Bí thư chi bộ đi đầu phong trào phát triển kinh tế trang trại
Được Nhân dân tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ, khu phố 1, thị trấn Vân Du (Thạch Thành), bí thư Nguyễn Thị Dung luôn tận tâm với công việc, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; đổi mới cách nghĩ, nếp làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, là tấm gương cho người dân noi theo.
Với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, bà Dung luôn trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, đó cũng chính là cách để nêu gương cho bà con học tập, noi theo.
Ngày từ năm 1992, gia đình bà Dung đã đi đầu trong phong trào nhận khoán đất rừng, đất sản xuất, với diện tích 30 ha. Trong đó, có 9 ha núi đá rừng suy thoát, 21 ha đất hoang hóa chủ yếu là thực bì, dây leo bụi rậm, lau lách, cỏ tranh… Bằng ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, từng bước cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hướng tới xây dựng trang trại tổng hợp chăn nuôi, trồng trọt, đến nay, gần 30 năm gây dựng, trên mảnh đất hoang hóa ấy đã cho “quả ngọt”, với nhiều loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, như: thanh long, bơ, cam, bưởi da xanh, ổi, nhãn được trồng trên diện tích 7 ha; 10 ha cây mắc ca; 2 ha mía nguyên liệu; 2 ha cỏ voi VA06 và cỏ Ăng-gô-la… Trong chăn nuôi, mỗi năm xuất bán 20 còn bò giống sinh sản, từ 70 – 100 con lợn thịt… Doanh thu hàng năm trên 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Từ mô hình trang trại tổng hợp, bà Dung đã tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng. Tạo việc làm thời vụ cho 50 người, mức tiền công từ 180.000 đồng – 300.000 đồng/người/ngày.
Theo bà Dung, một trong những yếu tố quyết định để trang trại tổng hợp phát triển bền vững, đó là: Giữ vững thương hiệu sản phẩm, theo đó sản phẩm nông nghiệp phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; thường xuyên trau dồi kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; đổi mới tư duy, sáng tạo trong lao động…
Video đang HOT
Không những đi đầu phong trào phát triển kinh tế, bà Dung còn tham gia nhiều hoạt động đoàn thể, xây dựng khối đại đoàn kết khu dân cư, xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa; hưởng ứng phong trào từ thiện, nêu cao tinh thần tương thân tương ái; giúp đỡ hội viên hội nông dân, hội phụ nữ thoát nghèo; tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, như: hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ tiền để xây dựng nhà văn hóa, ủng hộ cây xanh trồng bóng mát, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp… Tổng số tiền ủng hộ trên 100 triệu đồng…
Với những thành tích đạt được, bà Nguyễn Thị Dung đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong lao động, sản xuất và kinh doanh; cùng nhiều bằng khen, giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, các cấp, ngành, địa phương…
Phú Thọ: Quan tâm thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Là huyện miền núi có gần 62% dân số là người dân tộc thiểu số, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) luôn quan tâm, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi để người có uy tín phát huy vai trò trong cộng đồng, khuyến khích tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
Nhân dân bản Dao Xuân Thắng (xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn) bên con đường vào bản mới mở, trong đó có sự góp công, góp của, hiến đất, giải phóng mặt bằng của nhiều hộ dân. Ảnh: baophutho.vn
Từ năm 2011 đến nay, Thanh Sơn có 2.154 lượt người được bầu chọn là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó, năm 2021 có 205 người được bầu chọn. Xác định người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thực sự là cầu nối quan trọng của cấp ủy, chính quyền với người dân, hằng năm huyện luôn dành nguồn lực để thực hiện chính sách cho người có uy tín. Ngoài ra, huyện thường xuyên tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán; kịp thời biểu dương, khen thưởng và cấp miễn phí một số báo chí phù hợp cho người có uy tín. Tổng kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2021 của huyện hơn 1,5 tỷ đồng.
Với sự quan tâm đầy đủ về các chính sách đã góp phần tích cực động viên người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy vai trò của mình, đi đầu gương mẫu trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo...
Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn Phạm Tú khẳng định bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình, người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đại diện cho ý chí làm chủ của nhân dân. Họ thực sự là cầu nối chuyển tải tâm tư nguyện vọng của đồng bào đến với các cấp chính quyền, đồng thời đóng góp thiết thực vào các chương tình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; xây dựng lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, nhà nước thông qua các đợt tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.
Nhiều người tuy tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác ở cơ sở, đảm nhận các chức vụ như Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác mặt trận... tham gia tổ hòa giải, tổ an ninh, là thành viên mẫu mực của các tổ chức chính trị - xã hội. Trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, những người có uy tín luôn đi đầu trong việc học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất và biết cách tổ chức sản xuất theo phương pháp khoa học mang lại hiệu quả cao. Họ không những làm giàu cho gia đình mà còn phổ biến, giúp đỡ, hướng dẫn nhiều người trong xóm, làng các phương thức sản xuất hiệu quả để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Ông Triệu Văn Quang, người có uy tín tại bản người Dao Thành Công, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn chia sẻ: "Nhiều năm nay, tôi được người dân bầu là Trưởng khu Dân cư, đồng thời là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao bản Thành Công. Tôi đã cùng với chi bộ và lãnh đạo khu tuyên truyền vận động người dân tham gia trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng sơn, trồng chè, chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi... Riêng gia đình tôi nhận hơn 20 ha đất rừng và vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình. Sau khi có thu nhập từ rừng, tôi quyết tâm mở rộng quy mô sản xuất và chăn nuôi, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 15 lao động trong bản.
Nhiều người dân trong khu đã đồng lòng ủng hộ và hưởng ứng với cách làm này. Đến nay, ở bản Thành Công, hầu như nhà nào cũng tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, trồng sơn, chè và măng bát độ, đẩy mạnh chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Người dân trong bản đoàn kết, hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế. Nhiều năm liền trong khu dân cư không xảy ra các tệ nạn xã hội, khiếu kiện, khiếu nại, không có hoạt động tôn giáo trái phép. Đồng bào bản Dao tuyệt đối tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Ông Phùng Đức Hòa, dân tộc Mường, là người có uy tín của khu Đồn, xã Hương Cần. Là cán bộ đã nghỉ hưu, ông Hòa và gia đình không chỉ gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình và các hoạt động của khu dân cư mà còn tích cực vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nỗ lực sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới... Hằng năm, ông được cử tham gia các lớp tập huấn do các cơ quan chức năng tổ chức về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Sau khi được cập nhật các kiến thức mới, ông Hòa đã phổ biến, hướng dẫn bà con trong khu để cùng phát triển kinh tế.
"Tôi luôn quan niệm: Có thực mới vực được đạo. Mình có kinh tế thì sẽ có điều kiện tốt hơn để giúp đỡ bà con. Mình đi trước, làm mẫu, bà con nhìn thấy những thành công đó ắt sẽ tự giác làm theo, đó chính là cách tuyên truyền hiệu quả nhất... Với 7 sào ruộng, 5 sào màu, 13 ha rừng trồng keo, sơn; kết hợp với nuôi đàn nái lợn, hơn chục đõ ong, vài chục con nhím, gà, bồ câu..., tổng thu nhập của gia đình tôi vào khoảng trên 200 triệu đồng/năm", ông Đức Hòa chia sẻ.
Không chỉ là tấm gương trong phát triển kinh tế gia đình và hướng dẫn bà con cùng phát triển kinh tế, người dân ở xã Hương Cần nhắc nhiều đến ông Phùng Đức Hòa với tư cách là một người có tấm lòng nhân hậu, là tấm gương điển hình cho các hoạt động tại địa phương như trong công tác đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài... Việc làm, lời nói của ông Phùng Đức Hòa được nhiều người dân trong xã ủng hộ, noi theo. Khu Đồn - nơi ông sinh sống, là một trong những khu phát triển nhất của xã Hương Cần và xã Hương Cần cũng là một trong những địa phương đi đầu của huyện Thanh Sơn trong phong trào khuyến học, khuyến tài lan tỏa rộng khắp.
Có thể thấy rằng, việc thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương đúng đắn và rất có ý nghĩa của Đảng và nhà nước. Những chính sách này đã phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho những người có uy tín đóng góp vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương và họ thực sự là cầu nối quan trọng của cấp ủy, chính quyền với nhân dân, là nơi tin cậy của cấp ủy chính quyền các cấp trong việc vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.
Xã Hà Tiến phát triển kinh tế trang trại Những năm gần đây, kinh tế trang trại ở xã Hà Tiến (Hà Trung) đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Nhờ đó, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, đưa thu nhập bình quân đầu người lên 46 triệu...