TX Sơn Tây làm trưởng ban, hoạt động song song với Ban quản lý. Thành viên ban chỉ đạo này có đại diện các dòng họ trong xã tham gia. Bất cứ có vấn đề gì từ khâu bảo tồn, phát triển tới thu phí, ban chỉ đạo sẽ đại diện cho nhân dân địa phương trao đổi, phản ánh, toàn bộ hoạt động đều công khai, dân chủ. Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội sửa đổi Quyết định số 43, để lại 60% tiền thu được từ bán vé để hỗ trợ người dân. Hiện chính quyền TX Sơn Tây đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ bảo tồn di tích, việc quy hoạch khu đất giãn dân sẽ hoàn thành vào năm 2014.
Ông Phạm Hùng Sơn cho biết thêm, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đang phối hợp với UBND TX Sơn Tây triển khai chuyển đổi nhanh mô hình kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch ở Đường Lâm. Việc phát triển các sản phẩm du lịch từ lúa gạo là hướng đi phù hợp với đời sống của nhân dân nơi đây. Các lớp tập huấn, dạy nghề sẽ được mở trong năm nay, từng bước giúp bà con phát triển kỹ năng làm du lịch. Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, tu bổ những di tích xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt những ngôi nhà cổ thì BQL cũng kêu gọi các nhà khoa học, các công ty lữ hành phối hợp để phát triển các sản phẩm du lịch tốt hơn.
Bảo tồn không phải là... thi hoa hậu
Tại Hội thảo "Chung tay gìn giữ giá trị viên ngọc quý làng cổ Đường Lâm" diễn ra cuối tuần qua, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thừa nhận rằng, trong suốt gần chục năm qua, vẫn chưa có biện pháp nào để biến làng cổ này thành biểu tượng tinh thần, nguồn lực cho phát triển kinh tế. "Thực tiễn cho thấy, di sản văn hóa không thể tồn tại được nếu không gắn bó với cộng đồng. Chúng ta đã đặt ra cơ sở pháp lý, khoa học cho vấn đề bảo tồn làng cổ Đường Lâm nhưng lại chưa tìm được cách để gắn bó thực chất giữa di sản đó với cộng đồng dân cư, cho nên họ có những bức xúc, xung đột. Trên thế giới, việc bảo tồn di sản văn hóa xung đột và nhu cầu phát triển đã từng xảy ra và là điều tất yếu nhưng có điều sớm được phát hiện. Cùng với đó, cộng đồng phải chung tay để tìm lối thoát" - PGS. TS Đặng Văn Bài cho biết.
PGS.TS Phạm Hùng Cường lo ngại bảo tồn theo kiểu làm mới lại di tích, tự phát không đúng theo các trình tự khoa học. Hiện tại, một số ngôi nhà cổ loại 1, 2 đang có hiện tượng làm nhà phụ xây gạch, dán đá ong đập nhỏ lên vữa giả làm gạch ong. "Thật đáng lo ngại khi có ý kiến cho rằng chỉ cần bảo tồn các ngôi nhà cổ như một giải pháp, cơ chế bảo tồn đặc thù. Làm thế chẳng khác gì bỏ đi cái gốc để giữ cái ngọn. Di sản đã mất thì khó lấy lại được. Cũng không thể nói rằng nếu mất làng này thì tìm kiếm bảo tồn làng khác. Bảo tồn không phải là cuộc thi hoa hậu để năm nay lựa chọn người này, năm sau lựa chọn người khác" - PGS.TS Phạm Hùng Cường ví von.
Theo 24h
Phó Thủ tướng: Không nên quá lo lắng về dự án bauxite "Nếu tính theo những dự báo bảo thủ nhất thì đều thấy, dự án vẫn còn hiệu quả". Bên lề kỳ họp Quốc hội, trao đổi với báo chí, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Thông thường, các báo cáo về dự án đầu tư xây dựng quan trọng của quốc gia, các dự án cần phải báo cáo Quốc hội...