Bí thư Bạc Liêu: Cần sớm đưa các vụ vi phạm phòng, chống dịch ra xét xử
Bí thư Bạc Liêu yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và cơ quan chức năng cần sớm đưa các vụ án vi phạm chống dịch ra xét xử.
Ngày 30/12, họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Tỉnh ủy Lữ Văn Hùng đã đề nghị cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát cần sớm đưa các vụ án vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn ra xét xử.
Trong đó, có 2 vụ việc nổi cộm thời gian qua là vụ án liên quan đến Công ty tài chính F88 Bạc Liêu và Công ty mỹ phẩm Đông Anh, xảy ra từ ngày 22/8 cho đến nay đã hơn 4 tháng.
Bí thư Bạc Liêu đề nghị các cơ quan chức năng sớm đưa các vụ án vi phạm phòng chống dịch ra xét xử, trong đó có vụ liên quan đến Giám đốc Công ty mỹ phẩm Đông Anh (Ảnh: Huỳnh Hải).
Vụ “Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” xảy ra tại Công ty tài chính F88 Bạc Liêu (TP Bạc Liêu) được phát hiện vào ngày 22/8. Gần cuối tháng 10/2021, Công an TP Bạc Liêu đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Ngọc An (30 tuổi, ngụ TPHCM), Trưởng phòng giao dịch của Công ty tài chính F88.
Trước đó, trong đêm 22/8, tại tỉnh Bạc Liêu phát hiện trường hợp F0 là nhân viên của Công ty tài chính F88. Liên quan đến chùm ca dương tính SARS-CoV-2 này đã có 20 F0 và hàng trăm F1, F2.
Bước đầu, công an xác định Phan Ngọc An có hành vi lén hoạt động khi đã có quyết định tạm đình chỉ kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan có thẩm quyền, gây thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Vụ “Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người” tại Công ty mỹ phẩm Đông Anh (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) được phát hiện ngày 9/9.
Gần cuối tháng 11/2021, Công an TP Bạc Liêu đã khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Huỳnh Như (24 tuổi), Giám đốc Công ty mỹ phẩm Đông Anh, vì vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Trước đó, ngày 9/9, bà Như có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Qua truy vết, từ ngày 23/8 đến ngày 7/9, bà Như đã đi nhiều nơi trên địa bàn TP Bạc Liêu. Liên quan đến ca nhiễm này, đã có 7 trường hợp F0 và gần 100 trường hợp F1, F2.
Vụ "thổi giá" kit test Việt Á: Đề nghị làm rõ trách nhiệm Bộ KHCN, Bộ Y tế
"Vụ tiêu cực ở Công ty Việt Á "thổi giá" kit test Covid, nhân dân đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế..." - ông Lê Bá Trình - nguyên Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam - nói.
Sáng nay (27/12), tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQ) tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11 (khóa IX). Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu UBTƯMTTQ Việt Nam tới 10 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố có Ủy viên Đoàn Chủ tịch cư trú.
Cần xử lý nghiêm sai phạm trong phòng chống dịch
Góp ý kiến về kế hoạch giám sát, phản biện xã hội năm 2022 của UBTƯMTTQ Việt Nam, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch - đề nghị trong năm 2022 không nên chỉ dừng giám sát, phản biện trên báo cáo như hiện nay mà nên làm có trọng tâm trọng điểm.
Theo ông Nguyễn Túc, trong hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận không cần làm nhiều mà nên tập trung chọn 1-2 vụ trọng điểm và làm đến nơi đến chốn, đến tận nơi để giám sát, phản biện thực sự ra vấn đề, tạo tiếng vang, tạo sự tin cậy đối với nhân dân.
Tại điểm cầu UBTƯMTTQ Việt Nam TPHCM, ông Trần Hoàng Thám cho rằng, thực tế hiện nay các vấn đề sai phạm và xử lý sai phạm chủ yếu nằm ở quản lý đất đai và quản lý sử dụng tài sản Nhà nước. Gần như, những vụ án liên quan đến thất thoát tiền của Nhà nước hàng năm đều xoay quanh vấn đề này.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam - Đỗ Văn Chiến - hoan nghênh cơ quan điều tra sớm vào cuộc vụ "thổi giá" kit test Covid tại Công ty Việt Á.
Do đó, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam cần xác định nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm cả giám sát, phản biện những vấn đề cần thiết như hoạch định chính sách, có chủ trương trên lĩnh vực đất đai để chủ động khép lại dần những kẽ hở, vấn đề, ngăn chặn kịp thời những sai phạm.
Từ điểm cầu Thừa Thiên Huế, ông Lê Bá Trình - nguyên Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam - cho rằng, nhân dân đã lấy được niềm tin từ việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, gần đây có nhiều vụ việc tham nhũng đã xảy ra, gây hoang mang cho nhân dân, đặc biệt các vụ việc liên quan đến công tác phòng chống dịch, có dấu hiệu vi phạm, làm nhân dân mất niềm tin. Điều nhân dân cần là nếu có vi phạm, cá nhân liên quan cần được xử lý nghiêm minh.
"Vừa qua các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực liên quan đến phòng chống Covid-19. Ví dụ như vụ tiêu cực ở Công ty Việt Á "thổi giá" kit test Covid-19, nhân dân đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, các CDC các tỉnh thành... phải làm rõ và xử lý thật nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Cần làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi tham mưu làm ra hàng chục phần mềm, app chống dịch gây lãng phí, hiệu quả sử dụng không cao" - ông Lê Bá Trình gợi mở.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Truyền - Ủy viên Đoàn Chủ tịch - cho rằng, vụ việc kit test Covid-19 của Công ty Việt Á là vụ việc nghiêm trọng, không chỉ dừng lại ở tiền của mà ảnh hưởng tới lòng tin của người dân. Người dân phản ứng rất dữ dội về vấn đề này. Ngoài ra, theo ông Truyền, trong báo cáo của Mặt trận cần nhấn đến vấn đề này và có những phản ứng để ổn định dư luận xã hội.
Trả lời những tâm tư của các vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch liên quan tới vụ việc của Công ty Việt Á, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến hoan nghênh cơ quan điều tra đã sớm vào cuộc điều tra xử lý nghiêm minh.
Ông Chiến cho biết, Ban thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam đã giao cho bộ phận chuyên môn tiếp tục bám sát, theo dõi vụ việc để góp phần bảo vệ quyền lợi của nhân dân và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Gần 22.000 tỷ đồng ủng hộ phòng chống Covid-19
Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2021 cho biết, năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, song về cơ bản chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam được tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế.
Theo báo cáo, trong năm qua, hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương đã thể hiện vai trò nòng cốt trong vận động, tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Tính từ ngày 1/5/2021 đến nay, tổng số kinh phí và hiện vật vận động ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 lên tới trên 21.970 tỷ đồng. Trong đó, thông qua hệ thống MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là 13.170 tỷ đồng; qua Quỹ vaccine là 8.800 tỷ đồng.
Ngày 27/11, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11 (khóa IX).
Từ số kinh phí và hiện vật vận động được đã phân bổ, hỗ trợ và chi mua vaccine phòng Covid-19 số tiền 19.365 tỷ đồng; đã phân bổ 3.998.177 phần quà đại đoàn kết và túi quà an sinh, hỗ trợ mua thiết bị vật tư y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch... với trị giá là 11.694 tỷ đồng; Quỹ vaccine đã chi 7.671 tỷ đồng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tính đến ngày 30/11/2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam 4 cấp đã vận động Quỹ "Vì người nghèo" và chương trình an sinh xã hội được trên 4.467 tỷ đồng, trong đó: Quỹ "Vì người nghèo" 4 cấp vận động được 1.146 tỷ đồng.
Từ nguồn lực tiếp nhận được, quỹ "Vì người nghèo" Trung ương đã phân bổ số tiền trên 48 tỷ đồng đến các địa phương để hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết, thăm và tặng quà tết cho hộ nghèo.
Quốc hội: Đợt họp trực tuyến đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả, đổi mới Đợt 1 của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV với hình thức trực tuyến đã diễn ra an toàn, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước. Chiều 30/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề...