Bị tàu hỏa tông tử vong vì “cố thủ” trên đường sắt
Thấy người dân đến khuyên can, ông C. dùng gậy đánh trả rồi lao vào đoàn tàu đang chạy. Bị cú tông mạnh, ông C. văng xuống kênh tử vong.
Ngày 22/1, công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang làm rõ vụ tai nạn làm ông Nguyễn Văn C. (48 tuổi, người địa phương) thiệt mạng.
Thi thể nạn nhân được khỏi hiện trường
Trước đó, khoảng 7h cùng ngày, ông C. leo lên đứng giữa đường ray xe lửa ở cầu đường sắt. Khi đoàn tàu sắp đến, một số người dân phối hợp cùng các công nhân bảo trì đường sắt tiến hành khuyên can, đưa ông C. xuống. Tuy nhiên, khi mọi người tới gần liền bị ông này dùng gậy đánh trả.
Ngay sau đó, đoàn tàu SE8 chạy hướng Nam – Bắc lao tới húc ông C. bay xuống kênh.
Mọi người tìm cách vớt ông C. lên bờ nhưng nạn nhân đã tử vong vì thương tích quá nặng. Sự cố làm đoàn tàu phải tạm ngưng hành trình 15 phút để phối hợp cùng lực lượng chức năng lập hồ sơ, làm rõ vụ việc.
Video đang HOT
Vĩnh Thuỷ
Theo Dantri
Máy bay QZ8501 của AirAsia tăng độ cao quá nhanh
Giới chức Indonesia ngày 20/1 cho biết máy bay QZ8501 của hãng AirAsia đã tăng độ cao quá nhanh trước khi bị khựng lại, và rơi xuống biển Java, khiến 162 người thiệt mạng.
Các điều tra viên đang xem xét phần đuôi của chiếc máy bay AirAsia gặp nạn. (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội ngày 20/1, Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Ignasius Jonan cho biết dữ liệu radar cho thấy chiếc máy bay AirAsia mang số hiệu QZ8501 có thời điểm đã tăng độ cao với tốc độ khoảng 1.828m/phút trước khi gặp nạn vào ngày 28/12 vừa qua.
Trong khi đó, giới chức Indonesia trước đó cho hay, có một số phi cơ chở khách ở độ cao khác trong khu vực vào thời điểm máy bay AirAsia gặp nạn.
Ông Johan phát biểu: "Tôi nghĩ rằng thậm chí cả máy bay phản lực chiến đấu cũng hiếm khi tăng đột cao ở tốc độ 1,83km/phút". Ông nói thêm: "Những chiếc phi cơ chở khách không được thiết kế để tăng độ cao nhanh như thế".
"Đối với máy bay thương mại, đây là điều bất thường, bởi chúng thường chỉ lên cao ở vận tốc 0.3km -0,61km/phút", Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia khẳng định.
Trong liên lạc cuối cùng của phi công với kiểm soát không lưu, phi công của chuyến bay QZ8501 đã yêu cầu được tăng độ cao từ khoảng 9.700 m lên hơn 11.500 m mà không rõ nguyên do.
Bộ trưởng Johan cũng cho biết, sau đó chiếc máy bay QZ8501 đã lao xuống rất nhanh và biến mất khỏi màn hình radar. Tuy nhiên, ông Johan không cho biết nguyên nhân nào khiến chiếc máy bay này lại tăng độ cao nhanh một cách bất thường như vậy.
Theo các chuyên gia, việc tăng độ cao quá nhanh có thể khiến chiếc phi cơ rơi vào trạng thái mất cân bằng khí động học. Trước đó, trong vụ tai nạn của máy bay Airbus-A330 thuộc hãng Air France bị rơi tại Đại Tây Dương hồi năm 2009, các nhà điều tra cho biết nó đã tăng độ cao, sau đó rơi vào trạng thái mất cân bằng, khiến các phi công đã không thể khắc phục được tình trạng này.
Indonesia đề xuất sửa đổi luật hàng không sau tai nạn AirAsia
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Indonesia, ông Ignasius Jonan (Ảnh: The Malay Mail Online)
Cũng trong phiên họp nói trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Indonesia Ignasius Jonan đã kiến nghị một số sửa đổi nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn hàng không tại buổi chất vấn quốc hội hôm 20/1, chỉ 3 tuần sau vụ tai nạn máy bay của hãng AirAsia.
Ông Johan cho biết một số luật mới liên quan đến vấn đề giấy phép và an toàn bay, gồm kiểm tra sức khỏe cho phi hành đoàn và kiểm soát viên không lưu, đã được bổ sung từ sau vụ rơi máy bay.
Ông Johan nói: "Thói quen của các hãng hàng không là bán vé trước khi được cấp phép đường bay. Giờ đây giấy phép đường bay phải được cấp 4 tháng trước chuyến bay, và trước thời điểm đó các hãng sẽ không được phép bán vé".
Ông Johan cho hay ông cũng đã bổ sung các quy định về giấy phép đường bay và việc đăng ký không lưu sẽ được thực hiện trực tuyến từ tháng sau. Bộ cũng đã đề xuất tăng lương cho nhóm nhân viên vận hành, như nhân viên kiểm duyệt an toàn và nhân viên bảo trì.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi một cuộc kiểm tra khẩn cấp đối với ngành hàng không Indonesia, được xem là phát triển nhanh trong khu vực nhưng có những hãng hàng không thiếu an toàn bay mọc lên như nấm nhằm phục vụ nhu cầu của giới trung lưu ngày càng đông.
Giới phân tích cho rằng cơ sở hạ tầng đã không còn đáp ứng được sự bùng nổ của ngành du lịch hàng không tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, dẫn đến tình trạng quá tải ở các sân bay.
Thoa Phạm - Nghi Phương
Theo Dantri/BBC
Xử lý dứt điểm "tiếng bom" trên cầu Thăng Long trước Tết Sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết về những tiếng động kinh hoàng "hành" khu dân cư ở Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị xử lý dứt điểm những "tiếng bom" này trước Tết Nguyên đán 2015. Ngày 16/1, báo điện tử Dân trí đăng...