Bí thư Đà Nẵng: “Sổ đỏ thì phải công khai, việc gì sợ tên ông này ông kia”
“Sổ đỏ đã cấp đương nhiên là phải công khai, chẳng có gì phải giấu giếm hay sợ tên ông này ông kia” – Ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng phát biểu tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố trong ngày 2/8.
Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông ngày 2/8
Cụ thể, tại buổi làm việc, ông Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh yêu cầu cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chung của thành phố, công khai, minh bạch thông tin của các sở, ngành như công khai quy hoạch, các giấy phép xây dựng, sổ đỏ đã cấp…
Theo Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, qua báo cáo của Sở TT&TT cho thấy, câu chuyện cơ sở dữ liệu chung của Đà Nẵng đang rất mờ nhạt, các Sở chưa phối hợp tốt. Cổng thông tin điện tử của TP chưa được đánh giá cao.
Trong khi đó, muốn xây dựng thành phố thông minh, Đà Nẵng phải đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử. Ở đây, Đà Nẵng đã có những thành tựu đáng ghi nhận nhưng nếu không tiếp tục phát triển thì sẽ tụt hậu so với các địa phương khác đang vươn lên.
Ông Nghĩa đưa ra ví dụ về việc cần đẩy mạnh công khai, minh bạch thông tin ở các Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên & Môi trường. Hiện vẫn có thực trạng là với một số quy hoạch của thành phố, người dân cứ phải lên gặp sở này sở kia mới biết miếng đất đó làm gì. Trong khi nếu công khai và cập nhật trong hệ thống cơ sở dữ liệu chung của TP thì người dân, doanh nghiệp có thể truy cập cổng thông tin điện tử của TP, tra cứu thông tin dễ dàng.
“Chúng ta kêu gọi xây dựng thành phố đáng sống mà tù mù hết thì làm sao? Ở các sở như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, việc các sở cấp một giấy phép rồi công khai, tôi nghĩ không vấn đề gì. Giấy phép này cấp cho tòa nhà này và mọi người có thể biết được nó bao nhiêu tầng, tỷ lệ xây dựng, giải pháp xây dựng, quy mô như thế nào. Không có gì phải bí mật. Sổ đỏ đã cấp đương nhiên là phải công khai, chẳng có gì phải giấu giếm hay sợ tên ông này ông kia” – ông Nghĩa nói.
Tâm An
Theo Dantri
Video đang HOT
Bí thư Đà Nẵng đề nghị người dân giám sát lãnh đạo thành phố
Cho rằng tham nhũng khởi phát từ những người có chức quyền, ông Trương Quang Nghĩa đề nghị người dân giám sát từ Bí thư đến giám đốc sở.
Ngày 22/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri quận Hải Châu để báo cáo kết quả kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa 14.
Thắc mắc vì sao Quốc hội chưa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), người dân cho rằng dự luật đề xuất xử phạt hành chính 45% giá trị của tài sản bất minh là không thỏa đáng. Thay vào đó phải thu hồi lại 100% và xử lý nghiêm người tham nhũng.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng chống tham nhũng phải bắt đầu từ việc dân giám sát những người có chức, có quyền. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho biết Quốc hội chưa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi vì đây là bộ luật rất quan trọng, phải xây dựng chặt chẽ, thận trọng vì liên quan đến những cam kết với Liên Hợp Quốc.
Dự kiến kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thông qua luật. Ông Nghĩa cho rằng, trong khi chờ luật được áp dụng, nếu làm tốt các quy định trong Đảng và các luật hiện hành, chắc chắn sẽ giảm được tham nhũng. Việc xây dựng luật và chống tham nhũng là khác nhau.
"Tham nhũng chỉ xảy ra ở những người có chức, có quyền. Ở Đà Nẵng, tôi đề nghị cử tri giám sát Thường trực Thành ủy, đứng đầu là Bí thư, rồi các cán bộ trong Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ, Thường trực UBND thành phố, giám đốc sở. Vì đó là những cơ quan dễ bị tham nhũng nhất", ông Nghĩa nói.
Theo Bí thư Đà Nẵng, tới đây Thường vụ Thành ủy sẽ thông qua việc xem xét các quy định của Đảng có nên công khai cho người dân những người nằm trong quy hoạch Ban chấp hành nhiệm kỳ này bổ sung cho nhiệm kỳ sau? Nếu công khai thì người dân sẽ thực hiện giám sát.
"Các ông cứ rung đùi vào được quy hoạch cán bộ rồi thì yên tâm. Giữa nhiệm kỳ có người ra, người vào thì phải coi đó là bình thường. Đây là bệnh trầm kha của Đảng và Nhà nước mình. Vào thì không ra, lên thì không xuống. Chúng ta phải lựa chọn nhân sự, chống tham nhũng từ những người đứng đầu", ông nói.
Cần làm rõ người dân được hưởng lợi gì từ Luật Đặc khu
Cử tri Nguyễn Trí Tổng đề nghị Quốc hội làm rõ người dân được hưởng lợi gì từ các đặc khu. Khi cho nước ngoài làm đặc khu, ai là người được vào casino hay sân golf vì chắc chắn những đặc khu đó sẽ thành nơi nghỉ dưỡng nhiều hơn là hình thành khu công nghiệp?
Luật hiện hành chỉ cho thuê đất 50 năm, nhưng ở Formosa Hà Tĩnh ông Võ Kim Cự ưu ái ký cho thuê đất 70 năm và dự thảo Luật đặc khu là 99 năm. Ông Tổng lo ngại khi Việt Nam ban hành Luật đặc khu thì liệu có giống câu chuyện Trung Quốc nhượng lại đặc khu Hong Kong trong 99 năm và bây giờ đặc khu này trở thành "một quốc gia hai chế độ".
Cử tri Nguyễn Trí Tổng nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trương Quang Nghĩa cho biết việc Quốc hội chưa thông qua Luật đặc khu thể hiện sự chưa thống nhất của các đại biểu. Thực ra con số 99 năm là quy ước bất thành văn, "đó là việc sử dụng, sở hữu một miếng đất nào đó mà qua 99 năm thì gần như của người ta, chứ không có chuyện học theo Trung Quốc".
Theo trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, nếu thông qua Luật đặc khu thì Quốc hội cũng phải chỉ rõ tính hiệu quả về kinh tế như thế nào, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng. Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến nhân dân và "nếu có thông qua thì ở thời điểm nào là phù hợp".
"Những người từng tham gia quân đội đều có thể nhìn ra rằng, giữ biển Đông chủ quyền của Việt Nam là phải giữ được hòa bình. Rất mong cử tri tin tưởng vào đường lối mà theo tôi là rất khôn khéo của Đảng và Nhà nước", ông nói thêm.
"Quy hoạch rất đẹp nhưng đã mất hết bãi đỗ xe"
Từng giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Nghĩa cảnh báo nội đô Đà Nẵng sẽ có nguy cơ kẹt xe nghiêm trọng, bởi tập trung nhiều nhà cao tầng. "Tôi xem lại quy hoạch ban đầu của thành phố thấy rất đẹp, nhưng 16 khu vực bố trí làm bãi đỗ xe bây giờ đã biến mất", ông Nghĩa nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, chủ trương của thành phố là tất cả dự án cao tầng ở quận Hải Châu chưa xây dựng thì phải dừng lại để xem xét, tránh tình trạng quá nhiều cao ốc ở trung tâm khiến hạ tầng giao thông quá tải.
Thành phố hiện có 72 nghìn ôtô, hơn 894 nghìn xe máy nên đô thị sẽ tắc nếu không sớm điều chỉnh quy hoạch, hạn chế lượng phương tiện cá nhân và tình trạng ôtô đậu dưới lòng đường. Xe buýt công cộng đang phải đi lại khó khăn, lách chỗ này, tránh chỗ kia vì ôtô đậu kín.
Tới đây khi Đà Nẵng thu hồi đất công, ông Nghĩa cho biết thành phố sẽ gom lại để tính toán, ưu tiên quy hoạch và xây dựng các công trình văn hóa, xã hội bởi các thiết chế văn hóa như trường học, khu vui chơi cho trẻ ở khu vực trung tâm đang thiếu rất nhiều.
Khách sạn Mường Thanh ven biển Đà Nẵng xây sai phép 104 phòng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Liên quan đến sai phạm tại Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (gọi tắt là khách sạn Mường Thanh, đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn), ông Nghĩa cho biết quan điểm của lãnh đạo Đà Nẵng là kiên quyết xử lý những sai phạm trong xây dựng.
Khách sạn Mường Thanh do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên của ông Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư, trong quá trình xây dựng đã xây sai phép từ tầng 2 đến tầng 5 bằng việc biến diện tích nhà để xe, nhà trẻ và sinh hoạt cộng đồng thành 104 căn hộ bán cho người mua.
Dù bị xử phạt, doanh nghiệp vẫn hoàn thiện, hiện đã bán 39 trong số 104 căn hộ sai phép. "Khi cơ quan chức năng thông báo cưỡng chế doanh nghiệp thì lại dùng các nạn nhân của họ là những hộ dân đã mua căn hộ ra cản trở việc cưỡng chế", ông Nghĩa thông tin và khẳng định thành phố sẽ làm đúng theo quy định để giữ vững kỷ cương, phép nước.
Đà Nẵng đính chính chủ trương xây đảo nổiMới đây trên một số phương tiện thông tin có đăng tải việc Đà Nẵng có dự án đảo Hoa Sen ở vịnh Đà Nẵng (phía quận Liên Chiểu), hình thành bằng việc lấn biển.Trao đổi trước hàng trăm cử tri thành phố, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã đính chính thông tin này. Theo ông, đây mới là ý tưởng của một số nhà đầu tư, không phải là chủ trương của thành phố. Còn có xây dựng đảo nổi hay không thì "còn rất xa vời", vì thành phố đang tập trung cho việc xây dựng cảng biển Liên Chiểu.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: Hệ thống công quyền có bao nhiêu "người nhà" của Bí thư, Chủ tịch? Ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng - nêu quan điểm: "Đã làm Bí thư, Chủ tịch thì không nên để "người nhà" trong bộ máy cán bộ, công chức mà mình quản lý. Có vấn đề gì, thấy chưa đúng chỗ nào thì cũng khó mắng vì hỏi ra là em người này, con người kia". Sáng 17/4,...