Bị “thôi miên” đến mất tài sản: Vì tham
Chỉ vì lòng tham, nhiều người dân ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã “sập bẫy” của bọn lừa đảo, mất hết tài sản.
“Bây giờ, gặp ai hỏi đường là tôi không dám nhìn mặt họ. Ở nhà một mình, người lạ tới bắt chuyện, tôi cũng tránh. Tôi sợ bị thôi miên lắm vì dạo này xảy ra nhiều rồi” – chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nói.
Tự nhận mình là bị hại
Nghe chúng tôi hỏi nhà chị Bùi Thị Nhung Em, người được cho là từng bị thôi miên, nhiều người ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một cho biết: “Con nhỏ đó tội nghiệp lắm, bị thôi miên mà đến giờ còn hơi đờ đờ”.
Gặp chúng tôi, chị Nhung Em tự nhận mình bị thôi miên. Cách đây chưa lâu, chị Nhung đang chở đứa con trai 4 tuổi bằng xe máy từ chợ về nhà thì 1 người đàn ông khoảng 40 tuổi, ăn mặc lịch sự, chạy chiếc Air Blade từ sau trờ tới vỗ vai rồi nói: “Nè em, cho hỏi thăm đường đến công viên nước”.
Đang tận tình chỉ dẫn đường thì người đàn ông bất ngờ mở lòng bàn tay, chìa sát mắt chị Nhung Em 1 miếng kim loại giống vàng, được gói trong tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng.
“Miếng vàng như có ma lực khiến tôi lóa mắt, đờ đẫn, ngây dại. Sau đó, ông ta dẫn tôi đi vòng vòng, qua những nơi tôi không thể nhớ rồi bảo đem miếng vàng đến tiệm Kim Vĩnh Phát gần đó bán dùm” – chị Nhung Em kể.
Nguyễn Thị Liên thừa nhận vì lòng tham nên bị lừa. Ảnh: ĐOÀN ĐỆ
Theo chị Nhung Em, khi bà chủ tiệm vàng vừa nhận miếng vàng thì hô to: “Nhung Em, sao mày đem vàng giả tới cho tao?”. Tiếng hét lớn của bà chủ tiệm vàng khiến chị Nhung Em tỉnh cơn mê.
Video đang HOT
Đến lúc bà chủ tiệm vàng hỏi “nhẫn, vòng ximen của mày đâu? Ai lấy rồi?” thì chị Nhung Em mới điếng hồn, chết lặng. “Tôi biết mình bị bọn lừa đảo bỏ bùa, bắt hồn để lấy 2 chiếc nhẫn và 1 bộ xi men vàng” – chị Nhung Em kể.
Anh Đặng Trung Hiếu (chồng chị Nhung Em) cho biết từ sau vụ mất vàng, vợ anh như người mất hồn nên ai cũng bảo là bị thôi miên, yểm bùa.
Sau đó, hàng loạt người quen cũng rơi vào hiện tượng tương tự càng khiến anh Hiếu tin vợ mình bị yểm bùa. Cụ thể, 1 phụ nữ bán vé số tên Út kể với anh Hiếu rằng hôm trước, có người đàn ông ăn mặc sang trọng chặn đường rồi giơ miếng vàng định yểm bùa nhưng bà kịp thời tháo chạy, nếu không thì đã mất 2 chiếc nhẫn đang đeo trên tay.
Hay chuyện cô gái sống ở TP Thủ Dầu Một bị “yểm bùa” bằng vàng giả, sau đó tự giao cho kẻ lạ mặt bộ vòng ximen và 1 chiếc nhẫn trị giá khoảng 60 triệu đồng.
Những câu chuyện huyền hoặc cứ bám riết làm anh Hiếu lo sốt vó nên phải chở vợ đến TP HCM rồi xuống miền Tây tìm thầy “giải hạn”. “Gần đây, nhờ 1 ông thầy cho sợi dây đeo nên vợ tôi mới hết đờ đẫn” – anh Hiếu nói.
“Họ đánh vào lòng tham thôi”!
Các nạn nhân bị “thôi miên” như chị Nhung Em đều đã trình báo sự việc lên Công an phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một.
Hiệp sĩ” Trần Hoàng Anh, Trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Hiệp Thành – người từng bắt quả tang hàng chục vụ “thôi miên” , cho biết phần lớn việc khai báo của bị hại không được công an tin tưởng vì sự thật không phải như vậy.
Điển hình, chị Nguyễn Thị Liên (ngụ phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một) từng đưa tay cho người khác lột lấy 21 vòng ximen vàng. Ban đầu, ai cũng nói chị bị thôi miên nhưng đến nay thì mọi chuyện đã rõ.
Anh Đặng Trung Hiếu phải chở chị Nhung Em đi nhiều nơi để “giải hạn”
Trước đó, khi chị Liên đang chạy xe máy thì gặp 1 phụ nữ đi bộ (tạm gọi là A.). Người này nói mình đang cần bán bột ngọt với số lượng lớn, nếu chị Liên tìm được người mua thì sẽ chi tiền hoa hồng. Ngay lúc đó, một người phụ nữ khác (tạm gọi là B.), không quen biết nhưng cũng xáp vào nói: “Cách đây mấy căn nhà có người này giàu lắm, tôi giới thiệu ông ta (tạm gọi là ông C.) mua cho”.
Cả ba đi được một lúc thì đến trước căn nhà của ông C. Tại đây, sau một hồi hứa hẹn về việc mua bán bột ngọt, bà A. chuyển sang đề tài lấy kim cương đổi vàng và tiền để dễ sử dụng. Bà A. hỏi 3 người còn lại có bao nhiêu tiền, vàng thì đưa hết cho bà, sau đó nhận viên kim cương trị giá hơn 10 lượng vàng, đem bán lại rồi chia nhau.
Chị Liên đang phân vân không biết có nên lột 21 vòng ximen gần 3 lượng vàng đưa cho bà A. hay không thì bà B. nhanh nhảu: “Đổi đi em, lời lắm đó, chị có 3 triệu đồng vừa mới hốt hụi nè, chị hùn với số vàng của em để đổi lấy viên kim cương”. Ông C. cũng chen vào: “Đây là viên kim cương rất giá trị. Anh không chỉ là chủ tạp hóa mà còn buôn bán vàng, em đổi viên kim cương rồi đem tới tiệm anh mua lại cho”.
Thấy bà B. và ông C. là những người không quen biết với bà A. mà sẵn sàng bỏ tiền và cam kết chắc nịch nên chị Liên xiêu lòng, giơ tay cho bà A. dùng kéo cắt lấy 21 vòng ximen để đổi “viên kim cương”.
Sau này, vụ án được phanh phui, băng nhóm lừa đảo bị bắt và tài sản của chị Liên cũng được trả lại. Tuy nhiên, trong ngày xét xử, vì ngại ngùng nên chị Liên không đến tòa với tư cách người bị hại.
Không có chuyện thôi miên, lấy vàng! Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Hùng, nguyên đại đội trưởng Đại đội Cảnh sát Cơ động Phòng Cảnh sát Bảo vệ và Cơ động Công an tỉnh Bình Dương. “Trong quá trình chỉ huy lực lượng cơ động đi tuần tra, tôi nhiều lần được người dân trình báo bị người lạ yểm bùa, thôi miên để lấy vàng. Tuy nhiên, sau khi điều tra, chúng tôi kết luận tất cả những vụ trình báo trên đều không đúng bản chất vụ việc” – ông Hùng nói. Theo ông Hùng, phần lớn người bị hại vì lòng tham mới tự giao nộp vàng cho người lạ. Gần đây, có một phụ nữ tên T. đi ngoài đường bỗng nhiên nhặt được chiếc nhẫn 3 chỉ vàng. Thực ra, đây là chiếc nhẫn giả do một đối tượng lừa đảo cố tình đặt trên đường. Ngay sau khi chị T. nhặt chiếc nhẫn, đối tượng xáp tới nói mình cũng phát hiện nên “chiến lợi phẩm” phải chia đôi. Sau một hồi thương thảo, chị T. đồng ý tháo 1 chỉ vàng mà mình đang đeo đưa cho đối tượng để sở hữu chiếc nhẫn 3 chỉ. Sau khi biết chuyện, do xấu hổ lại tiếc của nên chị T. trình báo công an là bị 1 đối tượng thôi miên, lấy vàng.
Theo Khampha
Khoa học lý giải thủ đoạn thôi miên cướp tài sản
Trong thời gian gần đây, tại địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM rộ lên những tin đồn về việc những kẻ gian sử dụng thuật thôi miên để lừa đảo, cướp tài sản.
Thời gian gần đây nhiều vụ cướp tài sản bằng chiêu trò thôi miên (Ảnh minh họa)
Vấn đề này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm không chỉ của người dân mà còn cả giới nghiên cứu...
Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo...
Mới đây dư luận lại một phen hoang mang, lo sợ trước sự việc một chủ cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội tới trụ sở CA khai báo việc mình bị một khách hàng dùng thủ thuật thôi miên cướp đi số tiền trên 1 tỷ đồng tại cửa hàng ngay giữa ban ngày. Tuy nhiên, sự thật sau đó được chứng minh, nạn nhân này có bị mất trộm nhưng không phải do bị thôi miên.
Một trường hợp khác là chị Lê Thị Tuyến, một nhân viên cửa hàng trên phố Kim Ngưu, quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng khai báo bị cướp tài sản trong trạng thái mê man, không làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân. Đó là vào một buổi chiều khoảng tháng 10-2012, khi chị đang bán hàng thì có một người phụ nữ ăn mặc rất lịch sự, độ tuổi tầm 45-50 bước vào cửa hàng để xem sản phẩm. Người này xem sản phẩm rất lâu, rồi hỏi chị Tuyến rất nhiều chuyện. Cuối cùng vị khách này quyết định mua một chiếc núm lọc nước giá 80.000 đồng. Bà này lại rút trong ví ra tờ 500.000 đồng để thanh toán. Lúc đó chị Tuyến lấy ra 4 tờ mệnh giá 100.000 đồng và 1 tờ 20.000 đồng để trả lại cho khách. Tuy vậy, vị khách nhất quyết không nhận tiền mệnh giá 100.000 đồng mà yêu cầu chị Tuyến trả lại bằng tiền mệnh giá 50.000 đồng. Sau một hồi lâu dùng dằng, nói chuyện người phụ nữ lạ mặt liên tục áp sát chị Tuyến, rồi không hiểu vì lý do gì, chị Tuyến thấy choáng váng đầu óc rồi đứng bất thần như người vô thức và hành động theo như lời người phụ nữ kia bảo. Khi đó, chị Tuyến đã lấy hết số tiền bán hàng được cũng như số tiền mình có trong người đưa cho người phụ nữ lạ mặt mà không hề suy nghĩ gì. Khi đó chủ nhà cho chị Tuyến thuê cửa hàng vừa về kịp nên người phụ nữ lạ mặt đã không thể thực hiện được hành động cướp tài sản của mình. Sợ lộ, người này lập tức bỏ chạy. Khi đó, chị Tuyến cũng choàng tỉnh, hoảng hốt rồi mơ hồ thuật lại sự việc vừa xảy ra với mọi người xung quanh. Những người bán hàng khu vực gần đó thì cho biết đã nhiều lần gặp trường hợp tương tự và thủ phạm cũng có những đặc điểm khá trùng hợp với người phụ nữ trên.
Lý giải của giới khoa học
Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý ở Việt Nam cho rằng, ở nước ta hiện nay rất ít người có khả năng tác động gây biến đổi tâm lý, hoặc điều khiển hành động của người đối diện làm theo ý muốn của mình. Để có thể thực hiện được thuật thôi miên, thì bắt buộc người đó phải có nguồn năng lực nội sinh và phải trải qua một quá trình tập luyện cực kì nghiêm túc, khổ cực và lâu dài.
Trao đổi với báo chí, thạc sỹ y khoa Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển sức khỏe thể - tâm- trí cho rằng: Quá trình thôi miên không thể thành công, nếu một trong hai phía không hợp tác. Trong quá trình thôi miên, nếu chỉ cần có những hành động không hợp với người bị thôi miên, chứ chưa nói đến đến việc có những hành động khác, thì họ sẽ lập tức mở mắt và cuộc thôi miên sẽ hoàn toàn thất bại.
Lý giải về những vụ cướp tài sản mà người bị hại cho rằng mình bị kẻ gian dùng thuật thôi miên làm cho rơi vào trạng thái hôn mê sâu và không làm chủ được hành động của mình, ông Quân cho rằng rất có thể nạn nhân do bị xịt thuốc mê hay sơ ý bị lừa chứ không phải do bị thôi miên.
Bàn thêm về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết: Con đường thôi miên phần lớn là sử dụng ánh mắt, cùng những cử chỉ nhỏ như khua tay để khiến cho người đối diện bị hoa mắt, choáng váng... và các nạn nhân thường là người có lý trí không vững vàng, sức khỏe yếu hoặc giới trẻ khi nhận thức còn kém;...
Vì thế, người dân cần tránh tâm trạng hoang mang, lo sợ trước những tin đồn thất thiệt về thuật thôi miên cướp tài sản đang bị kẻ xấu lợi dụng để truyền bá trong thời gian gần đây.
Theo xahoi
Gây mê chủ cửa hàng điện thoại, trộm hơn 1 tỷ Đối tượng giả vờ mua hàng, sau đó xõa tóc ra khiến chị Điệp khụy xuống mê man (ảnh minh họa) Đang tiếp chuyện một nữ khách hàng vào xem điện thoại, chị Điệp bỗng khụy xuống mê man. Đến khi tỉnh dậy thì phát hiện số tài sản hơn 1 tỷ đồng "biến mất". Công an quận Đống Đa (Hà Nội) vừa...