Bị tâm thần vì ôn thi vào lớp 1
Trẻ mệt mỏi, căng thẳng vì ôn luyện vào lớp 1
Cháu Lê Bảo Thiên năm nay vào lớp 1. Để vượt qua kỳ thi vào trường điểm với tỷ lệ chọi cao, chị Bùi Thanh Thư (ngõ 69 Đào Tấn, Hà Nội) bắt cháu ôn thi cả ngày lẫn đêm. Mấy hôm nay thấy cháu ít nói, hay toát mồ hôi, vàng da, chị vội cho đến bác sĩ kiểm tra thì được kết luận cháu chớm bị tâm thần do áp lực học tập.
Lời bàn: Cách phân chia việc học không hợp lý cũng dẫn đến căng thẳng. Để nhồi nhét kiến thức, nhiều học sinh phải thức thâu đêm ôn luyện.
Đây là nguy cơ dễ đẫn đến rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung, hay quên… càng làm giảm hiệu quả học tập. Trẻ căng thẳng học tập thường có biểu hiện toát mồ hôi, tim nhanh, thở gấp, bụng cồn cào, tay run, bắp cơ căng lên, lo âu, căng thẳng, hồi hộp, khó ngủ…
Với những em này, phụ huynh nên đưa con đến các chuyên viên tâm lý, tâm thần. Nếu tập trung thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý trẻ sẽ dần bình phục. Stress sẽ trở thành bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh, lặp đi lặp lại nhiều lần vượt khả năng chịu đựng của đối tượng, gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Trần Viết Nghị (Bee.net)
Mùa thi, coi chừng... ngất
Nhiều nữ sinh bỗng dưng ngất đột ngột trong giờ học, có khi cả trăm em cùng ngất khiến gia đình và nhà trường lo lắng.
Em N.T.S (17 tuổi, học lớp 12 tại một trường THPT ở quận Bình Thạnh-TPHCM) đã 3 lần bỗng dưng ngất xỉu trong giờ học. Bà T.M, mẹ của S., rất lo lắng nên đưa em đi khám ở nhiều nơi. Kết quả tại một phòng khám tâm lý - tâm thần cho thấy S. mắc chứng rối loạn phân ly (histeria, dân gian còn gọi là cà hước). Áp lực từ gia đình muốn S. đậu vào một trường ĐH tốp trên, trong khi sức học của S. chỉ ở mức khá khiến em căng thẳng kéo dài dẫn đến ngất xỉu.
Ngất xỉu hàng loạt
Trường hợp như em S. không phải hiếm gặp. Gần đây ở nhiều địa phương đã xảy ra một số vụ nữ sinh ngất hàng loạt, có khi lên đến hơn trăm em và đều được các chuyên gia y tế kết luận do chứng rối loạn phân ly.
Theo một số bác sĩ (BS) chuyên khoa tâm thần, hiện tượng này thường xảy ra ở những nơi tập trung nhiều phụ nữ trẻ như trường học, nhà máy... Khi một người ngất vì histeria, sự lây lan tâm lý dễ dẫn đến ngất xỉu hàng loạt.
ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, phân tích rối loạn phân ly thường xuất hiện trên chủ thể có loại hình thần kinh yếu muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn của mọi người sống trong môi trường tập thể đông, xa nhà, thiếu tình cảm điều kiện sống khó khăn, gặp chuyện buồn trong tình cảm căng thẳng trong học tập, công việc...
Bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần TPHCM tư vấn cho một nữ bệnh nhân
Tất cả những yếu tố này cộng dồn và khi gặp thêm một vấn đề gì đó, họ chợt có một phản ứng bất thường, chẳng hạn ngất xỉu hoặc lên cơn co giật như động kinh. Nếu trong môi trường đó có nhiều người thần kinh yếu và cùng gặp phải khó khăn như trên, một người ngất sẽ như một mồi lửa tạo nên phản ứng dây chuyền. Thế nên, mới có hiện tượng ngất hàng loạt tại trường học, nhà máy.
Theo BS Vũ Đình Vương, Trưởng Khoa Nội trú Bệnh viện Tâm thần TPHCM, rối loạn phân ly hiếm gặp ở nam giới. Người bệnh thường biểu hiện bằng cơn ngất cơn không nói bỗng dưng liệt, yếu tay, chân co giật... Cơn này thường hết trong thời gian ngắn nhưng cũng có trường hợp cá biệt bệnh nhân không chịu nói trong nhiều ngày liền sau khi học thi quá căng thẳng.
Mục đích gây chú ý
Theo BS Quang, các cơn ngất, co giật, mất tiếng, ủ rũ... ở người bị rối loạn phân ly khác với người mang các bệnh thực thể ở chỗ đây là một phản ứng nhằm gây chú ý tới mọi người xung quanh và thường người bệnh có thể ý thức được sự việc đang xảy ra.
"Người mắc bệnh thực thể có thể ngất ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào, còn người bị chứng rối loạn phân ly sẽ ngất ở chỗ đông người và sạch sẽ, an toàn" - BS Quang cho biết. Tuy nhiên, do hiện tượng "sao chép" triệu chứng này, khi xảy ra hiện tượng ngất xỉu, co giật đột ngột, nghi ngờ là rối loạn phân ly, trước tiên phải loại trừ các nguyên nhân thực thể như bệnh tim, động kinh vốn cần cấp cứu kịp thời.
Các biểu hiện của bệnh thường xảy ra do một tác nhân không thuận lợi trong thực tại đưa đến, gây ra phản ứng trong lúc cao độ. Đây chỉ là những "triệu chứng giả đò" nên trong nhiều trường hợp, mọi người càng lo lắng, vỗ về thì người bệnh càng lâu tỉnh. BS Quang lưu ý thêm rằng do điều kiện sống cũng liên quan đến bệnh nên các trường hợp ngất hàng loạt thường xảy ra tại các địa phương nghèo.
Cân bằng việc học với thư giãn Theo các BS, sức khỏe không tốt cũng là một yếu tố thuận lợi dễ dẫn đến cơn rối loạn phân ly. Để ngăn ngừa cơn ngất, co giật... tái diễn, người bệnh cần cải thiện điều kiện làm việc, học tập cũng như rèn luyện kỹ năng sống để đối diện với stress. Cơn ngất do hội chứng này không đáng lo ngại nhưng về lâu dài, người bệnh cần được điều trị về mặt tâm lý - tâm thần. Trong mùa thi, để phòng tránh hiện tượng này xảy ra với các nữ sinh, phụ huynh nên tăng cường dinh dưỡng cho các em để nâng cao thể chất, đồng thời cân bằng việc học với thời gian thư giãn và gặp gỡ bạn bè.
Theo Anh Thư (Người lao động)
Ma túy: Từ "phê" thành "điên" Rất nhiều người sử dụng ma túy tổng hợp bị tâm thần (Ảnh minh họa) Ma túy tổng hợp đang đẩy không ít bạn trẻ vào bệnh viện tâm thần vì rối loạn tâm thần tức thời ngay sau khi sử dụng. Nguyễn Khắc H. (26 tuổi, Hà Nội) đã điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội gần hai tháng. Khoảng...