Bi thư Bình Dương Trần Văn Nam bị cách tất cả chức vụ trong Đảng
Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bình Dương bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.Thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cho biết, sáng 6/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 và dự kiến kế hoạch 5 năm 2021 – 2025.
Hội nghị Trung ương 3
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.
Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XIII; dự thảo Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII.
Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư thay mặt Bộ Chính trị chủ trì, điều hành chương trình Hội nghị.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, kết luận, biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Trung ương cũng thi hành kỷ luật ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bình Dương bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ: 2010 – 2015, 2015 – 2020 và 2020 – 2025.
Video đang HOT
Thủ tướng nêu giải pháp "hạ nhiệt" Covid-19, đẩy chỉ số kinh tế "nóng" dần
"Không có cách nào khác, chống dịch tốt để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế để có điều kiện chống dịch thành công" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải kiên trì "mục tiêu kép".
Chiều 2/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm.
Vừa chống dịch, vừa sản xuất trong tình trạng khẩn cấp
Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đều đánh giá rất cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngay khi Chính phủ vừa kiện toàn.
Các địa phương đều ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật và khen thưởng nghiêm minh để phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, linh hoạt của cấp dưới, huy động mọi nguồn lực phát triển.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (Ảnh: Đoàn Bắc).
Chia sẻ các kinh nghiệm tốt trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh, cần thực hiện nghiêm túc, khoa học, bài bản, sáng tạo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc lấy ví dụ, khi Thủ tướng nêu quan điểm "chống dịch như chống giặc", Vĩnh Phúc không coi đó chỉ là một khẩu hiệu mà còn là mệnh lệnh, một căn cứ pháp lý để UBND tỉnh ban hành quyết định chuyển trạng thái sang tình trạng khẩn cấp, từ đó đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, áp dụng các biện pháp phù hợp tình hình.
Ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang - cho biết, tỉnh Bắc Giang đã kiên quyết, kiên trì thực hiện "mục tiêu kép", vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, với nhiều giải pháp vừa sản xuất, vừa chống dịch tại các nhà máy, khu công nghiệp. Nhờ đó, nhiều chỉ số kinh tế hết sức tích cực, tăng cao so với năm ngoái.
Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thông tin, trong bối cảnh dịch bệnh nhưng tỉnh đã tiêu thụ tốt 215.000 tấn vải thiều với tổng doanh thu khoảng 6.800 tỷ đồng.
"Có được điều này là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ hàng ngày gọi điện chỉ đạo sát sao" - ông Thái thông tin và nói thêm: Mọi khó khăn, vướng mắc mà tỉnh nêu ra đều được các bộ, ngành giải quyết rất nhanh, cùng với đó là sự hỗ trợ của các địa phương khác và sự ủng hộ của nhân dân cả nước.
Cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 2/7 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan chia sẻ kinh nghiệm "vừa chống dịch, vừa sản xuất" tại các nhà máy, khu công nghiệp, gắn với vai trò, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, chủ nhà trọ và người lao động đồng hành với các cấp chính quyền.
Tỉnh Bắc Ninh kiến nghị các bộ ngành một số nội dung như đẩy mạnh hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sau dịch; đơn giản hóa các thủ tục trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ...
Kiên trì "mục tiêu kép": Không có cách nào khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của các tất cả các địa phương, của cả hệ thống chính trị để vượt qua khó khăn, thách thức; huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, truyền cảm hứng cho nhân dân cùng vào cuộc với cấp ủy, chính quyền để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý những thành tựu, thành tích là cơ bản, nhưng không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với thắng lợi.
Thủ tướng cho biết Chính phủ thống nhất chưa thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội XIII của Đảng, Đại hội đảng các cấp đã xác định, Quốc hội và HĐND các cấp đã giao. Trên cơ sở đó và căn cứ 2 kịch bản tổng thể được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng (tăng trưởng GDP cả năm 6% theo kịch bản 1 và 6,5% theo kịch bản 2), các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tích cực, chủ động, phù hợp.
"Kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu kép dù đây là lựa chọn rất khó khăn, không có cách nào khác, chống dịch tốt để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế để có điều kiện chống dịch thành công" - Thủ tướng nhấn mạnh và nêu lên 4 bài học, chỉ ra 5 quan điểm chỉ đạo và 11 nhiệm vụ mà các địa phương cần quán triệt sâu sắc, thực hiện trong thời gian tới.
Hiện nay, Chính phủ chưa thay đổi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở, vướng mắc ở đâu phải tìm ra, chỉ rõ để điều chỉnh. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ dứt khoát phải xử lý nhanh, kịp thời, có hiệu quả, đúng quy trình. Nội dung nào thuộc thẩm quyền của Bộ thì Bộ trưởng phải trực tiếp giải quyết, xử lý. Những nội dung vượt quá thẩm quyền thì chúng ta báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý, thuyết phục các cơ quan liên quan trên cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn.
Vấn đề đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện, cơ hội thuận tiện nhất cho người dân tiếp cận chính sách và giải quyết các công việc được Thủ tướng đề cập và yêu cầu phải hết sức năng động, sáng tạo, không để đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu, không để đứt gãy thị trường lao động.
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy giải ngân đầu tư công theo Nghị quyết của Chính phủ, lãnh đạo các địa phương phải vào cuộc kiểm tra, đôn đốc, xác định rõ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, bất cập, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất.
Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng cho rằng là thời cơ để thực hiện chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu; có giải pháp tăng thu, giảm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển và các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên, cấp bách; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, càng lúc này càng phải gần dân hơn, hành động quyết liệt hơn...
Nghiên cứu thí điểm cách ly tại nhà F0 không có triệu chứng nặng Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu thí điểm cách ly tại nhà với các ca F0 không có triệu chứng nặng, hướng dẫn những người này thực hiện đúng quy định. Thủ tướng nêu chủ trương trên tại cuộc làm việc với tỉnh Đồng Nai, chiều 27/6, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ . Chủ trương này cũng...