Bí thư Đà Nẵng: Vì sao ông Vũ “nhôm” mua được nhiều đất công?
Nói chuyện với Bí thư Thành ủy, cán bộ hưu trí ở Đà Nẵng bày tỏ quan tâm đến thông tin về người có tên “Phan Van Anh Vu” ở Singapore.
Chiều 3.1, ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã có cuộc gặp mặt khoảng 50 hội viên CLB Thái Phiên (nơi sinh hoạt của cán bộ hưu trí trung, cao cấp TP.Đà Nẵng).
Hội viên Đặng Vân (cán bộ quân đội hưu trí) cho rằng sau “sự cố” của thành phố, việc cần làm của lãnh đạo Đà Nẵng bây giờ là xây dựng sự đoàn kết trong tập thể để cùng chung sức phát triển địa phương.
Ông Vân đề cập đến hai thông tin, gồm dư luận cho rằng “ông Phan Văn Anh Vũ chi phối được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng” và một diễn biến khác là Cục Di trú Singapore thông báo đã tạm giữ người có tên Phan Van Anh Vu do vi phạm Luật Di trú của nước này. “Người dân rất quan tâm, mong cơ quan chức năng sớm làm rõ”, ông nói.
Ông Đặng Vân đề nghị làm rõ thông tin liên quan đến ông Vũ “nhôm”. Ảnh: Nguyễn Đông
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng không thông tin về kết quả truy nã nghi can Phan Văn Anh Vũ. Tuy nhiên, ông Nghĩa nói, trong câu chuyện về đất đai ở Đà Nẵng, tới đây sẽ có những câu hỏi tại sao Vũ “nhôm” lại mua được nhiều đất công đến như thế mà không phải là ai khác.
“Rõ ràng phải xem lại quy trình, công tác quản lý của chúng ta”, ông Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh.
“Không dám nhận sai thì suốt ngày chỉ dám cúi gằm mặt xuống mà đi”
Ông Phạm Phát, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng, nói: “Theo dư luận thì những sự việc vừa qua là không hay và mang tiếng cho Đà Nẵng. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải xem đó là cuộc giải phẫu, đó là cái may mắn của cơ thể thành phố. Người dân đang chờ đợi hậu phẫu sẽ như thế nào”.
Video đang HOT
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa trao đổi với các cán bộ hưu trí. Ảnh: Nguyễn Đông
Bí thư Trương Quang Nghĩa thông tin thêm, cái sai của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa qua đến mức phải kỷ luật là do thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đạt.
“Qua đợt kiểm điểm vừa qua đã có người nhận thấy khuyết điểm để đứng lên. Còn không dám nhận sai thì suốt ngày chỉ dám cúi gằm mặt xuống mà đi. Niềm tin sẽ mất. Tôi cũng nói thẳng trong Ban Thường vụ như thế. Tập thể lãnh đạo rất khách quan và tạo mọi điều kiện để các cá nhân khắc phục khuyết điểm”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, trước đây có ý kiến nêu sao lại xử lý sai phạm ở Đà Nẵng khi APEC sắp diễn ra. Nhưng rõ ràng với quyết định của Trung ương và sau đó là thành công của APEC cho thấy “việc xử lý là đúng”.
“Một vết thương không có phương pháp xử lý đúng, kịp thời thì có khi dẫn tới tử vong chứ không phải chuyện đơn giản. Đối với những người có khuyết điểm thì tổ chức luôn tạo mọi điều kiện để khắc phục; kiểm điểm để người ta vươn lên, chứ không phải theo cách nói vui là… đánh phát chết luôn. Đó không phải cách thức của chúng ta hiện nay”, ông Nghĩa khẳng định.
Thiếu trầm trọng đội ngũ kế cận
Vấn đề Đà Nẵng đang thiếu đội ngũ lãnh đạo kế cận đã được các cán bộ hưu trí đưa ra bàn thảo. Hội viên Nguyễn Văn Hai nói vừa rồi xảy ra việc kỷ luật lãnh đạo thành phố và đến nay một số vị trí vẫn chưa có người đủ tiêu chuẩn để đưa ra bình bầu.
“Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa cũng từ Trung ương điều động về, cho thấy vấn đề xây dựng nguồn lực tại chỗ còn hạn chế”, ông nói.
Về vấn đề này, Bí thư Trương Quang Nghĩa nói năm nay ông đã bước sang tuổi 60. Trong khi chỉ còn 2/15 người của Ban Thường vụ Thành ủy đủ tuổi để tái cử.
“Không có người kế cận như ý của anh Hai cũng là cái tôi lo lắng, vì thời gian công tác của tôi ở vị trí này 3 năm nữa thôi. Vậy ai sẽ là cặp chủ tịch, bí thư trong Ban Thường vụ. Đào tạo đội ngũ kế cận sẽ là nhiệm vụ rất quan trọng của Ban Thường vụ cũng như Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố”, ông Nghĩa nói.
Giữ nhà đất công sản làm nơi công cộng
Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết đã giao cho các ngành liên quan thuê chuyên gia nước ngoài về đánh giá lại quy hoạch của thành phố, vì hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu phát triển. Nguyên tắc của quy hoạch là khi đã được duyệt thì không ai được phép can thiệp.
Tòa nhà Pháp cổ từng là trụ sở UBND Đà Nẵng đã được giữ lại để làm Bảo tàng của thành phố. Ảnh: Nguyễn Đông
Người đứng đầu Thành ủy Đà Nẵng thông báo, quan điểm của Ban Thường vụ Thành ủy là tất cả nhà đất công sản của thành phố khi di chuyển trụ sở làm việc, từ nay tuyệt đối không được đem bán mà phải giữ lại làm đất công cộng và phục vụ các các thiết chế văn hóa.
“Theo tôi đó là tài sản để dành. Bao nhiêu đời tích tụ nhưng cứ vèo một cái là bán mất. May mắn là trụ sở Ủy ban thành phố trước đây không bị bán, nếu không bây giờ không biết sẽ làm sao. Đối với đất công tới đây sẽ phải dành lại”, ông Nghĩa nói.
Làm lại quy hoạch lần này, lãnh đạo thành phố sẽ lắng nghe nhiều hơn về việc thiết kế xây dựng quảng trường trung tâm, chợ Hàn, đường đi bộ…
Ngày 20.12.2017, Cơ quan điều tra khởi tố vụ án Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước (theo Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999) với người đầu tiên bị xử lý là ông Phan Văn Anh Vũ. Nhà ông Vũ bị khám xét cùng ngày. Ngày 21.12.2017, nhà chức trách ra quyết định truy nã nghi can này.Ông Vũ được biết đến là đại gia bất động sản ở Đà Nẵng. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Chấn Phong).
Theo Nguyễn Đông (VNE)
Vũ "nhôm" vẫn còn hơn 600 tỷ đồng tại DongA Bank
Thông tin từ Ngân hàng Đông Á cho biết, Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 và ông Phan Văn Anh Vũ đang sở hữu 12,75% vốn điều lệ tại ngân hàng này, tương đương 637 tỷ đồng.
Trước thông tin cho rằng Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 đang sở hữu 10% vốn điều lệ tại Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), ngân hàng này đã chính thức phản hồi về vấn đề này.
Theo xác nhận của DongA Bank, hiện Công ty Xây Dựng Bắc Nam 79 đang sở hữu 50 triệu cổ phần, tương ứng 10% vốn điều lệ (giá trị theo mệnh giá là 500 tỷ đồng) của DongABank.
Trong đó, người đại diện phần góp vốn của Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 là ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm", người vừa bị Cơ quan An ninh điều tra truy nã vì tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước.
Ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm", người vừa bị Cơ quan An ninh điều tra truy nã vì tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước.
Ngoài ra, theo thông tin từ ngân hàng, cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ cũng đang sở hữu 2,73% vốn điều lệ, tương đương gần 137 tỷ đồng (theo mệnh giá) vốn góp tại DongABank.
Tổng số vốn mà Vũ "nhôm" và Công ty Bắc Nam 79 sở hữu tại DongABank là 637 tỷ đồng.
"Dù là cổ đông lớn của Ngân hàng Đông Á nhưng Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 và cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ không tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban điều hành hay giữ bất kỳ vị trí nào tại Ngân hàng Đông Á từ trước đến nay. Do vậy, các sự việc vừa qua liên quan đến cá nhân ông Phan Văn Anh Vũ và Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng", thông cáo báo chí của DongABank khẳng định.
Thông tin phản ánh qua báo chí cho biết, trước khi bỏ trốn, Vũ "nhôm" đã gom tiền, tháo chạy khỏi đất vàng TP.HCM, cũng như thoái vốn khỏi nhiều công ty.
Cụ thể, theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ đông lớn thứ 2 tại Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty CP (Seaprodex, mã SEA) là Công ty CP Đầu tư và phát triển Chấn Phong đăng ký bán hết hơn 25 triệu cổ phiếu SEA, tương ứng 20,1% vốn điều lệ trong khoảng thời gian từ 18.12.2017 tới 17.1.2018.
Chấn Phong vốn có tên cũ là Công ty CP Nova Bắc Nam 79, là cổ đông lớn thứ 2 của SEA, sau Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nắm 63,38%).
Với mức giá hơn 15 ngàn đồng như hiện tại, thương vụ sẽ mang về cho ông Phan Văn Anh Vũ, thành viên HĐQT SEA, đại diện cho CTCP Nova Băc Nam 79 một khoản tiền khoảng 650 tỷ đồng.
Trong ngày 25.12.2017, Seaprodex đã họp HĐQT và ban hành nghị quyết bãi nhiệm tư cách Thành viên HĐQT với ông Phan Văn Anh Vũ kể từ ngày 22.12.2017. Lý do được cho biết do ông Vũ không còn đủ tư cách làm Thành viên HĐQT của doanh nghiệp này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Seaprodex.
Việc bãi nhiệm này sẽ được HĐQT Tổng công ty này trình đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua. Được biết, ông Vũ "nhôm" được bầu vào làm Thành viên HĐQT Seaprodex hồi tháng 7.2016.
Theo An Hạ (Dân Trí)
Đại gia Vũ "nhôm" bị khởi tố, tài sản "khủng" xử lý thế nào? Trước khi bỏ trốn, đại gia Vũ "nhôm" đã sớm thoái vốn khỏi hàng loạt công ty do mình làm chủ sở hữu. Dư luận đặt ra câu hỏi, vậy sau khi ông Vũ "nhôm" bị khởi tố, nhiều khối tài sản còn lại sẽ bị xử lý thế nào? Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an vừa quyết định...