Bí thư Đà Nẵng nói về việc xử kín ông Phan Văn Anh Vũ
Giải đáp thắc mắc của nhiều cán bộ hưu trí, ông Trương Quang Nghĩa cho biết Vũ “Nhôm” Làm lộ bí mật nhà nước nên phải xử kín.
Sáng 24/7, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ có buổi gặp mặt 40 cán bộ hưu trí đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ Thái Phiên.
Hội viên Đặng Vân thắc mắc vì sao phiên xử Phan Văn Anh Vũ vào ngày 30/7 tới phải xử kín và xử ở đâu? “Nhưng dù xử kín cũng phải công khai kết quả, nội dung cho người dân biết. Ở Đà Nẵng, những ai liên quan đến Vũ Nhôm người dân biết cả rồi, nên phải xử nghiêm để lấy lại niềm tin”, ông Vân nói.
Hội viên Đặng Vân đặt câu hỏi với Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Vân đề nghị lãnh đạo thành phố rút kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước trên địa bàn, khi để nảy sinh nhiều bất cập phải giải quyết trong thời gian qua, như giao đất cho các nhà đầu tư bít hết lối xuống biển, giờ lại phải đi xin họ nhượng lại từng mét đất mở lối xuống biển cho dân; sai phạm trong xây dựng các công trình cao tầng; sân vận động Chi Lăng…
Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa thông tin, trong hai ngày 30-31/7 TAND TP Đà Nẵng sẽ xét xử bị cáo Phan Văn Anh Vũ và vì “làm lộ bí mật nhà nước nên phải xử kín”. Khi tuyên án, tòa sẽ công khai và chắc chắn báo chí sẽ đưa tin để người dân cả nước được biết.
Ông Nghĩa cho biết, sau phiên xử về tội Làm lộ bí mật nhà nước, ông Phan Văn Anh Vũ sẽ tiếp tục bị đưa ra xét xử về hai tội danh khác là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Trốn thuế”.
“Ảnh hưởng của Vũ Nhôm đối với Đà Nẵng thời gian qua là rất lớn, mong rằng qua đây chúng ta rút ra những bài học”, ông Nghĩa nói và cho biết vụ án Vũ “Nhôm” không chỉ liên quan đến Đà Nẵng mà còn nhiều cơ quan Trung ương và địa phương khác. Trong đó sai phạm rất lớn liên quan đến mua bán đất công.
“Vũ Nhôm và Út Trọc là hai nhân vật đều có kế hoạch bị xét xử trong tháng 7 này”, ông Nghĩa thông tin.
Lấy lại sân Chi Lăng phải tuân thủ quy định pháp luật
Video đang HOT
Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết, Đà Nẵng đang muốn thương lượng lấy lại sân vận động Chi Lăng. Có quyết tâm, chính quyền thành phố sẽ làm được. Nhưng quy trình không đơn giản vì đây là tàn sản đang gắn với việc thi hành án liên quan đến đại án Phạm Công Danh.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tại buổi nói chuyện với CLB Thái Phiên. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cho rằng sân vận động Chi Lăng không chỉ là “chảo lửa” mà còn gắn với lịch sử đấu tranh của Đảng bộ Đà Nẵng (nơi UBND Cách mạng lâm thời thành Thái Phiên mít tinh mừng thắng lợi ngày 28/8/1945; chiến sĩ Lê Độ bị Mỹ bắn hy sinh…), ông Nghĩa nói lấy lại sân Chi Lăng là “ao ước” của người dân và lãnh đạo thành phố bây giờ.
“Nhưng lấy lại sân Chi Lăng cũng phải tuân thủ theo quy trình của pháp luật. Thành phố sẽ phải trải qua quá trình đấu tranh pháp lý. Quyết tâm của Ban thường vụ Thành ủy đề ra vấn đề không quá xa vời mà hoàn toàn nằm trong khả năng cho phép, nhưng phải làm chặt chẽ để không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Đà Nẵng”, ông Nghĩa nói thêm.
Sân vận động gồm 4 mặt tiền tại trung tâm thành phố được UBND TP Đà Nẵng giao cho Tập đoàn Thiên Thanh làm khu phức hợp thương mại – dịch vụ từ năm 2010, với diện tích gần 6 ha. Sau khi Phạm Công Danh bị bắt (tháng 7/2014), dự án bị treo và đang chờ định đoạt số phận.
Một số đảng viên bị loại khỏi quy hoạch cán bộ
Chia sẻ về khắc phục những sai phạm sau kết luận 292 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Nghĩa cho biết bốn nội dung thành phố đã thực hiện nghiêm. Riêng hai nội dung về công tác cán bộ và quản lý đất đai đang vướng rất nhiều vấn đề.
Vừa qua Thành ủy đã sửa đổi một số quy chế làm việc của Ban chấp hành Thường vụ; thu hồ, hủy bỏ một số văn bản của Ban thường vụ và Thường trực Thành ủy có nội dung không đúng quy định pháp luật; kỷ luật 5 ủy viên Ban chấp hành đảng bộ phố (3 cảnh cáo, 2 khiển trách).
Về công tác cán bộ, ông Nghĩa thông tin vừa qua “một số đồng chí đã bị loại ra khỏi danh sách” vì lý do tuổi và các tiêu chí về phẩm chất. “Cái dở nhất ở đây là các đồng chí khi họp kiểm điểm thì cứ vì đồng chí, đồng đội, tình thương với nhau nên khi bỏ phiếu thì ai cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đến không có cơ sở loại người yếu kém ra khỏi danh sách”, ông nói.
Theo ông, nếu những đảng viên kỳ cựu khi bỏ phiếu vẫn giữ tâm lý cả nể, sợ anh em bị ảnh hưởng thì người dân không biết trông cậy vào ai. Câu chuyện trầm kha ở Việt Nam đó là đã vào thì không có ra, đã lên là không có xuống. Do đó, khi kiện toàn quy hoạch đội ngũ lãnh đạo cần thực hiện song song với quy chế luân chuyển, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ.
Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, là đại gia bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng. Ngày 21/12/2017, ông Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra ( Bộ Công an) khởi tố về tội “Làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, theo điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. Ngày 4/1, ông Vũ bị đưa về Hà Nội sau nhiều ngày trốn lệnh truy nã tại Singapore. Mới đây nghi phạm này bị khởi tố thêm tội danh “Trốn thuế” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: Minh bạch để tránh việc đáng buồn như vụ Vũ "nhôm"
"Vụ việc ở Đà Nẵng vừa qua cho thấy đây là một việc đáng buồn; nhưng từ đó cũng rút ra bài học kinh nghiệm là phải minh bạch, công khai, tránh chủ quan cá nhân trong quy hoạch các dự án thì sẽ không có những vụ việc đáng buồn như thế", Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nhận định.
Chia sẻ với các ý kiến của cử tri về vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") và nhiều cán bộ ở Đà Nẵng nhận quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), đại biểu Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - đã phát biểu như trên trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tại quận Ngũ Hành Sơn sáng 27/4.
ĐBQH Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: "Tránh chủ quan cá nhân thì Đà Nẵng không có những việc đáng buồn"
Tăng cường giám sát để ngăn chặn "thế lực ngầm"
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Lê Đức Sơn phát biểu đề nghị tăng cường vai trò giám sát của ĐBQH để làm sao ngăn chặn sự lộng hành của "thế lực ngầm", như đã thấy qua vụ Vũ "nhôm" và nhiều cán bộ ở Đà Nẵng rơi vào vòng lao lý.
Theo cử tri Sơn, những vụ việc này làm "tổn thương niềm tự hào, tình cảm của nhân dân Đà Nẵng". Cử tri này đề nghị ngoài hai tội danh đã khởi tố bị can đối với Vũ "nhôm" là "làm lộ tài liệu bí mật của nhà nước" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ", phải truy thêm tội "phản quốc".
Cử tri Đà Nẵng rất tâm tư sau vụ việc nhiều cán bộ ở Đà Nẵng nhận quyết định khởi tố do liên quan đến vụ Vũ "nhôm".
Cũng chia sẻ tâm tư trước vụ Vũ "nhôm", cử tri Nguyễn Văn Phán bày tỏ, qua những vụ việc này, người dân rất tin tưởng quyết tâm của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng là "không có vũng cấm". Cử tri Phán đồng thời đề nghị phải có biện pháp ngăn chặn những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch trên mạng xã hội, lợi dụng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của ta để gây hoang mang trong dư luận.
Chia sẻ với các cử tri, đại biểu Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đồng tình với ý kiến cho rằng nếu có sự giám sát chặt chẽ hơn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương, có lẽ sẽ không có những vụ việc đáng buồn ở Đà Nẵng như vừa qua.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng phát biểu: "Vụ việc ở Đà Nẵng vừa qua cho thấy đây là một trong những việc đáng buồn; nhưng từ đó cũng rút ra bài học kinh nghiệm là phải minh bạch, công khai, tránh chủ quan cá nhân trong quy hoạch các dự án thì sẽ không có những vụ việc đáng buồn như thế. Với tốc độ phát triển đô thị "nóng" như vậy khó tránh khỏi sơ suất. Nhưng quan trọng nhất là động cơ chính trị, công tác của cán bộ công chức để làm việc sao cho tốt nhất, vì lợi ích của nhân dân".
"Không nên thu thuế tài sản nhà ở của dân"
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đà Nẵng cũng phát biểu ý kiến về việc thu thuế tài sản nhà, đất của dân, và cho rằng không nên thu thuế tài sản đối với nhà ở của dân.
Cụ thể, cử tri Nguyễn Văn Phán nêu ý kiến: "Vừa qua có thông tin lấy ý kiến của dân về việc thu thế tài sản đối với nhà ở có trị giá trên 700 triệu đồng của dân. Theo tôi, luật thuế tài sản đã được thi hành ở các nước từ lâu nhưng đó đa phần là những nước phát triển, người dân có thu nhập cao. Còn ở nước ta, đời sống người dân đa phần khó khăn. Người dân xây một căn nhà nhà là thường phải đi vay và trả tiền vay 5-10 năm chưa xong. Do đó, tôi đề nghị không nên thu thuế tài sản đối với nhà ở của dân".
Cũng tại buổi tiếp xúc, cử tri ở quận Ngũ Hành Sơn cũng có nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn có sự đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn, xứng tầm với vị thế của danh thắng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Đà Nẵng; sớm triển khai các dự án trên địa bàn quận như dự án Làng Đại học, dự án Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn.
Cử tri cũng bày tỏ nguyện vọng nhân dân địa phương mong sớm có lối xuống biển công cộng ở khu vực đường Hồ Xuân Hương thẳng ra bãi biển ở phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn).
Đối với việc mở lối xuống biển cho người dân ở khu vực phường Mỹ An, ông Trương Quang Nghĩa chia sẻ: "Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xác định ở quận Ngũ Hành Sơn quan trọng nhất là dự án mở lối xuống biển công cộng. Lãnh đạo thành phố rất chia sẻ với tâm tư của bà con; đang kêu gọi nhà đầu tư của khách sạn 5 sao ở khu vực này hợp tác; chủ trương là làm sao giải quyết hài hoà giữa nguyện vọng của người dân và quy mô dự án mà doanh nghiệp đã đầu tư, không ảnh hưởng chủ trương thu hút đầu tư của Đà Nẵng".
Ông Nghĩa cũng cho biết thêm, Đà Nẵng đang tính thu hồi 4,1 hecta đất của dự án ở đối diện khu quy hoạch dự án Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn để kết nối, mở rộng công viên và lối xuống biển công cộng ở đây.
Tâm An
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: "Lò chống tham nhũng đang cháy ngùn ngụt" Ông Trương Quang Nghĩa nói lò chống tham nhũng trước đây nóng dần, nhưng giờ đang cháy ngùn ngụt. Tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chiều 24.4, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Huỳnh Minh Chức nói, vừa qua một số cựu lãnh đạo của thành phố bị khởi tố, bắt giam liên quan đến sai...