Bị sốt xuất huyết là do… muỗi địa phương khác đốt nên không xử phạt?
Vì lý do “Người dân mắc bệnh sốt xuất huyết là do đi lại ở khu vực khác bị muỗi đốt” nên TP.HCM lơ là công tác kiểm tra dịch bệnh sốt xuất huyết.
Một số lãnh đạo địa phương của TPHCM còn duy trì tư tưởng “người dân mắc bệnh sốt xuất huyết là do đi lại ở khu vực khác bị muỗi đốt, chứ không phải do địa bàn mình có muỗi”, vì vậy mà lơ là công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Đó là nhấn mạnh của Sở Y tế TPHCM trong cuộc giao ban y tế dự phòng diễn ra chiều nay (7/11).
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, bệnh sốt xuất huyết trong tháng 10 của thành phố tăng hơn 125% số ca nhập viện so với cùng kỳ năm ngoái. Với diễn biến thời tiết bất thường, thì hiện nay vẫn là cao điểm của dịch bệnh này.
Điều trị cho trẻ nhiễm sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy tình hình xử phạt vi phạm về phòng chống sốt xuất huyết vẫn chưa được thực hiện quyết liệt tại 1 số địa phương. Đến nay vẫn còn 5 quận, huyện chưa thực hiện xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm để phát sinh lăng quăng, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở. Tính hết tháng 10 thì các địa phương đã ban hành 206 quyết định xử phạt, trong đó riêng tháng 9 lập 43 biên bản, còn tháng 10 thực hiện 73 biên bản xử phạt vi phạm.
Về bệnh tay chân miệng, tính đến hết tháng 10, trên địa bàn TP có 5.678 trường hợp nhập viện điều trị nội trú, tăng 19,7% so với năm 2017. Còn số ca điều trị ngoại trú gấp 6 lần với hơn 31.800 ca bệnh.
Nói về vấn đề gia tăng các ca bệnh tay chân miệng, Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng-Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định: “Trong phòng chống tay chân miệng thì 2 vấn đề ưu tiên hàng đầu nhất là vấn đề cách ly, tại nhà, tại trường học, 2 là rửa tay. Không chỉ là triển khai tập huấn rửa tay mà quan trọng hơn là theo dõi xem các cháu đã thực hiện như hướng dẫn và những hanh vi này có hình thành thói quen hay không”.
Bên cạnh đó, dịch bệnh sởi vẫn tiếp tục gia tăng với trung bình 60 ca mỗi tuần, hầu hết là trẻ em, trong đó có đến 62% số trẻ không được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong tháng 11 này, thành phố sẽ triển khai chiến dịch tiêm sởi – rubella theo kế hoạch của Bộ Y tế cho khoảng 300 trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho rằng, một số địa phượng vẫn còn lơ là trong công tác xử phạt vi phạm để phát sinh ổ lăng quăng. Chính vì lý do này nên chưa đủ sức răn đe đối với các cơ quan đơn vị, khiến họ chủ quan trong việc loại bỏ những vật dụng chứa lăng quăng nhằm răn đe khắc phục./.
Theo vov
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở Đồng Nai
Những năm qua, Đồng Nai luôn là điểm nóng của cả nước về bệnh sốt xuất huyết.
Trong 9 tháng của năm 2018, sốt xuất huyêt tiếp tục bùng phát tại địa phương này với hàng ngàn ca mắc, 2 trường hợp đã tử vong. Hiện đang là cao điểm của mùa mưa, trong khi địa phương này có hàng trăm ngàn công nhân lao động đang sinh sống trong các khu nhà trọ ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát thành dịch trên địa bàn rất lớn.
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở Đồng Nai.
Những ngày này, gia đình chị Niệm Thùy Trang, ngụ ấp An Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai phải thường xuyên dọn dẹp nơi ở, vứt bỏ những vật dụng phế thải quanh nhà để hạn chế muỗi phát sinh. Bởi chỉ trong 10 ngày qua, tại dãy trọ chị ở đã có 3 người mắc sốt xuất huyết, có cả người lớn và trẻ em.
Còn tại hộ bà Trần Thị Nhuận, khu phố 4B, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chỉ trong 1 tuần đã có 2 người phải nhập viện do sốt xuất huyết. Lo ngại cho sức khỏe của các thành viên còn lại trong gia đình, cả nhà bà Nhuận đã thực hiện nhiều biện pháp phòng bệnh như dọn vườn, đổ vật dụng tồn động nước mưa, nơi phát sinh lăng quăng, bọ gậy.
Thời gian qua, ngành y tế Đồng Nai đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đối với các khu nhà trọ, do phần lớn công nhân ban ngày phải đóng cửa đi làm nên việc phun xịt hóa chất gặp khó khăn.Tỉnh đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân.
Ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết: "Chúng tôi đã thành lập một đội ngũ công tác viên phòng chống sốt xuất huyết, khoảng hơn 4.000 người và giao cho mỗi cộng tác viên sẽ phụ trách một số hộ gia đình. Nhiệm vụ của cộng tác viên là đi đến thăm các gia đình trong địa bàn mình phụ trách, xem có những vật chứa, những vị trí mà lăng quăng phát triển và hướng dẫn người dân dọn dẹp".
Để đề phòng bệnh sốt xuất bùng phát thành dịch, ngoài nỗ lực của cơ quan y tế cũng như các cấp chính quyền tỉnh Đồng Nai, bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức, chung tay dọn dẹp vệ sinh khu dân cư sạch sẽ, thông thoáng, phát quang bụi rậm. Đặc biệt là không vứt rác bừa bãi, lật úp dụng cụ đựng nước khi không sử dụng để phòng ngừa muỗi phát sinh.
Theo vov.vn
Đà Nẵng lên kế hoạch giảm tải bệnh viện Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch giảm quá tải bệnh viện đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể đề ra là giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện, nhất là các bệnh viện hạng 1 (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi, Bệnh viện Ung...