Bị siết tín dụng, thị trường bất động sản sẽ thế nào?
Nhiều ngân hàng liên tục siết tín dụng vào bất động sản khiến nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường thời gian tới sẽ khó khăn hơn.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có kinh doanh bất động sản. Vì thế, đã có một số ngân hàng thương mại có động thái ’siết’ cho vay, ngưng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản.
Có thể kể đến như ngân hàng Sacombank đã ban hành công văn trên toàn hệ thống cho biết sẽ không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản từ nay đến hết tháng 6/2022.
Hiện ngân hàng này tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực sản xuất, ưu tiên nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng gia tăng cao như xất khẩu, dịch vụ, logictics…
Nếu bị siết tín dụng, thị trường bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hay ngân hàng Techcombank cũng thông báo kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và thứ cấp mua bất động sản.
Theo đó, ngân hàng này sẽ tạm dừng giải ngân khoản vay mua bất động sản (gồm chưa/đã có giấy chứng nhận) kể từ ngày 25/3. Các đơn vị kinh doanh trao đổi và đàm phán với khách hàng để dời lịch giải ngân các khoản vay sang ngày 1/4.
Trong khi đó, ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank cho biết ngân hàng này không siết chặt mà chỉ hạn chế cho vay đối với kinh doanh bất động sản.
Video đang HOT
Được biết trong danh mục cho vay bất động sản, Ngân hàng Nhà nước “khóa cứng” tỷ lệ 8%, tức tỷ lệ cho vay bất động sản không được vượt quá 8% tổng tín dụng chung của ngân hàng. Nếu vượt hoặc tăng trưởng nóng quá sẽ bị tuýt còi.
Theo các chuyên gia, động thái siết tín dụng bất động sản này là phù hợp thời điểm này. Bởi lẽ, nếu không siết chặt tình trạng ngân hàng cho vay sân sau, bắt tay với doanh nghiệp bất động sản mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ… thì đến một lúc nào đó, mức độ nguy hiểm sẽ lan rộng và ngoài tầm tay của cơ quan thanh tra giám sát.
Tuy nhiên, việc siết tín dụng chảy vào bất động sản, chắc chắn sẽ có tác động đến thị trường, người mua nhà, nhà đầu tư và doanh nghiệp địa ốc.
TS. Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh tế ứng dụng đánh giá, việc tạm dừng giải ngân cho vay bất động sản sẽ làm ảnh hưởng mạnh nhất lên những người đang dùng đòn bẩy tài chính lớn với kỳ vọng bất động sản năm 2022 sẽ tăng trưởng mạnh.
Đây có thể là doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư lớn, những người đầu tư bất động sản theo kiểu lướt sóng.
TS. Hiển nhìn nhận, các doanh nghiệp lớn kỳ vọng dựa vào vốn vay ngân hàng để phát triển dự án sẽ bị ảnh hưởng nặng vì không có vốn để phát triển dự án. Những doanh nghiệp có dự án đang hình thành và đang bán sẽ bị ảnh hưởng vì người mua nhà bị động hơn, nhưng tác động lên nhóm này “dễ thở” hơn.
Còn đối với những nhà đầu tư dài hạn, nhóm có dự trù tài chính tốt, sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, bởi họ đã có kế hoạch dài hơn.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản đánh giá, việc siết cho vay bất động sản sẽ ảnh hưởng lớn tới dòng tiền quan trọng của thị trường bất động sản, nhất là những dự án đang triển khai rất cần vốn.
Quy định này sẽ làm giảm nhu cầu thị trường, thời gian hoàn vốn theo đó sẽ dài ra, buộc chủ đầu tư phải đưa ra các chính sách bán hàng tốt hơn và thậm chí phải hạn chế quy mô phát triển.
Các doanh nghiệp này phải tự nâng cao năng lực tài chính, cân nhắc lại tỷ trọng vốn tự có/vốn vay khi triển khai dự án, hạn chế tình trạng cố quá năng lực tài chính, thậm chí tay không bắt giặc. Ở một khía cạnh nào đó khiến chủ đầu cũng giảm lợi nhuận, phải giảm quy mô thị trường.
Còn theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc chi nhánh Batdongsan.com.vn tại khu vực miền Nam cho rằng, siết chặt tín dụng chứ không phải hạn chế toàn bộ tối đa. Tuy nhiên, việc ’siết’ tín dụng cũng ảnh hưởng, đầu tiên làm hạ nhiệt thị trường bất động sản, ưu tiên vốn vào sản xuất kinh doanh.
” Giả sử, nếu đưa room (hạn mức) tín dụng ngân hàng khoảng 20%, trong đó 8% cho bất động sản và 12% dành cho sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, khi thấy thị trường bất động sản tăng trưởng rất nhanh, rất mạnh thì không phải 12% đi vào sản xuất kinh doanh nữa mà gần như 20% đi vào thị trường bất động sản.
Vì thế, câu chuyện của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ là hạ nhiệt thị trường, điều chỉnh nguồn vốn đi vào thị trường bất động sản và sản xuất kinh doanh“, ông Tuấn phân tích.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều quy định liên quan việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản nhưng cần giám sát chặt và hiệu quả những hình thức cho vay khác nhau, kể cả việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp, cho vay thông qua các lĩnh vực khác… Có như vậy, dòng vốn của ngân hàng mới chảy vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phục vụ cả nền kinh tế.
Trong khi đó, ông Phạm Lâm, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, việc hạn chế, hoặc ngừng vay mua bất động sản của một số ngân hàng đến từ tình trạng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này tới ngưỡng, cần siết lại. Tuy nhiên, bất động sản vẫn là lĩnh vực đem lại lợi nhuận nhờ nhu cầu của thị trường lớn, lãi suất cho vay cao nên ngân hàng không bỏ qua.
Cũng theo ông Lâm, phần lớn những người vay vốn mua bất động sản đều có nhu cầu mua nhà để ở, trong đó chủ yếu là mua chung cư và thế chấp bằng chính tài sản đó. Đây là nhóm khách hàng nằm trong danh sách bị hạn chế.
Vị chuyên gia này đưa ra khuyến nghị rằng, các ngân hàng sẽ siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, không nên khóa van tín dụng bất động sản.
Trường hợp tín dụng bị khoá đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp trở ngại trong thanh khoản, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu và phải mất nhiều năm mới xử lý được.
Tan hoang núi rừng vì đua nhau xẻ núi, bạt đồi "săn view"
Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, hàng loạt cá nhân, tổ chức ngang nhiên xẻ núi, bạt đồi, san lấp đất nông nghiệp để làm dự án bất động sản trái phép nhưng chính quyền địa phương vẫn loay hoay chưa có hướng xử lý dứt điểm.
Từ cuối năm 2021 trở lại đây, những ai đi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền các tỉnh Tây Nguyên đều có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động xẻ núi, bạt đồi hai bên tuyến đường để kinh doanh bất động sản, "săn view"... diễn ra hết sức rầm rộ. Việc xẻ núi, bạt đồi này không chỉ tiềm ẩn nhiều hiểm họa như sạt lở núi, rối loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư mà còn phá vỡ quy hoạch chung, gây ảnh hưởng mỹ quan của địa phương.
Nhiều quả đồi bị san ủi nham nhở nằm dọc đường Hồ Chí Minh.
Điển hình như tại địa bàn xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, phóng viên ghi nhận trên một đoạn đường ngắn chưa đầy 2km chạy dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh là hàng chục quả đồi đã bị san ủi nham nhở. Nằm cách cổng trụ sở UBND xã Trúc Sơn chưa đầy 500m, một quả đồi rộng hơn 1ha đã bị một cá nhân cho san ủi, tạo mặt bằng xây dựng các hạng mục bên trong, bên ngoài để làm khu nghĩ dưỡng. Điều đáng nói là hoạt động san ủi, xây dựng trái phép này đã diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng khi được hỏi, chính quyền địa phương lại cho rằng "không hề hay biết".
Cũng nằm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, ghi nhận trên địa bàn thị trấn Đức An và xã Nâm Njang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, các hoạt động xẻ núi, bạt đồi cũng diễn ra rất rầm rộ. Tại một con suối nằm giáp ranh giữa hai địa bàn xã Nâm Njang và thị trấn Đức An và nằm cách đường Hồ Chí Minh chưa đầy 200m, một "đại công trường" san ủi diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi bức xúc.
Theo ghi nhận, xung quanh con suối này bốn mặt là những quả đồi trồng cây lâu năm, rừng thông phòng hộ cảnh quan đường Hồ Chí Minh tạo màu xanh cho khu vực đã bị cạo trọc. Từ đường Hồ Chí Minh đi vào khoảng 100m, nhiều tuyến đường đã được mở ra và bị san ủi, lấy đất từ phần dương đắp xuống phần âm sâu hàng chục mét. Ước lượng hàng chục nghìn mét khối đất đã bị đào đắp, tạo nên những tuyến đường trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông bao quanh con suối phía dưới. Thậm chí, để "tạo view", người ta ngang nhiên đắp một con đập chắn ngang suối khiến phần thượng lưu suối cây cối bị ngập còn phần hạ du thì thiếu nước...
Trên đây chỉ là 2 trong tổng số hàng trăm điểm lớn, nhỏ đã bị san lấp, hủy hoại đất nằm dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Trước sức "nóng" của việc này, hiện Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông đã phải lập các đoàn công tác đặc biệt để chấn chỉnh về nạn san đồi, bạt núi ngang nhiên này.
Nói về nạn xẻ núi, bạt đồi, lãnh đạo các địa phương đều thừa nhận, từ năm 2021 đến nay diễn ra ngang nhiên, thường xuyên hơn do giới "săn view", đầu cơ bất động sản. Ông Phạm Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm NJang cho biết, địa phương đang là "điểm nóng" về nạn san lấp, tạo view. Tại đây, nhiều người từ các nơi đến mua đất nông nghiệp, thuê người địa phương san ủi mặt bằng, làm đường, đẩy giá đất rẫy lên khiến giới đầu cơ, "cò" đất được nước đẩy giá đất rẫy lên cao hơn nhiều so với thực tế.
Về diện tích đất bị huỷ hoại nằm giáp ranh giữa địa bàn xã Nâm Njang và thị trấn Đức An, ông Nam cho biết, địa điểm này một phần thuộc thôn 9, xã Nâm NJang, còn phần lớn diện tích còn lại thuộc thị trấn Đức An quản lý.
Ông Nguyễn Anh Tú, Quyền Chủ tịch UBND huyện Cư Jút cho biết, hành vi vi phạm của cá nhân san ủi đất ngay trước cổng UBND xã Trúc Sơn đã bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần với tổng số tiền 23,5 triệu đồng vì đã san ủi, hủy hoại 4.500m2 đất. Địa phương đã có văn bản tạm dừng các giao dịch liên quan đối với các thửa đất của cá nhân này. Khi ông này hoàn thành việc khắc phục hiện trạng mới, chúng tôi mới gỡ bỏ việc chặn giao dịch các thửa đất này. Ngoài ra, UBND huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND Trúc Sơn họp kiểm điểm, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể liên quan đến việc để xảy ra tình trạng xẻ đồi, bạt núi trên địa bàn", ông Tú nói.
Bất động sản Quảng Bình xuất hiện "sốt ảo", "thổi giá" Thị trường bất động sản Quảng Bình xuất hiện hoạt động đầu cơ mua đi bán lại bất động sản gây "sốt ảo", có hiện tượng "thổi giá" làm cho giá cả của khu đất không đúng với thực tế giá trị. UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn số 480 liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý thị...