Bí thư Đà Nẵng: “Đừng có hứa với dân xong rồi không làm gì cả”
“Tôi yêu cầu các đại biểu Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các ban, ngành lắng nghe ý kiến của cử tri, sâu sát, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri. Đừng để cử tri nói gì cứ nói, mình nghe, hứa giải quyết cho dân xong rồi không làm gì cả”.
Ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng – nhấn mạnh chỉ đạo tại Chương trình Hội đồng nhân dân với cử tri diễn ra sáng nay 6/6.
Đây là lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức chương trình này nhằm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri ở kỳ họp trước và chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm của HĐND thành phố.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh: “Đừng có hứa với dân xong rồi không làm gì cả”
Một trong những vấn đề cử tri Đà Nẵng quan tâm nhất là tình trạng ô nhiễm ở các “điểm nóng” như khu vực xung quanh các nhà máy thép Dana Úc, Dana Ý ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng; sông Phú Lộc; trung tâm giết mổ gia súc gia cầm tập trung…
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức chương trình Hội đồng nhân dân với cử tri
Video đang HOT
Ở khu vực các nhà máy thép, người dân địa phương đã từng nhiều lần vây ngăn không cho các nhà máy này hoạt động vì tình trạng khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm liền, lãnh đạo chính quyền thành phố đã nhiều lần đối thoại trực tiếp với dân, nhiều giải pháp được đưa ra, nhưng vẫn chưa giải quyết được bức xúc lớn nhất của người dân là ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Quang Nam – Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng, nhìn nhận thực trạng ô nhiễm môi trường ở các “điểm nóng” nói trên chưa được giải quyết rốt ráo. Ở khu vực các nhà máy thép, ngành chức năng đưa ra các giải pháp như di dời dân, trồng cây xanh, làm hàng rào, tổ chức khám chữa bệnh cho dân…
Tuy nhiên, cử tri Nguyễn Quang Nga cho rằng các giải pháp của ngành chức năng là chưa thỏa đáng. Việc trồng cây xanh, dựng hàng rào chỉ là giải pháp tình thế. Còn tổ chức khám sức khỏe do dân là vô nghĩa vì khói bụi như thế, tiếng ồn như thế thì chắc chắn là ảnh hưởng sức khỏe người dân rồi.
Cũng như ở khu vực sông Phú Lộc, có rất nhiều dự án nhưng chưa giải quyết được gì cả. Đưa ra lý do dòng chảy yếu dẫn tới ô nhiễm môi trường là không thuyết phục, vì nếu dòng chảy mạnh thì xả thải thẳng ra biển cũng ô nhiễm. Mùi hôi đã đành, lo lắng hơn là nguồn nước bị ô nhiễm.
Ông Tô Văn Hùng – Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Đà Nẵng cũng phát biểu đồng ý các giải pháp trước mắt của Sở Tài nguyên – Môi trường. Tuy nhiên, ông Hùng thẳng thắn nói ngành chức năng có giải pháp nhưng chưa quyết liệt, chậm thực hiện.
Ông Tô Văn Hùng – Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Đà Nẵng: “Ngành chức năng có giải pháp giải quyết kiến của cử tri những chưa quyết liệt, chậm thực hiện”
Ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cũng cho rằng việc thực thi các giải pháp giải quyết các điểm nóng ô nhiễm môi trường còn chậm trễ. Ngay cả các giải pháp trước mắt chỗ Dana Úc, Dana Ý như trồng cây xanh, làm hàng rào cũng mới nói thôi chứ chưa làm gì cả. Thành phố đã thống nhất chủ trương di dời dân xung quanh nhà máy nhưng khu tái định cư chưa có. Về đền bù giải tỏa cho dân, lãnh đạo TP yêu cầu nhà máy gây ô nhiễm, gây tiếng ồn, thì phải chịu trách nhiệm.
Các điểm ô nhiễm môi trường phải được giải quyết rốt ráo, nhất là trong thời điểm Đà Nẵng chuẩn bị có sự kiện lớn là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. “Nhiều người đến Đà Nẵng người ta khen Đà Nẵng sạch, đẹp. Nhưng vẫn còn những điểm ô nhiễm như thế thì mình phải biết chưa hài lòng, và giải quyết cho xong” – ông Nguyễn Xuân Anh nói.
Phát biểu trước HĐND thành phố, đại diện cử tri các quận, huyện còn bày tỏ nhiều bức xúc về các điểm nóng an toàn giao thông như đoạn đường Trường Sơn đi qua quận Cẩm Lệ, nút giao lộ Tông Đức Thắng – Hoàng Văn Thái… thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông và vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn giao thông; tình trạng xây dựng khách sạn, nhà hàng ồ ạt ở các tuyến đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa gây áp lực cho cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là an toàn giao thông, thoát nước xả thải; tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu đất trống của các dự án chưa triển khai.
Ghi nhận ý kiến của cử tri, ông Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh chỉ đạo: “Tôi yêu cầu các đại biểu Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các ban, ngành lắng nghe ý kiến của tri, sâu sát, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri. Đừng để cử tri nói gì cứ nói, mình nghe, hứa giải quyết cho dân xong rồi không làm gì cả. Các kiến nghị của dân, dù là việc nhỏ, việc lớn nếu xác đáng đều phải quan tâm, giải quyết”.
Tâm An
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: "Tôi và anh Thơ không có lợi ích riêng khi xây hầm qua sông Hàn"
"Chúng tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Mọi người hãy xem công trình có ảnh hưởng lợi ích người dân, có ảnh hưởng môi trường không,... Xem chúng tôi có vì lợi ích chung hay không? Tôi và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) không có lợi ích riêng khi xây dựng công trình này".
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng liên quan đến việc Đà Nẵng đang tính xây dựng hầm qua sông Hàn - nội dung chiếm phần lớn thời lượng trao đổi giữa lãnh đạo Đà Nẵng và báo chí trong buổi họp báo về các vấn đề nóng trên địa bàn vừa diễn ra sáng 21/12. Tham gia họp báo cùng ông Nguyễn Xuân Anh còn có ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định lãnh đạo thành phố không có lợi ích riêng trong chủ trương xây hầm qua sông Hàn
Theo đó, tại buổi họp báo, báo chí có ý kiến nêu lại việc đã có nhiều dư luận xã hội cho rằng Đà Nẵng nên cân nhắc chủ trương xây hầm qua sông Hàn, cân nhắc nên xây cầu hay xây hầm qua sông Hàn? Ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ Ban Thường vụ Thành ủy đã có nhiều cuộc họp lấy ý kiến, và đa số ý kiến thống nhất chủ trương xây hầm qua sông Hàn.
Phát biểu về chủ trương xây hầm qua sông Hàn, ông Nguyễn Xuân Anh cho biết, chủ trương đã có từ tháng 10/2015 và Ban Thường vụ đã có nhiều phiên họp, cách 4 - 5 tháng lại họp một lần, liên quan chủ trương này. Việc xây hầm hay cầu cũng được xin ý kiến từng thành viên Ban Thường vụ và đa số thống nhất xây hầm. Tuy nhiên, làm như thế nào, bao giờ khởi công thì chưa quyết.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh chia sẻ: "Nói chúng tôi vội vã là chưa chính xác. Còn về thẩm quyền, chúng tôi có quyền quyết định. Chúng tôi không ngồi trên dư luận, bỏ qua dư luận nhưng chúng tôi có quyền đưa ra quyết định. Chúng tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Mọi người hãy xem công trình có ảnh hưởng lợi ích người dân, có ảnh hưởng môi trường không,... Xem chúng tôi có vì lợi ích chung hay không? Tôi và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) không có lợi ích riêng khi xây dựng công trình này".
Ông Huỳnh Đức Thơ chia sẻ thêm, chủ trương xây cầu hay hầm qua sông Hàn là tầm nhìn dài hạn. Với đà tăng dân số, khách du lịch và các phương tiện giao thông hiện nay thì không biết 10 năm nữa Đà Nẵng phải đối phó sao với bài toán giao thông? Nên phải tính từ bây giờ.
Ông Huỳnh Đức Thơ nói: "Dự kiến đô thị Đà Nẵng trong thời gian tới có khoảng 2,5-3 triệu dân thì mình phải đối phó sao để đáp ứng được hạ tầng giao thông. Vì vậy, cần có một công trình vượt sông Hàn nữa là hợp lý... Trước đây, khi Đà Nẵng bắt tay vào làm cầu Rồng, cũng có dư luận phản ứng và cho rằng không cần thiết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nếu không có cầu Rồng thì không biết làm sao để giải quyết nạn ùn tắc, kẹt xe?".
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, sở dĩ lãnh đạo chính quyền thành phố chọn làm hầm là vì làm cầu sẽ che chắn hết mặt sông sau này không khai thác được việc làm các bến du thuyền, tổ chức các lễ hội thuyền buồm, không có chỗ neo đậu tàu thuyền du lịch...
Liên quan chủ trương của Đà Nẵng về việc xây hầm qua sông Hàn, ông Lê Văn Trung - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng - cho biết thêm, có hai phương án được đưa ra khi làm hầm là hầm thẳng hay cong. Phương án hầm đi thẳng nối từ đường Đống Đa qua Sơn Trà nhưng phải giải tỏa 210 hộ dân. Còn phương án hầm cong thì đi từ đường Như Nguyệt qua Sơn Trà sẽ hạn chế được giải tỏa nhưng lại hạn chế về phân luồng giao thông. Đến nay vẫn chưa chọn được phương án cuối cùng.
Tâm An
Theo Dantri
Đà Nẵng sẽ mở thêm 5 lối xuống biển Thành phố Đà Nẵng sẽ mở thêm 5 đường xuống biển cho người dân từ những dự án treo, và sẽ kêu gọi xã hội hóa để giảm chi ngân sách. Chiều 7/12, kỳ họp thứ 3 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX bước vào phiên chất vấn. Đại biểu Phan Thị Tuyết Nhung cho biết thành phố đã đồng ý mở thêm...