Bí thư Đà Nẵng: ‘Ngư dân kiện Trung Quốc phải chặt chẽ’
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, thành phố ủng hộ việc ngư dân kiện Trung Quốc nhưng phải hoàn thiện thủ tục pháp lý chặt chẽ vì có nhân tố nước ngoài.
Chủ trì buổi họp báo ngày 18/6, Bí thư Đà Nẵng Trần Thọ đề cập tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp khi Trung Quốc tiếp tục hành động ngang ngược, hung hăng đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng và chưa rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ chủ trì họp báo ngày 18/6. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trên tâm thế chính nghĩa, Việt Nam đang kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình và đã giành được những thắng lợi nhất định trên mật trận ngoại giao khi nhận được sự đồng tình của dư luận quốc tế. Bà con ngư dân cùng lực lượng chấp pháp Việt Nam đang ngày đêm kiên cường bám biển, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành vi sai trái.
Video đang HOT
Với tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa, Đà Nẵng quyết định giữ lại để làm bằng chứng tố cáo Trung Quốc. “Tới đây, khách quốc tế đến Đà Nẵng sẽ vừa xem con tàu, vừa xem những bức hình đang trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng và đặc biệt là video về vụ việc này. Đây là những chứng cứ rành rành về sự phi lý của Trung Quốc”, ông Trần Thọ nói.
Theo ông Thọ, Đà Nẵng đang phối hợp hỗ trợ vốn bằng ngân sách thành phố để bà Hoa đóng mới tàu thuyền tiếp tục ra khơi. Riêng việc khởi kiện tàu cá Trung Quốc, ngoài kiện dân sự, Trung ương còn có một giải pháp để ngỏ là có khả năng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ về chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng phải chọn thời điểm kiện phù hợp.
Người đứng đầu thành phố cho hay, Đà Nẵng ủng hộ giải pháp chủ tàu cá bị đâm chìm kiện phía Trung Quốc. “Chúng ta phải tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, các cơ quan nội chính. Thủ tục pháp lý, nhất là có liên quan đến nhân tố nước ngoài, phải hết sức chặt chẽ”, ông Thọ nói thêm.
Trước đó, UBND huyện đảo Hoàng Sa có ý muốn mua lại vỏ tàu cá ĐNa 90152 để trưng bày ở Bảo tàng Hoàng Sa sau khi khánh thành. Chủ tàu cá, bà Huỳnh Thị Như Hoa nói rằng con tàu như đứa con của bà, bà không tính đến chuyện bán mua nhưng sẵn sàng hiến tặng cho Nhà nước để làm bằng chứng tố cáo tội ác, sự vô nhân đạo của tàu cá Trung Quốc ở vùng biển Hoàng Sa (chủ quyền Việt Nam).
Trao đổi với VnExpress, luật sư Đỗ Pháp, người đại diện pháp lý của bà Hoa, cho biết vẫn còn cân nhắc một số nội dung, đồng thời chờ sự phối hợp từ các cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc nhằm xác định địa chỉ tàu vỏ sắt đâm chìm tàu ĐNa 90152 để đệ đơn kiện lên tòa án Đà Nẵng.
Theo VnExpress
Người Việt tại Nhật Bản tuần hành phản đối Trung Quốc
Ngày 15/6, tại thành phố Fukuoka, khoảng 200 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây cũng những người dân Nhật Bản yêu chuộng hòa bình đã xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Người Việt tại Nhật Bản tuần hành phản đối Trung Quốc hồi tháng 5.
Từ công viên Jygyo, đoàn tuần hành đi ngang qua Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Fukuoka mang áo hình quốc kỳ, băng rôn, khẩu hiệu cùng giương cao quốc kỳ Việt Nam và hô vang các khẩu hiệu yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Cuộc tuần hành trong không khí hòa bình, tôn trọng pháp luật của Nhật Bản đã thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo báo chí, truyền hình địa phương cùng người dân Nhật Bản trong khu vực. Một số người Nhật có cảm tình với Việt Nam cũng tham gia và tích cực hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc.
Phóng viên báo Mainichi Shimbun đã phỏng vấn một số thành viên đoàn tuần hành. Đông đảo người dân Nhật Bản trên đường đã dừng lại theo dõi, chụp ảnh và hưởng ứng hoạt động này. Khi đoàn đi qua khu vực có nhiều học sinh Nhật Bản đang thi đấu thể thao, các em học sinh đã vỗ tay cổ vũ đoàn tuần hành.
Đại diện của đoàn tuần hành đã đọc và chuyển kháng nghị bằng tiếng Anh và tiếng Nhật trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc. Bản kháng nghị nêu rõ Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và một số lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này, là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bản kháng nghị yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngày các hành vi xâm phạm, rút giàn khoan và các tàu bảo vệ vô điều kiện về nước, trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam và tôn trọng tự do hàng hải tại biển Đông.
Theo báo cáo của Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Fukuoka, cuộc tuần hành đã khơi dậy tình yêu quê hương đất nước đối với người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Fukuoka, tạo tiếng vang, thu hút được sự chú ý của dư luận sở tại về việc làm sai trái của Trung Quốc, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của người dân Nhật Bản đối với công cuộc đấu tranh của Việt Nam.
Theo Dantri
Trung Quốc điều máy bay tuần thám ra khu vực giàn khoan Ngày 18/6, Trung Quốc giảm lượng tàu quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 xuống còn khoảng 118 tàu nhưng vẫn duy trì 5 tàu quân sự. Trong ngày, 2 máy bay quân sự cùng 1 máy bay tuần thám của Trung Quốc lượn nhiều vòng ở khu vực giàn khoan. Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển...