Bí thư Đà Nẵng: Ngăn chặn lao động nước ngoài nhập cư trái phép
Đà Nẵng có hơn 2.000 lao động nước ngoài, tuy nhiên nhiều người nước ngoài đang kinh doanh trá hình, lợi dụng luật để tạm trú dài hạn, nhập cư trái phép, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã yêu cầu ngăn chặn tình trạng này.
Ngày 12.9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – ông Trương Quang Nghĩa đã có buổi làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc thông tin từ Sở LĐTB&XH TP.Đà Nẵng cho hay, hàng năm các thành phần kinh tế trên địa bàn giải quyết việc làm cho khoảng 32.000 lao động. Đặc biệt, trong đó có hơn 2.000 lao động nước ngoài.
Tuy nhiên, rất nhiều người nước ngoài nhập cảnh vào Đà Nẵng để thực hiện công việc sai với mục đích đăng ký trong thị thực.
“Nhiều người nước ngoài đăng ký vào Việt Nam du lịch nhưng thực sự vào để kinh doanh các tour du lịch hay làm hướng dẫn viên du lịch chui. Việc này, các cơ quan chức năng vẫn nắm bắt được nhưng khó xử lý triệt để vì chế tài phối hợp giữa các ban ngành chưa được chặt chẽ…”, bà Phan Thị Thúy Linh – Giám đốc Sở LĐTB&XH nói.
Còn bà Lê Thị Kim Phượng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) TP.Đà Nẵng thông tin, hiên nay cac quy đinh cua Luât Đâu tư va Luât Doanh nghiêp thông thoang nhăm thu hut đâu tư nươc ngoai. Tuy nhiên, trong đo không quy đinh mưc vôn đâu tư tôi thiêu đôi vơi cac nha đâu tư nươc ngoai dân đên tinh trang môt sô ngươi nươc ngoai lơi dung điêu nay đê tham gia gop vôn đâu tư vơi sô vôn rât thâp, co nhưng trương hơp chi dươi 50 triêu đông Viêt Nam.
“Sở KHĐT cũng nắm bắt được việc người nước ngoài lợi dụng kẽ hở của luật. Tuy nhiên, để ngăn chặn ngay từ ban đầu là rất khó mà chỉ hạn chế phần nào thời gian cấp phép. Sắp tới sẽ kiến nghị đưa ra quy định về vốn đầu tư tối thiểu đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, bà Phượng nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu ngăn chặn tình trạng người nước ngoài nhập cư trái phép. Ảnh: Đình Thiên
Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Đà Nẵng cho rằng, việc cần quan tâm nhất là phải quản lý được các tour du lịch 0 đồng.
“Chúng ta cần quản lý được việc người nước ngoài kinh doanh trá hình. Các tour du lịch 0 đồng cũng từ đây mà ra, nếu chỉ riêng việc quản lý lao động nước ngoài thì thành phố đã làm được. UBND thành phố sẽ có kiến nghị cụ thể lên Trung ương để bổ sung một số điều vào luật…”, ông Dũng nói.
Video đang HOT
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Thành ủy Đà Nẵng – ông Trương Quang Nghĩa yêu cầu Sở LĐTB&XH cần quan tâm số lĩnh vực như: Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng công an và các địa phương ngăn chặn, quản lý tình trạng người nước ngoài nhập cư trái phép vào Đà Nẵng.
Ông Nghĩa cho rằng, ngành du lịch của thành phố tăng trưởng rất nhanh nhưng bộ phận hướng dẫn viên người Việt lại thất nghiệp rất nhiều.
“Du lịch tăng trưởng nhưng hướng dẫn viên người Việt lại thất nghiệp, đúng là quá bất cập. Vấn đề này được nhắc nhiều lần nhưng chưa có cách giải quyết, chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm. Tôi đề nghị UBND thành phố nhanh chóng có báo cáo cụ thể để xử lý triệt để tình trạng này”, Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bí thư Đà Nẵng đề nghị người dân giám sát lãnh đạo thành phố
Cho rằng tham nhũng khởi phát từ những người có chức quyền, ông Trương Quang Nghĩa đề nghị người dân giám sát từ Bí thư đến giám đốc sở.
Ngày 22/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri quận Hải Châu để báo cáo kết quả kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa 14.
Thắc mắc vì sao Quốc hội chưa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), người dân cho rằng dự luật đề xuất xử phạt hành chính 45% giá trị của tài sản bất minh là không thỏa đáng. Thay vào đó phải thu hồi lại 100% và xử lý nghiêm người tham nhũng.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng chống tham nhũng phải bắt đầu từ việc dân giám sát những người có chức, có quyền. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho biết Quốc hội chưa thông qua Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi vì đây là bộ luật rất quan trọng, phải xây dựng chặt chẽ, thận trọng vì liên quan đến những cam kết với Liên Hợp Quốc.
Dự kiến kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thông qua luật. Ông Nghĩa cho rằng, trong khi chờ luật được áp dụng, nếu làm tốt các quy định trong Đảng và các luật hiện hành, chắc chắn sẽ giảm được tham nhũng. Việc xây dựng luật và chống tham nhũng là khác nhau.
"Tham nhũng chỉ xảy ra ở những người có chức, có quyền. Ở Đà Nẵng, tôi đề nghị cử tri giám sát Thường trực Thành ủy, đứng đầu là Bí thư, rồi các cán bộ trong Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ, Thường trực UBND thành phố, giám đốc sở. Vì đó là những cơ quan dễ bị tham nhũng nhất", ông Nghĩa nói.
Theo Bí thư Đà Nẵng, tới đây Thường vụ Thành ủy sẽ thông qua việc xem xét các quy định của Đảng có nên công khai cho người dân những người nằm trong quy hoạch Ban chấp hành nhiệm kỳ này bổ sung cho nhiệm kỳ sau? Nếu công khai thì người dân sẽ thực hiện giám sát.
"Các ông cứ rung đùi vào được quy hoạch cán bộ rồi thì yên tâm. Giữa nhiệm kỳ có người ra, người vào thì phải coi đó là bình thường. Đây là bệnh trầm kha của Đảng và Nhà nước mình. Vào thì không ra, lên thì không xuống. Chúng ta phải lựa chọn nhân sự, chống tham nhũng từ những người đứng đầu", ông nói.
Cần làm rõ người dân được hưởng lợi gì từ Luật Đặc khu
Cử tri Nguyễn Trí Tổng đề nghị Quốc hội làm rõ người dân được hưởng lợi gì từ các đặc khu. Khi cho nước ngoài làm đặc khu, ai là người được vào casino hay sân golf vì chắc chắn những đặc khu đó sẽ thành nơi nghỉ dưỡng nhiều hơn là hình thành khu công nghiệp?
Luật hiện hành chỉ cho thuê đất 50 năm, nhưng ở Formosa Hà Tĩnh ông Võ Kim Cự ưu ái ký cho thuê đất 70 năm và dự thảo Luật đặc khu là 99 năm. Ông Tổng lo ngại khi Việt Nam ban hành Luật đặc khu thì liệu có giống câu chuyện Trung Quốc nhượng lại đặc khu Hong Kong trong 99 năm và bây giờ đặc khu này trở thành "một quốc gia hai chế độ".
Cử tri Nguyễn Trí Tổng nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Trương Quang Nghĩa cho biết việc Quốc hội chưa thông qua Luật đặc khu thể hiện sự chưa thống nhất của các đại biểu. Thực ra con số 99 năm là quy ước bất thành văn, "đó là việc sử dụng, sở hữu một miếng đất nào đó mà qua 99 năm thì gần như của người ta, chứ không có chuyện học theo Trung Quốc".
Theo trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, nếu thông qua Luật đặc khu thì Quốc hội cũng phải chỉ rõ tính hiệu quả về kinh tế như thế nào, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng. Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến nhân dân và "nếu có thông qua thì ở thời điểm nào là phù hợp".
"Những người từng tham gia quân đội đều có thể nhìn ra rằng, giữ biển Đông chủ quyền của Việt Nam là phải giữ được hòa bình. Rất mong cử tri tin tưởng vào đường lối mà theo tôi là rất khôn khéo của Đảng và Nhà nước", ông nói thêm.
"Quy hoạch rất đẹp nhưng đã mất hết bãi đỗ xe"
Từng giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Nghĩa cảnh báo nội đô Đà Nẵng sẽ có nguy cơ kẹt xe nghiêm trọng, bởi tập trung nhiều nhà cao tầng. "Tôi xem lại quy hoạch ban đầu của thành phố thấy rất đẹp, nhưng 16 khu vực bố trí làm bãi đỗ xe bây giờ đã biến mất", ông Nghĩa nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, chủ trương của thành phố là tất cả dự án cao tầng ở quận Hải Châu chưa xây dựng thì phải dừng lại để xem xét, tránh tình trạng quá nhiều cao ốc ở trung tâm khiến hạ tầng giao thông quá tải.
Thành phố hiện có 72 nghìn ôtô, hơn 894 nghìn xe máy nên đô thị sẽ tắc nếu không sớm điều chỉnh quy hoạch, hạn chế lượng phương tiện cá nhân và tình trạng ôtô đậu dưới lòng đường. Xe buýt công cộng đang phải đi lại khó khăn, lách chỗ này, tránh chỗ kia vì ôtô đậu kín.
Tới đây khi Đà Nẵng thu hồi đất công, ông Nghĩa cho biết thành phố sẽ gom lại để tính toán, ưu tiên quy hoạch và xây dựng các công trình văn hóa, xã hội bởi các thiết chế văn hóa như trường học, khu vui chơi cho trẻ ở khu vực trung tâm đang thiếu rất nhiều.
Khách sạn Mường Thanh ven biển Đà Nẵng xây sai phép 104 phòng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Liên quan đến sai phạm tại Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (gọi tắt là khách sạn Mường Thanh, đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn), ông Nghĩa cho biết quan điểm của lãnh đạo Đà Nẵng là kiên quyết xử lý những sai phạm trong xây dựng.
Khách sạn Mường Thanh do Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên của ông Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư, trong quá trình xây dựng đã xây sai phép từ tầng 2 đến tầng 5 bằng việc biến diện tích nhà để xe, nhà trẻ và sinh hoạt cộng đồng thành 104 căn hộ bán cho người mua.
Dù bị xử phạt, doanh nghiệp vẫn hoàn thiện, hiện đã bán 39 trong số 104 căn hộ sai phép. "Khi cơ quan chức năng thông báo cưỡng chế doanh nghiệp thì lại dùng các nạn nhân của họ là những hộ dân đã mua căn hộ ra cản trở việc cưỡng chế", ông Nghĩa thông tin và khẳng định thành phố sẽ làm đúng theo quy định để giữ vững kỷ cương, phép nước.
Đà Nẵng đính chính chủ trương xây đảo nổiMới đây trên một số phương tiện thông tin có đăng tải việc Đà Nẵng có dự án đảo Hoa Sen ở vịnh Đà Nẵng (phía quận Liên Chiểu), hình thành bằng việc lấn biển.Trao đổi trước hàng trăm cử tri thành phố, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đã đính chính thông tin này. Theo ông, đây mới là ý tưởng của một số nhà đầu tư, không phải là chủ trương của thành phố. Còn có xây dựng đảo nổi hay không thì "còn rất xa vời", vì thành phố đang tập trung cho việc xây dựng cảng biển Liên Chiểu.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: "Hình ảnh CSGT đẹp thì chẳng ai muốn vi phạm" "Ban cán sự Đảng TP Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành ủy xác định phải tiếp tục xây dựng hình ảnh CSGT, xây dựng văn hóa giao thông. Trước hết là phải xây dựng văn hóa CSGT. CSGT nghiêm túc, CSGT có hình ảnh đẹp thì chẳng có người dân nào muốn vi phạm đâu". Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang...