Bị tai nạn, thanh niên bốc cháy như đuốc sống
Va quẹt với một xe khác, xe máy ngã ra đường, cồn chảy lênh láng và bất ngờ bốc cháy. Thanh niên điều khiển xe máy bốc cháy như ngọn đuốc.
Hiện trường sau khi chiếc xe máy chở cồn bị cháy
Trưa 12/12, trên Quốc lộ 1A, đoạn thuộc phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thanh niên tên Hà (khoảng 30 tuổi) điều khiển xe máy BKS 60F7-4664 chở 3 can cồn khoảng 90 lít, lưu thông theo hướng Bắc- Nam.
Khi vừa qua ngã ba Amata, xe máy của anh Hà va quẹt với một xe khác đi cùng chiều, khiến cả người và xe ngã xuống đường, cồn chảy tràn và bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Anh Hà bị bén lửa, toàn thân bốc cháy như ngọn đuốc sống. Anh cố chạy vào một nhà hàng gần đó cầu cứu, được người dân dùng mền, vòi nước cứu chữa sau đó chuyển vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng.
Ngoài đường, chiếc xe máy cũng bốc cháy ngùn ngụt, người dân xung quanh phải dùng bình chữa cháy mini lao ra dập lửa.
Tại hiện trường, chiếc xe máy bị cháy trơ khung, vết cồn cháy loang cả một khoảng lớn xung quanh.
Video đang HOT
Công an TP Biên Hòa đã đến hiện trường ghi nhận vụ việc, điều tiết giao thông.
Theo Xahoi
Bí quyết để an toàn với 'phượt'
Trong khi nhiều gia đình tận hưởng mùa hè với chuyến du lịch trọn gói thì nhiều bạn trẻ lại chuẩn bị cho chuyến đi đầy bụi bặm để khám phá những ngóc ngách núi đèo cheo leo nhất. Đừng quên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để có một chuyến 'phượt' an toàn.
Lịch chạy chi tiết từng ngày với các điểm ăn, ngủ và nghỉ rõ ràng, luôn có phương án dự phòng cho trường hợp xảy ra sự cố dọc đường như hỏng xe, có người ốm, trời mưa, cầu gãy... khiến thời gian chạy không đúng theo kế hoạch. Quãng đường chạy chỉ nên dưới 200 km mỗi ngày.
Hỏi kĩ những người đã chạy trước để nắm bắt tình hình thực tế nơi sắp tới. Gặp mặt và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, phổ biến lịch chạy cùng các yêu cầu trang thiết bị hay các quy định khi chạy xe máy với nhóm đông. Phải đảm bảo mỗi thành viên trong đoàn nắm chắc lịch chạy, bản đồ, những điểm bạn sẽ đến, tên và số điện thoại của tất cả thành viên trong nhóm.
Một chuyến chạy xe máy đường dài luôn có nhiều rủi ro mà bạn không thể lường trước.
Danh sách những đồ cần mang
Cho xe: Đồ sửa xe, các đồ thay thế như săm, bugi... và đảm bảo bạn đã thay dầu, kiểm tra phanh lốp trước khi lên đường.
Cho cá nhân: Quần áo, áo khoác ấm, bịt mặt, khăn quàng, găng tay, mũ bảo hiểm có kính chắn gió, bọc gối, áo mưa, ủng đi mưa, bọc đồ cá nhân, đồ vệ sinh cá nhân, túi ngủ...
Đồ y tế: Thuốc cảm sốt, thuốc đi ngoài, thuốc dị ứng, kháng sinh, C sủi, bông băng, thuốc sát trùng, dầu gió, dầu xoa, salonpas...Với đoàn đông, bạn nên mua với số lượng nhiều hơn và chia cho khoảng 2 - 3 người cầm.
Ngoài ra cần mang theo các vật dụng khác như dây thừng, dây chằng đồ và một số vật dụng nhỏ gồm dao, kéo...
Khi cất đồ vào ba lô, hãy xếp gọn các túi đồ trong các túi nilong để tránh đồ bị ướt khi gặp trời mưa hay qua suối. Khi buộc đồ trên xe phải đảm bảo gọn gàng, thuận tiện và không vướng khi đi trên đường.
Hà Giang, một trong những cung đường đẹp và nguy hiểm nhất miền Bắc.
Những nguyên tắc trên đường
Một đoàn chạy xe máy chỉ nên dừng ở 4 xe 8 người, vừa dễ dàng giao lưu trò chuyện, vừa dễ kiểm soát khi đi trên đường và liên hệ nơi ăn chốn ngủ tại địa phương.
Các đoàn chạy cần phân công nhiệm vụ để đảm bảo cho các vị trí: Dẫn đoàn, khống chế tốc độ, chốt đoàn hay người cầm đồ sửa xe. Các xe cố gắng cách nhau một tầm pha. Khi đi đường không rượt đuổi hay nô đùa, không chạy song song hai xe. Khi dừng xe trên đường phải tấp sát vỉa hè, buổi tối có xi nhan đèn cho các xe sau trông thấy.
Tránh đi đêm hay vào những nơi hẻo lánh khi trời đã quá khuya. Khi phải đi lúc trời tối, xe đi trước ra tín hiệu bằng xi nhan cho các xe sau. Trong thời tiết sương mù, các xe chú ý bật đèn pha để báo hiệu cho xe đi ngược chiều.
Khi qua suối, hãy đi theo tốp đông và cẩn thận với những dòng nước xiết bất ngờ. Chờ có người địa phương đi qua trước là tốt nhất. Đó là những người đã có kinh nghiệm ở chính nơi họ ở, đi theo họ là cách chọn được con đường an toàn và ít nguy hiểm nhất.
Khi bạn tìm vị trí chụp ảnh, hãy cẩn thận với sông, suối và các thác nước. Các dòng suối trên khu vực miền núi thường có địa hình hiểm trở, nhiều xoáy sâu và trơn trượt, cực kì nguy hiểm.
Tại các điểm vùng sâu và vùng cao, khi cần đến ngủ nhờ, tốt nhất bạn hãy ghé trình báo đồn biên phòng hay nhà trưởng bản. Với các chuyến đi vào các vùng biên giới, việc trình báo này là bắt buộc.
An toàn là trên hết.
Một chuyến đi bụi đến với các bản làng xa xôi của Tổ quốc chỉ có ý nghĩa khi bạn và những người cùng đi trở về nhà an toàn. Hãy để hạnh phúc của hành trình không phải là điểm đến mà là những gì bạn có được trên chặng đường dài.
Theo VNE
Hà Nội: Cháy cột điện, hàng trăm người dân hoảng loạn Ngọn lửa bất ngờ bùng phát từ một cột điện trên phố Cầu Giấy (Hà Nội), khiến hàng trăm người lưu thông trên tuyến đường này bị một phen hú vía. Hiện trường vụ cháy (Ảnh minh họa) Chiều nay (9/6), một vụ cháy đã xảy ra tại khu vực đối diện số nhà 98 Cầu Giấy, Hà Nội thu hút sự chú...