Bí thư Đà Nẵng: “Chắc chắn có quan chức đứng đằng sau cò đất”
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã nhận định như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo quận ủy, UBND quận Liên Chiểu ngày 14.3.
Ông Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với quận Liên Chiểu. Ảnh: Đình Thiên
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Quang Nam – Giám đốc Sở TNMT cho rằng, quận Liên Chiểu là điểm nóng về môi trường và đất đai. Tuy nhiên, trong năm 2016 và 2017, quận Liên Chiểu đã có chỉ đạo rất quyết liệt về việc xây dựng nhà trái phép và có chuyển biến tích cực. Trong tháng 4.2018 sẽ có báo cáo toàn bộ về quá trình thanh tra đất đai ở quận.
Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng lưu ý quận Liên Chiểu về nhà máy xi măng đang nằm trong khu dân cư gây bụi và tiếng ồn. Ông cho rằng, đây là bài toán giống 2 nhà máy thép. Nếu nhà máy này không nằm trong quy hoạch cảng Liên Chiểu thì nên giữ lại còn không thì nên tính đến phương án di dời.
Liên quan đến việc quản lý đất nông nghiệp, một vấn đề nóng xảy ra trong nhiều năm nay của quận Liên Chiểu, ông Trần Viết Phương – Phó giám đốc Sở NNPTNT cho biết, quận Liên Chiểu đã có đề nghị thu hồi hơn 450.000m2 đất nông nghiệp không sản xuất được trong 2 giai đoạn. Ông Phương đề nghị Trung tâm phát triển quỹ đất rà soát cụ thể để sớm để thu hồi tránh tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – Trương Quang Nghĩa nhận định, quận Liên Chiểu là địa phương có nhiều đặc thù riêng so với các địa phương khác nên có nhiều vấn đề nổi cộm.
Trong đó, Bí thư Đà Nẵng lưu ý vấn đề biên chế của quận Liên Chiểu “hiện nay đang phình to”.
“Liên Chiểu đứng thứ 2 về cải cách hành chính nhưng biên chế phình to. Có bao nhiêu biên chế do cán bộ thành phố gửi gắm? Chúng ta nhận vào dễ dãi thì phải loại ra dễ dãi… Cái này chúng ta phải làm gương”, ông Nghĩa nói.
Video đang HOT
Bí thư Đà Nẵng cho rằng việc quản lý đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu rất phức tạp. Tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp phổ biến.
“Vừa qua, báo chí phản ảnh việc xây dựng trái phép thì bị một số cán bộ thực thi nhiệm vụ can thiệp. Có cán bộ của Sở Thông tin và Truyền thông, cả văn phòng ủy ban thành phố, quận và cả quản lý đô thị. Rồi dùng cả cò đất gây ảnh hưởng với báo chí. Chắc chắn là có quan chức đứng đằng sau cò đất. Đề nghị phải làm rõ vấn đề này nếu không quận Liên Chiểu sẽ mất hết nguồn lực”, Bí thư Trương Quang Nghĩa nói.
Theo Danviet
"Nhìn bản đồ quy hoạch mà không biết miếng đất đó làm gì thì quản lý cái gì?"
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhìn vào bản đồ quy hoạch của một địa phương phải biết được miếng đất đó dùng để làm gì? Bao nhiêu dùng cho cây xanh? Bao nhiêu dùng để xây trường học?... Đó mới gọi là quy hoạch.
Sáng 6/3, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố.
Báo cáo với Bí thư Thành ủy, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng cho biết, trong năm 2017, Sở đã tham mưu cho thành phố ban hành quyết định thu hồi 19 dự án với tổng diện tích 161,6ha; giao đất, cho thuê đất đối với 25 hồ sơ với tổng diện tích 571,8ha; gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng đối với 10 khu đất với tổng diện tích 68,8ha...
Tổ chức cấp mới, cấp đổi, cấp lại tổng cộng gần 28.900 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Toàn cảnh buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa với Sở Tài nguyên - Môi trường
Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, Sở đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai lập thủ tục điều chỉnh lại thời hạn sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh từ giao lâu năm thành 50 năm. Đến nay đã thực hiện điều chỉnh thời hạn sử dụng được 94 trường hợp.
Về lĩnh vực môi trường, Sở đã tham mưu thành phố triển khai các hoạt động đề án "Thành phố môi trường", đề xuất lộ trình thực hiện; tham mưu thành phố công tác chuẩn bị đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn...
Phát biểu đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Đà Nẵng cho biết, cần có quy trình chung trong xúc tiến đầu tư đối với những khu đất ngoài khu công nghiệp.
"Vừa rồi có đại lý xin làm đại lý hãng xe, muốn tiếp cận khu đất nhưng khu đất đó chưa đấu giá. Cần có thời gian, địa điểm rõ ràng hơn để họ khỏi đi lên đi xuống nhiều lần", ông Sơn nói.
Bí thư Trương Quang Nghĩa cho rằng, câu chuyện nhà đầu tư tiếp cận đất đai đối với một địa phương rất quan trọng.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường
"Bây giờ tôi là một nhà đầu tư, tôi muốn tìm một quỹ đất để làm trường học thì có trả lời được không? Ai trả lời? Nếu chúng ta không trả lời được là quản lý chúng ta chưa có gì", Bí thư Trương Quang Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, nhìn vào bản đồ quy hoạch của một địa phương người ta phải biết ngay miếng đất đó là để làm gì. Các nhà đầu tư người ta nhìn vào có ưng hay không? Khi công bố có bao nhiêu người quan tâm đến cái đó?
"Khi chưa có cái đó thì quản lý cái gì? Không biết miếng đất đó dùng để làm gì? Ví dụ như Hải Châu bây giờ còn bao nhiêu ô trống? Ô trống đó để làm gì? Có trả lời được ko?", ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Ông Nghĩa cũng đặt vấn đề có đáng cảnh báo hay không về câu chuyện các nhà đầu tư khó tiếp cận đất đai.
"Ví dụ có nhà đầu tư Nhật muốn đầu tư một khu vui chơi cho trẻ em, diện tích 1ha ở quận trung tâm, bây giờ hỏi ai? Sau buổi làm việc này, tôi yêu cầu báo cáo tình hình đất đai ở 2 quận Thanh Khê và Hải Châu có báo cáo được ko? Nếu không được thì chưa gọi là quản lý, chưa là ông chủ của thành phố này", Bí thư Trương Quang Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, nhìn vào quy hoạch của một quận chúng ta biết đất trường học bao nhiêu? Cây xanh bao nhiêu?... Đó mới là quy hoạch.
Bí thư Trương Quang Nghĩa cũng cho biết, ở các địa phương khác, nhà đầu tư chỉ biết đến Sở Kế hoạch - Đầu tư thôi. Còn Sở Kế hoạch - Đầu tư phải có trách nhiệm làm việc với các sở khác và trả kết quả lại cho nhà đầu tư. Chứ không phải họ đến gặp Sở Kế hoạch - Đầu tư thì ông Sở Kế hoạch - Đầu tư chỉ sang gặp ông nọ, ông kia.
"Trong quá trình cải cách hành chính, đừng có để một câu trả lời: "cái này không thuộc sở tôi, mà sở khác". Các đồng chí nghiên cứu lại", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho rằng phải có một người chủ trì để các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng. Và đó chính là Sở Kế hoạch - Đầu tư, là nơi đầu tiên mà các nhà đầu tư đến. Còn các sở, ngành khác chỉ là khẳng định thêm thôi. Sở Kế hoạch - Đầu tư phải có một quỹ thông tin để cung cấp cho các nhà đầu tư.
Liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng quyết định đóng cửa hai nhà máy thép gây ô nhiễm, Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết đó là chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy và đã có giao có Ban cán sự đảng UBND thành phố thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật.
"Làm việc với Sở Tài nguyên có nội dung đánh giá 10 năm "Thành phố môi trường", làm chúng ta phải suy nghĩ: tại sao lại tồn tại hai nhà máy thép gây ô nhiễm đó. Áp lực của nhà máy là áp lực di dân tái định cư. Câu chuyện này rất đáng suy nghĩ", ông Nghĩa cho hay.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bí thư Đà Nẵng: Công chức tăng, thủ tục giảm mà việc vẫn chậm! "Những năm gần đây số lượng cán bộ, công chức, viên chức của Đà Nẵng tăng vượt chỉ tiêu được quy định; thủ tục hành chính ngày càng được cắt giảm song tiến độ công việc vẫn chậm, hiệu quả chưa cao" - Bí thư Trương Quang Nghĩa nói tại cuộc họp HĐND thành phố. Tại ngày làm việc đầu tiên kỳ họp...