Bị sỏi thận nhiều năm, bệnh nhân để sỏi kết thành san hô bao quanh thận
Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến nhưng lại không kém phần nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho người mắc, trong nhiều trường hợp còn gây ra nhiều ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh nhân Doãn Trung P (62 tuổi, tỉnh Hưng Yên) vào viện trong tình trạng đau bụng, thắt lưng dữ dội.
Qua thăm khám và siêu âm, bác sĩ phát hiện người bệnh có sỏi san hô kích thước rất lớn 61×23mm, chiếm hết cả thận, sỏi niệu quản trái 1/3 dưới kích thước 9×17mm gây ứ nước thận phải độ III. Sau hội chẩn chuyên khoa, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da.
Sau khi thực hiện tán sỏi qua da toàn bộ sỏi san hô, sỏi niệu quản đã được tán sạch, triệt để.
Trường hợp chị N.C.H. (34 tuổi, Hà Nội) bị sỏi thận nhiều năm nay nhưng không có triệu chứng đau rõ ràng. Gần đây, chị H. thấy có các triệu chứng đau tức thắt lưng bên phải.
Qua thăm khám và kết quả phim chụp, các bác sỹ chẩn đoán có sỏi san hô hoàn toàn thận phải gây giãn thận phải độ 2 với kích thước lớn 6×4cm. Bác sĩ cho biết sỏi của chị H. là sỏi san hô phân nhánh phức tạp cần phẫu thuật để lấy sỏi.
BSCK II Nguyễn Quang Cừ – Chuyên gia tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo) là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ
Đối với sỏi san hô phân nhánh phức tạp sẽ gây tổn thương và hỏng thận theo thời gian. Đổi với sỏi nhỏ, đơn giản, các bác sỹ thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da bằng một đường hầm.
Nhưng với trường hợp phức tạp các bác sỹ phải tiến hành phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da bằng ba đường hầm để tiếp cận được hết các nhóm đài thận. Từ đó, các bác sỹ sẽ lấy được hết sỏi. Thông thường, để lấy được hết sỏi san hô phân nhánh phức tạp, bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.
Nếu sỏi nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp can thiệp ít xâm lấn, nội soi tán sỏi thận qua da với độ an toàn, tính thẩm mỹ, hiệu quả cao đã trở thành lựa chọn điều trị hàng đầu. Phương pháp này đang dần thay thế phẫu thuật mổ mở truyền thống bên cạnh các phương pháp nội soi tán sỏi thận ngược dòng bằng laser, tán sỏi ngoài cơ thể…
Đối với tán sỏi qua da, bác sĩ Cừ cho biết ưu điểm đó là bệnh nhân hồi phục rất nhanh gần như trở lại trạng thái bình thường chỉ vài ngày sau phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da, cơ thể ít phải chịu đau đớn như mổ mở.
Quá trình thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ tạo một đường hầm từ ngoài da vào bể thận qua vết rạch khoảng 1cm, nong đường hầm đưa máy nội soi và dụng cụ tán sỏi bằng năng lượng laser để tán vụn sỏi và hút ra ngoài cơ thể.
Việc mổ lấy sỏi nhất là sỏi san hô và cấu trúc phức tạp thường phải tiến hành mổ mở để lấy sỏi, vết mổ dài khoảng 15cm, nguy cơ tổn thương 20-30% chức năng thận do vết rạch trên nhu mô hoặc phải tiến hành cắt bán phần/ toàn bộ thận đối với sỏi ở vị trí khó xử lý, hậu phẫu nặng nề, thời gian phục hồi kéo dài đến hàng tháng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những người bị sỏi thận cần hết sức chú ý. Không nên chủ quan với sỏi thận.
Trong cuộc sống hàng ngày, cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ. Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.
Người đàn ông có nguy cơ chạy thận vì uống thuốc lá chữa bệnh
Mọi người thường bày nhau kinh nghiệm uống các loại lá để sỏi thận bật ra theo đường đi tiểu. Tuy nhiên, tùy theo từng loại sỏi mới có tác dụng.
Ngược lại nếu gặp phải sỏi dạng gai xương rồng, sỏi đã can xi hóa thì chỉ làm hại thận như trường hợp người đàn ông 40 tuổi ở Lào Cai được ghi nhận mới đây.
ThS-bác sỹ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-tiết niệu, BV E Hà Nội cho biết, mới đây khoa tiếp nhận một bệnh nhân nam ở Lào Cai nhập viện trong tình trạng có sỏi san hô kích thước lớn ở hai thận. Hình ảnh siêu âm cho thấy 2 thận ứ nước độ 4, ứ mủ và sưng to như quả dừa.
Bệnh nhân này bị sỏi thận đã lâu điều trị bằng cách mua lá mã đề, râu ngô sắc uống hàng ngày. Ngay cả khi xuất hiện những cơn đau thoáng qua ở vùng hố chậu bệnh nhân đều bỏ qua. Gần đây, khi cơn đau trở nên dữ dội hơn kèm theo đái ra máu bệnh nhân mới chịu đến viện.
Các bác sỹ đã mổ cấp cứu và chọc dẫn lưu hút ra hơn lít mủ dạng nhầy như thạch, quánh đặc từ thận người bệnh. Bệnh nhân bị sỏi thận lâu ngày tắc nghẽn, lắng đọng nên thận đều hỏng gần hết. Nếu sau thời gian điều trị mà thận bệnh nhân không hồi phục thì chắc chắn phải chạy thận suốt phần đời còn lại. Ở trường hợp này, khả năng phải chạy thận rất lớn-bác sỹ Nguyễn Đình Liên chia sẻ.
Bác sỹ Nguyễn Đình Liên cảnh báo, việc để sỏi thận lâu ngày không điều trị sẽ tích tụ thành sỏi to và gây hỏng thận. (Ảnh: P.Châu)
Theo bác sỹ Nguyễn Đình Liên, việc người dân bày nhau kinh nghiệm uống các loại lá, cây, cỏ để tự chữa sỏi thận đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, người dân không hiểu được tại sao có những sỏi sau uống thuốc lá một ngày có thể tiểu ra được nhưng có những loại sỏi uống "hàng tấn thuốc" cũng không thể ra.
Hay với những loại sỏi dù rất nhỏ nhưng có mảng bám gai xương rồng cắm vào mô của thận, hay niêm mạc của niệu quản thì không bao giờ ra được dù rất nhỏ. Thậm chí có những sỏi đã can xi hóa không bào mòn được thì sẽ gây hỏng thận một cách rất nhanh chóng.
Mặc khác, trong khi người bệnh sau thời gian uống thuốc lá thấy những cơn đau giảm đi hoặc đái được ra sỏi cứ ngỡ là khỏi liền... bỏ qua mà không đi khám. Kết quả là, lâu ngày sỏi nhỏ tích tụ thành sỏi to. Về lâu về dài thận sẽ hỏng hẳn. Hoặc một số trường hợp sỏi càng ngày càng to lên gây viêm nhiễm, nhiều trường hợp biến chứng chuyển thành ung thư trên sỏi thận. Đây là những vấn đề mà người dân rất dễ chủ quan.
Về nguyên nhân gây sỏi thận, bác sỹ Nguyễn Đình Liên cho biết, nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đó có thể là do uống ít nước: Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn thận. Chức năng lọc giảm, nước tiểu đặc với nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ kết tinh tạo sỏi.
Ngoài ra sỏi thận còn do thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng nhiều thức ăn chứa các gốc muối (điển hình là oxalat trong rau cải, cần tây, rau muống,...) cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Người bị sỏi thận thường xuất hiện cơn đau xuất phát từ lưng, vùng mạn sườn dưới sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới. Đây là triệu chứng xảy ra do sỏi lớn di chuyển và cọ xát làm tổn thương đường tiết niệu. Bệnh nhân đi tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu. Trong khi đi tiểu, sự di chuyển của nước tiểu kéo theo sỏi thận cũng gây đau cho người bệnh.
Để phát hiện sớm, điều trị kịp thời mọi người cần đi khám sức khoẻ định kỳ. Khi có biểu hiện đau lưng, đau hố thắt lưng, đau dữ dội kèm đái ra máu...thì phải đi khám tại những BV có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ xẻ đôi thận, lấy ra nhiều viên sỏi san hô có nhánh Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi san hô mở rộng thận có hạ nhiệt. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện tại bệnh viện này. BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết bệnh nhân tên Lê Tấn T. (SN 1960; ngụ tỉnh...