Bị sốt có nên đắp chăn?
Em sốt 39 độ C, lạnh run nên đắp chăn kín người, nghe mọi người nói trùm chăn có thể gây co giật. Xin bác sĩ tư vấn. (Thoa)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trả lời:
Người bị sốt thường sợ gió nên đóng kín cửa, đắp chăn dù đang sốt cao là một sai lầm. Khi sốt, người bệnh thường cảm thấy nóng trong cơ thể nhưng lạnh ở ngoài, càng đắp chăn càng lạnh, là do hiện tượng co mạch ngoại vi.
Video đang HOT
Đắp chăn không giúp hết lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây các biến chứng như co giật.
Khi bệnh nhân uống thuốc hạ sốt cần có cơ chế thoát nhiệt, trong đó thoát nhiệt qua đối lưu rất quan trọng. Muốn đối lưu thì phải có tốc độ dòng khí ở xung quanh mình, giống như vào ngày trời nóng bạn đi ra ngoài đường nếu có gió sẽ cảm thấy mát. Cơ thể có cơ chế thoát nhiệt qua da, nếu uống thuốc mà không có đối lưu thì không thoát nhiệt được.
Do đó, nguyên tắc quan trọng khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa để không khí trong nhà lưu thông. Không nên mặc quá nhiều áo quần hoặc để cơ thể quá lạnh, hãy giữ thân nhiệt cơ thể ổn định sao cho người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất. Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Theo VNE
Đắk Lắk: Thương tâm cháu bé 5 tuổi tử vong do bị chó cắn
Sau khoảng 1 tháng bị chó cắn, cháu bé 5 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt nhẹ, ho, sợ gió, sợ nước, đồng tử giãn nhẹ... và đã tử vong trên đường chuyển viện.
Chiều 18/9, bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do bệnh dại.
Theo đó, bệnh nhân Y'Zô Ên A., SN 2014, trú tại buôn Ea Kmát, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk khởi bệnh ngày 12/9 với triệu chứng sốt nhẹ, ho, yếu hai chi dưới.
Sau khi đi khám và uống thuốc ở phòng mạch tư nhưng bệnh không giảm, ngày 13/9, gia đình đưa cháu vào bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột.
Đến ngày 15/9, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Cháu bé đã tử vong do bị chó cắn. (Anh minh họa).
Tại bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhân xuất hiện thêm các triệu chứng tăng tiết đờm dãi, sợ gió, sợ nước, đồng tử giãn nhẹ khoảng 4mm... Các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh dại lên cơn, tiên lượng rất nặng.
Đến rạng sáng 16/9, gia đình bệnh nhân xin chuyển lên bệnh viện Nhiệt đới (TP.Hồ Chí Minh), nhưng bệnh nhân đã tử vong trên đường đi.
Theo người nhà bệnh nhân, cháu bị chó cắn cách ngày khởi bệnh khoảng 1 tháng, nhưng người nhà không đưa cháu đi tiêm phòng dại.
Sau đó, con chó cắn cháu bé này có dấu hiệu tiết nước dãi nhiều nên người nhà bệnh nhân đã đánh chết.
Theo nguoiduatin
Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới Khởi đầu một năm học mới thường đồng nghĩa với việc con bạn sẽ có nguy cơ tiếp xúc với rất nhiều vi trùng gây bệnh. Có thể nói, trường học là môi trường sinh sôi của vi khuẩn. Thêm nữa, sau thời gian dài nghỉ hè, việc phải đột ngột thức dậy sớm vào buổi sáng, lịch học cả ngày ở trường...