Bí thư Đà Nẵng: Chuyển đổi số là động lực để giải quyết điểm nghẽn trong phát triển
Chiều nay (22/3), UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo chuyên đề về Đề án Chuyển đổi số TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chủ trì hội thảo gồm Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam.
Hội thảo lần này nhằm tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia đối với dự thảo đề án Chuyển đổi số tại Đà Nẵng. Từ đó hoàn thiện nội dung của đề án, để triển khai trong thực tế.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Hội nghị diễn ra chiều nay
Trong đó có 1 lĩnh vực gắn với triển khai chuyển đổi số. Đó là phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.
Video đang HOT
Bốn lĩnh vực còn lại gồm phát triển dịch vụ logistics, du lịch; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp cũng đều cần đến nền tảng chuyển đổi số.
“Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ TP đã xác định 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số”, ông Quảng cho biết.
Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh, việc triển khai chuyển đổi số tại Đà Nẵng không chỉ góp phần cho chuyển đổi số của quốc gia, mà là một trong các “giải pháp chính” để xây dựng, phát triển TP theo Nghị quyết 43.
Bí thư Đà Nẵng cho biết, chuyển đối số là động lực để giải quyết điểm nghẽn trong phát triển của TP
“Chuyển đối số là động lực để giải quyết điểm nghẽn trong phát triển của TP. Góp phần đạt mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị trong nước và khu vực ASEAN…”, ông Quảng nói.
Bí thư Nguyễn Văn Quảng cũng nêu ra các thuận lợi của Đà Nẵng trong quá trình chuyển đổi số như: Triển khai chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Chính trị, Chính phủ giao phó và đang được xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ TP.
Đồng thời, Đà Nẵng kế thừa kinh nghiệm và kết quả khá cơ bản từ 10 năm triển khai chính quyền điện tử và 2 năm triển khai Đề án thành phố thông minh; nền công nghiệp công nghệ thông tin đã dần hình thành, hiện nay đã đóng góp vào 7,8% GRDP của TP, người dân có dân trí cao, bước đầu hình thành thói quen tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến…
Theo ông Quảng, dữ liệu số là tài nguyên để xử lý, phân tích, dự báo và tối ưu hóa hoạt động, quản lý kinh tế, xã hội. Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai chuyển đổi số ở Đà Nẵng còn có nhiều khó khăn, thách thức, cần sự định hướng, hỗ trợ của các cơ quan TƯ, sự tư vấn của các chuyên gia.
“Đà Nẵng xác định quan điểm chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Trong đó, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, áp dụng toàn diện công nghệ số trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, thực thi công vụ là cốt lõi. Lấy xây dựng chính quyền số làm động lực và dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh.
Đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển xã hội số
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra đề nghị trên tại buổi tổng kết giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai định hướng giai đoạn mới 2021 - 2025 của Bộ TT&TT diễn ra sáng 12/1.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ.
Sáng nay (12/1), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tổng kết giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai định hướng giai đoạn mới 2021 - 2025.
Theo báo cáo, hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin từng bước trở thành hạ tầng số quốc gia, khởi động chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Doanh thu toàn ngành đạt hơn 3 triệu tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2020, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đã tăng 2 lần sau 5 năm. Xếp hạng viễn thông Việt Nam tăng hơn 50 bậc so với năm 2018. Việt Nam trở thành quốc gia trong nhóm 5 nước đầu tiên làm chủ mạng 5G. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%.
Cũng trong sáng nay, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục công bố nhiều chương trình nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cho cơ quan báo chí, trao cơ hội chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngăn chặn các nguy cơ từ môi trường trực tuyến.
Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
"Năm 2021 không chỉ là một năm mới mà còn là năm đầu của giai đoạn 5 năm để Việt Nam vượt qua thu nhập trung bình thấp, là năm đầu tiên của giai đoạn 10 năm để Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao, là năm đầu của giai đoạn 25 năm để đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao. Con đường để đạt mục tiêu đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những đóng góp của ngành trong những năm qua và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục định hướng, triển khai nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển xã hội số tại Việt Nam.
Thăng hạng chuyển đổi số - Nỗ lực không nhỏ trên con đường dài Từ nhóm nước khởi động, Việt Nam đã vươn lên có mặt trong nhóm nước đang triển khai số hóa. Báo cáo Chỉ số Kết nối Toàn cầu (GCI 2020) cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 55 về chuyển đổi số với 41 điểm, qua đó, từ nhóm nước khởi động, Việt Nam đã vươn lên có mặt trong nhóm nước đang...