Bí thư Đà Nẵng uốn nắn, răn đe thiếu niên hư
Trưa 12/7, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã có buổi nói chuyện suốt một tiếng rưỡi đồng hồ với 176 thiếu niên hư trên địa bàn sau khi các em này đã được Công an TP đưa đi “tham quan” thực tế trại tạm giam Hoà Sơn vào buổi sáng cùng ngày.
Buổi nói chuyện của Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với 176 thiếu niên hư ngày 12/7 – Ảnh: HC
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Bá Thanh có cuộc gặp gỡ như thế này. Trước đó, tháng 9/2012, ông từng gặp gỡ, nói chuyện với 287 thiếu niên hư. Hai năm qua, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Thành Đoàn, Hội Cựu chiến binh và Công an Đà Nẵng đã có 189 em tiến bộ, trong đó có nhiều em tiến bộ rõ rệt. Tuy vậy đã có 8 em phải vào trại tạm giam Hoà Sơn, 16 em tiếp tục có mặt ở cuộc gặp lần này vì vẫn “chứng nào tật nấy”.
“Em muốn đi học lại”
Tại cuộc gặp, nhiều em thiếu niên hư đã bày tỏ với lãnh đạo TP mong muốn trở thành người tốt. Em Nguyễn T. H. (sinh năm 1997, ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) là học sinh lớp 8 trường THCS Lê Độ nhưng phạm tội trộm cắp. Em trình bày, cha em bị tàn tật, mẹ bị tâm thần, đang ở nhà thuê rất chật chội. Nếu được TP cho gia đình thuê chung cư để có chỗ ở ổn định, em hứa sẽ không tái phạm nữa.
Em Dương Q. H. (sinh năm 1995, ở phường Tân Chính, quận Thanh Khê) học đến lớp 6 thì bỏ học đã 4 – 5 năm, phạm tội trộm cắp, nay chỉ có nguyện vọng duy nhất là được đi học lại. Em Hoàng P. Q. (sinh năm 1992, phường Hoà Phát, quận Cẩm Lệ) cũng đã bỏ học, phạm tội trộm cắp. Nay em đã hứa với ba mẹ không đi theo bọn xấu và xin được vừa học chữ, vừa học nghề để làm công nhân nhà máy nước.
Em Nguyễn T. H. (sinh năm 1998, ở phường Bình Hiên, Hải Châu) do thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ (đã ly dị) nên đến lớp 8 thì bỏ học đi hoang, lén lút quan hệ với các đối tượng xấu, quậy phá. Thậm chí theo hồ sơ thì em còn tham gia hít keo chó. Nay em cũng có nguyện vọng được TP hỗ trợ học phí để đi học lại và “muốn sau này có chồng con, có tổ ấm đàng hoàng chứ không muốn đi bụi”!
Video đang HOT
Còn em Trịnh N. Đ. (ở phường Bình Thuận, quận Hải Châu) đang học lớp 10 trường THPT Ngô Quyền bị đuổi học cách đây 1 năm do chuồn giờ đi cafe, đánh bài, quậy phá. Hồi trước em học khá môn tiếng Anh, nay nguyện vọng của em là xin được đi học lại để sau này lớn lên làm… công an. Giám đốc Công an Đà Nẵng, Đại tá Nguyễn Đình Chính gật gù: “Đó cũng là một ý tưởng hay!”…
Uốn nắn
Thỉnh cầu nêu trên của các em đều được ông Nguyễn Bá Thanh ghi nhận và chỉ đạo các cơ quan hữu quan tạo điều kiện giúp đỡ. Ông nói: “Việc giáo dục thanh thiếu niên hư hết sức vất vả nhưng TP vẫn rất kiên trì. Thay vì đứng nói chuyện, dặn dò các em như thế này, tôi để thời gian ngồi suy nghĩ chuyện gì có lợi cho dân nhiều hơn, cho TP phát triển ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng tôi tin đa số các em sau cuộc gặp hôm nay sẽ có chuyển đổi. Nhiều người vì hoàn cảnh đưa đẩy chứ cũng muốn đàng hoàng lắm. Nếu được nhắc nhở, giáo dục thì chắc chắn sẽ tiến bộ!”.
Theo ông, phần lớn các em vốn là những thiếu niên bình thường nhưng bị lây nhiễm các thói hư, tật xấu. Từ bài bạc dẫn tới nợ nần rồi trộm cắp, cướp giật, có khi giết cả mạng người chỉ vì mấy triệu bạc, thậm chí mới đây ở một tỉnh phía Bắc có trường hợp giết cả cha mẹ vì không được cho tiền đi chơi game. Nguyên do là các em có những hoàn cảnh riêng, thiếu thốn tình cảm… và nhất là thiếu sự giáo dục nghiêm túc của gia đình, nhà trường nên bị kẻ xấu lôi kéo vào chỗ hư hỏng, thậm chí phạm pháp.
Ông chỉ rõ, các em rồi cũng sẽ có vợ, có chồng, sinh con đẻ cái nhưng giờ chưa có nên cứ sa đà, nghịch ngợm. Sau này con cái lớn lên biết bố mẹ từng đi tù vì có “thành tích” cướp giật, đánh nhau… thì các em có ân hận cũng đã có một quá khứ không lấy gì làm tốt đẹp, sẽ thấy xấu hổ với vợ, với chồng, với cả những đứa con mà mình sinh ra…
Ông kể: “Trong lần gặp trước có một cậu bé cũng bản lĩnh lắm, bữa ni thành công nhân rồi, mỗi tháng kiếm được mấy triệu mà không hư hỏng nữa. Đó mới là dũng khí, đó mới loại đáng nể, chắc chắn sau này sẽ có được một mái ấm gia đình đàng hoàng. Em đó nhận thức ra được cái sai, viết cho tôi một bức thư cảm động lắm”. Rồi ông “xí xoá” cho các em hiện nay: “Thôi, chuyện trước đây là do chưa biết, chưa nghe, chưa thấy nhà tù như thế nào, bữa ni được đi “tham quan” thấy rồi, phải lo mà tu thân đi!”.
Và răn đe
Tuy nhiên ông Nguyễn Bá Thanh cũng chỉ thẳng, mặc dù không giỏi xem tướng nhưng qua quan sát thái độ nghe nói chuyện của các em, ông biết chắc chắn có một số em có khả năng sẽ… vô trại giam Hoà Sơn, thậm chí là tù nặng nếu không được uốn nắn kịp thời.
“Đề nghị công an ghi danh sách hết “các ông, các bà” này vô. Hồi nhỏ đã giáo dục, dặn dò rồi mà lớn lên còn vi phạm là xử tột khung. Các cơ quan bảo vệ pháp luật không có nương tay gì hết, làm tới nơi. TP Đà Nẵng tích cực xây trường học nhưng cũng sẵn sàng mở rộng trại giam để “đón chào” các cô, các cậu nói mà không nghe lời!” – ông Nguyễn Bá Thanh nói.
Ông nhắc lại, đa phần các em trở nên hư hỏng là do gia đình có vấn đề, cha mẹ ly hôn… khiến các em bị xốc, chán nản, dễ bị kẻ xấu lôi kéo bỏ học bỏ hành, đi bụi đi hoang rồi tiến tới chỗ nghiện ngập, thành gái mại dâm… coi như là tàn đời. Do vậy, ông yêu cầu các cơ quan, đoàn thể hữu quan phải chú ý kịp thời giúp đỡ các em vượt qua cơn sốc ngay từ lúc mới manh nha, chứ không để tới lúc hư rồi mới giúp thì đã trễ. Phải uốn từ lúc còn là măng chứ để thành tre thì không còn uôn được nữa.
Đặc biệt, ông yêu cầu Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và Công an TP không để các em bỏ học dù với bất cứ lý do gì. Em nào nhà nghèo, không có tiền đi học thì giúp đỡ kinh phí để tiếp tục đến trường. Em nào không học chữ được nữa thì cho đi học nghề. Nhất định không được để các em “nhàn cư vi bất thiện” rồi lại “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen miệng” như người xưa từng cảnh báo!
Ông chỉ đạo 3 cơ quan nói trên phân công cụ thể nhiệm vụ phụ trách số thiếu niên hư tại cuộc gặp lần này, và “treo thưởng” 50 triệu đồng cho nơi giúp đỡ được nhiều em tiến bộ nhất, 30 triệu cho nơi về nhì. Đồng thời giao nhiệm vụ cho Công an TP có biện pháp răn đe, trấn áp các đối tượng đầu nậu không được tiếp tục lôi kéo, không chế các em vào con đường xấu.
Theo Infonet
Em phải làm sao để khỏi mắc "lưới làng"?
Có một anh là con bác Phó Bí thư Đảng uỷ xã tỏ tình với em, muốn em làm đám cưới ngay. Em không yêu nên đã từ chối. Chẳng hiểu sao anh ấy đi rêu rao khắp nơi em là vợ chưa cưới của anh ấy...
Em năm nay 17 tuổi, học hết phổ thông thì ở nhà bán hàng xén. Cũng có nhiều trai làng theo đuổi nhưng em không ưng. Gần đây, có một anh là con bác Phó Bí thư Đảng uỷ xã tỏ tình với em, muốn em làm đám cưới ngay. Em không yêu nên đã từ chối. Chẳng hiểu sao anh ấy đi rêu rao khắp nơi em là vợ chưa cưới của anh ấy, tuyên bố nếu ai "lớ xớ" lại gần em là anh ấy sẽ xử theo luật rừng.
Bạn học hồi phổ thông của em đến chơi cũng bị anh ấy rủ thanh niên xóm ra quây, dọa đánh. Anh ta cũng tuyên bố: "Nếu em không lấy trai làng thì cũng đừng hòng đi lấy chồng". Giờ không chỉ chẳng có chàng trai nào đến tìm hiểu em mà bạn bè cũng không dám lai vãng. Bố mẹ anh ta còn sang nói chuyện với bố mẹ em, xin em về làm dâu. Bố mẹ em nể nang hàng xóm không tỏ ý từ chối mà bảo em tự quyết định. Em rất căng thẳng, buồn rầu. Tại sao anh ta lại làm như vậy đối với em. Em phải thuyết phục thế nào để anh ta và bạn bè buông tha em?
Nguyễn Thị Hồng (Thanh Sơn, Phú Thọ)
Ảnh minh họa
Không ít cô gái làng lâm vào tình cảnh như em. Vừa mới lớn lên đã bị một chàng trai làng "dấm" sẵn, chỉ đợi đủ lớn là xin cưới. Trai làng còn tụ tập thành từng nhóm "ngăn sông cấm chợ" nếu như có trai làng khác đến tìm hiểu các cô gái. Không ít trận chiến đổ máu vì việc "bảo vệ lưới nhà" như vậy. Còn có người dùng mánh kể vung vít khắp nơi kiểu "con ong đã tỏ đường đi lối về", vậy là không chàng trai nào muốn đến với cô gái nữa.
Cũng vì nể nang nhau, giữ tình làng nghĩa xóm, tránh lời bàn ra tán vào nên em và bố mẹ chưa có sự từ chối dứt khoát, gây ra sự hiểu lầm cho chàng hàng xóm. Em có quyền lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc của mình. Muốn tránh sự đeo bám, dèm pha không hay, em nhất thiết phải có cuộc trò chuyện thẳng thắn với chàng trai đang theo đuổi em, để anh ta hiểu rằng em thực sự không có tình cảm với anh ta, đề nghị anh ta tôn trọng tình cảm và quyết định của em.
Vì bố mẹ anh ta đã có lời với bố mẹ em, em nên nhờ bố mẹ mình sang bên nhà, nói chuyện cho họ thông suốt. Khi quan điểm của em rõ ràng, giữ thái độ đúng mực, bình tĩnh, anh ta sẽ phải xác định lại. Còn nếu anh ta vẫn tiếp tục "be bờ" như vậy, em nên nhờ sự giúp đỡ của các đoàn thể trong xã như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ...
Theo Bưu Điện Việt Nam
1.500 sinh viên tình nguyện tham gia Giờ trái đất Chỉ còn 6 ngày nữa là đến sự kiện chính thức, chiến dịch Giờ Trái đất 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị vinh danh một cộng đồng đang ngày một lớn mạnh với những cam kết hành động vì môi trường không chỉ trong một giờ. Khu phố... Hơn 150 tình nguyện viên trực tiếp của chiến dịch Giờ...