Bị sếp đổi cho việc nặng hơn, nàng công sở còn lĩnh thêm vố đau từ hội đồng nghiệp xu nịnh
“Sếp trực tiếp của mình không ưa mình còn đổi công việc hiện tại của mình sang việc khác nặng hơn. Chỗ mình thì có vài đồng nghiệp nịnh sếp cũng hùa vào nói xấu móc mỉa mình”.
Bị sếp ghét hay bị hội đồng nghiệp xấu đặt điều nói xấu là hai tình cảnh khiến hàng loạt dân công sở đau đầu. Sếp ghét thì tìm cách “củ hành” thường xuyên, đồng nghiệp xấu thì như thể nào cũng bày trò chọc trời khuấy nước, biến mình thành tâm điểm của các câu chuyện thị phi.
Tuy nhiên, nếu được này mất kia, rơi vào 1 trong 2 tình cảnh thôi đôi khi còn cố gắng đối phó được, đằng này nàng công sở xui xẻo trong câu chuyện dưới đây lại dây vào cả hai thứ khiến bao người ngao ngán chán nản thay.
Cụ thể, cô nàng đã đăng đàn kể đôi dòng câu chuyện của mình kèm với đó là xin lời khuyên của hội “500 anh chị em” công sở như sau:
“Sếp trực tiếp của mình không ưa mình còn đổi công việc hiện tại của mình sang việc khác nặng hơn. Chỗ mình thì có vài đồng nghiệp nịnh sếp cũng hùa vào nói xấu móc mỉa mình, đi làm mỗi ngày hết mệt chân tay lại mệt đầu. Bị một trong hai mình còn chịu đựng được, chứ như này khó chịu thật sự mọi người ơi.
Mình xin nghỉ thì sếp lớn hơn không cho nói sẽ chuyển mình qua làm việc với ổng mọi việc chỉ cần thông qua ổng không cần phải báo cáo với sếp cũ. Mình đã xin được việc mới làm bán phụ tùng ở 1 công ty xe máy cũng khá lớn. Lương thì cũng tầm ở chỗ cũ nếu bán được nhiều sẽ thưởng thêm. Bây giờ em có nên nghỉ không các bác?”.
Video đang HOT
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở rất lớn trên MXH đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Tất nhiên, với hoàn cảnh “xui xẻo kinh điển” của nhân vật chính khi vừa bị sếp ghét, vừa bị đồng nghiệp nói xấu, bên dưới phần bình luận, rất nhiều lời khuyên, cũng như là động viên an ủi đã được viết ra như sau:
“Nên chuyển bạn ạ vì sếp quản lý trực tiếp đã như vậy, đồng nghiệp còn hãm nữa. Đi làm nhiều lúc công việc mệt mỏi còn gặp tình trạng vậy dễ phát điên lắm. Trước khi nghỉ nhớ lôi cả hội đồng nghiệp xấu ra mắng một trận cho đã mồm, ghét nhất thể loại xu nịnh”.
“Sếp không ra gì nhưng đồng nghiệp tốt còn có cái để níu kéo, chứ sếp và đồng nghiệp như vậy thì nuối tiếc làm gì. Đi, đi ngay thôi”.
“Mình nghỉ làm chỉ tiếc mỗi đồng nghiệp tốt nên mới chần chừ mãi. Đây cả sếp cả đồng nghiệp đều hãm mà đã có chỗ mới rồi bạn còn tiếc làm gì nữa. Sếp lớn hơn dù có muốn giữ chân và cam kết an toàn cho bạn nhưng cũng không thể nào suốt ngày bảo vệ bạn đâu, đêm dài lắm mộng, tốt nhất là nên sang chỗ mới”.
Với những lời khuyên đều đồng tình bảo nghỉ như trên, tin chắc rằng nàng công sở sẽ có thêm động lực để thoát khỏi môi trường làm việc vốn đã quá “độc hại” của mình. Quả thật, khi trở thành nạn nhân của những trò ức hiếp chốn văn phòng, từ sếp và đồng nghiệp đều hùa nhau tìm cách “hành mình ra bã” thì dứt áo ra đi có lẽ là phương án tốt nhất để bảo vệ bản thân. Chỗ này không tốt thì tìm chỗ khác tốt hơn, ngại gì mà cam chịu, phải không chị em?
Theo Trí Thức Trẻ
Công ty giao việc gấp đôi mà lương chỉ tăng thêm... 1 triệu, ít lâu sau nàng công sở nhận ngay cái kết bất ngờ
Là dân công sở, đôi khi chúng ta phải rèn luyện cho mình khả năng tỉnh táo trước những lời hứa hẹn đường mật ngọt ngào của các công ty, bởi nếu không, rất có thể một tương lai bi đát sẽ chờ đợi chúng ta phía trước.
Gánh việc cho đồng nghiệp nghỉ sinh là chuyện phổ biến trong môi trường công sở, điều này vốn chẳng có gì đáng nói, tuy nhiên, phải gánh việc lâu dài (vì đồng nghiệp sinh xong nghỉ luôn) trong khi mức lương được công ty tăng thêm chỉ 1 triệu đồng như nàng công sở trong câu chuyện dưới đây thì thật chua chát vô cùng. Ấy thế, cay đắng nhất vẫn chính là cái kết của câu chuyện.
Cụ thể, cô nàng công sở nhân vật chính viết trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH như sau:
"Chào mọi người, hiện tại em đang làm nhân sự trong 1 công ty sản xuất ở Hà Nội, lúc mới vào thì lương 6 triệu (đến nay em làm được 3 năm ở đây rồi và lương hiện tại là 8 triệu), khối văn phòng thì có khoảng 15 người, khối xưởng thì có đến 200 người cả quản lý.
Trước đây bộ phận em có 2 người phụ trách, sau đó bạn ấy nghỉ sinh và nghỉ việc luôn. Sếp thấy em làm được việc nên giao cho em ôm hết tất cả công việc của bạn ấy và cộng thêm cho em 1 triệu tiền trách nhiệm. Thời gian làm việc ở đây thì em thể hiện được năng lực, được đồng nghiệp và sếp đánh giá khá cao, khá nhiều lần nhận được danh hiệu nhân viên xuất sắc tháng.
Sang năm 2019 thì công ty có định hướng phát triển em lên vị trí Trưởng phòng và giao thêm cho em làm 1 số công việc khác nữa, đồng thời tuyển thêm 1 bạn làm cùng em nhằm mục đích sau nay nếu em lên vị trí phó phòng thì bạn đó sẽ nhận công việc của em.
Sang năm 2020 thì công ty xây dựng lại cơ chế lương và em thực sự sốc khi nhận quyết định lương của mình thấp hơn mức lương của năm ngoái 1 triệu, khi em thắc mắc thì nhận được câu trả lời là do công việc của em đã được chia cho bạn kia rồi.
Một người trẻ, luôn có nhiều sáng kiến, ý tưởng trong công việc và được đánh giá là 1 nhân viên có năng lực, tố chất trong công ty sau 3 năm cố gắng thì nhận lại mức lương thấp hơn cả vị trí tổ trưởng. Mọi người cho em hỏi là em có nên tiếp tục gắn bó với công ty không ạ, thực sự nếu nghỉ thì em cũng rất tiếc đồng nghiệp ở đây, nhưng nếu không nghỉ thì với mức lương như thế thì em không đủ sống ở Hà Nội này".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mà nhất là "500 anh chị em" công sở. Tất nhiên, với tính chất hy hữu kèm hành động bóc lột sức lao động vô lý của công ty được đề cập, hàng loạt dân mạng đã tức giận viết đôi dòng mắng mỏ, kèm lời khuyên bên dưới phần bình luận như sau:
"Công ty quỷ quái kiểu này có ở lại cũng chẳng phát triển được đâu huống gì lời hứa hẹn vị trí Trưởng phòng. Mình khuyên bạn nên nghỉ, ban quản lý cảm thấy bóc lột được bạn suốt bao năm nên được nước lấn tới đấy, lý do nghỉ cứ ghi mức lương không phù hợp, để xem họ có níu giữ bạn không".
"Làm 3 năm mà lương chỉ có vậy à bạn? Mình làm 1.5 năm lương đầu vào đã hơn bạn rồi. Công ty sản xuất làm càng mệt nên thôi nếu được ra làm các công ty thương mại, dịch vụ đi. Khuyên thật lòng bạn vậy đó. Nó đã muốn bóc lột thì bao lời hứa hẹn đường mật sẽ rót vào tai bạn đấy".
"Thật ra là công ty muốn vẽ cho bạn định hướng thăng tiến, tăng chút lương, kèm theo lời hứa để bạn gánh việc thôi. Những nơi như vậy thường bóc lột hơn là cho cơ hội. Khuyên nghỉ càng sớm càng tốt, đồng nghiệp thân thương nhưng lương vẫn quan trọng hơn".
Quả thật, là dân công sở, đôi khi chúng ta phải rèn luyện cho mình khả năng tỉnh táo trước những lời hứa hẹn đường mật ngọt ngào của các công ty, bởi nếu không, làm sao chúng ta biết được những lời hứa đó là dấu hiệu cho một sự nghiệp thăng hoa phía trước hay là điềm báo của một chuỗi ngày bị bóc lột gian truân như chính cô nàng trong câu chuyện trên, phải không nào?
Theo Trí Thức Trẻ
Yêu thầm đồng nghiệp nhưng sợ dính lời nguyền "trai cơ quan", nàng công sở được dân mạng hiến bất ngờ "Cứ yêu nhau xong rồi một người đổi công ty, vậy cả hai không còn là tình công sở thì lời nguyền được giải rồi còn gì". Một ngày 8 tiếng hoặc hơn ở văn phòng là khoảng thời gian tương đối dài. Vì lẽ đó, nói không ngoa thì đồng nghiệp là đối tượng mà chúng ta có thời gian tiếp xúc...