Bị sao chép thiết kế nhưng tại sao các công ty nước ngoài không thể mạnh tay kiện hãng xe Trung Quốc?
Rất nhiều các hãng xe nội địa Trung Quốc “vay mượn” thiết kế từ các thương hiệu quốc tế, thậm chí là copy trắng trợn. Tuy nhiên, dù nhìn thấy điều này rất rõ ràng nhưng các hãng xe quốc tế không thể mạnh tay kiện tất cả các hãng xe đạo nhái của Trung.
Sau khi Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2018 có hiệu lực, lượng nhập khẩu xe ô tô Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt lên gấp hai lần so với trước đó. Rất nhiều mẫu xe Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy có thiết kế quen thuộc với các thương hiệu quốc tế lâu đời như phần đầu xe với lưới tản nhiệt, đèn pha hay bảng táp lô phía trong “na ná”. Ví dụ như những mẫu xe đến từ thương hiệu Zotye, Z8 pha trộn dấu ấn của nhiều hãng như Land Rover hay Maserati.
Tại chính thị trường nội địa Trung Quốc, các hãng xe Đại lục không chỉ đạo nhái kiểu dáng nội ngoại thất đến 80% mà thậm chí còn ngang nhiên đưa các mẫu xe này đến trưng bày tại các triển lãm ô tô danh tiếng trong nước như Triển lãm ô tô Thượng Hải, Bắc Kinh…
Vậy nguyên nhân gì khiến các hãng xe nội địa Trung Quốc ngang nhiên sao chép thiết kế mà các hãng xe quốc tế vẫn không dám mạnh tay kiện?
Chính sách bảo hộ ngành ô tô nội địa của Chính phủ Trung Quốc
Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc có sự hậu thuẫn hùng hậu từ Chính phủ
Chính sách của Trung Quốc nhằm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô nội địa đã yêu cầu các thương hiệu xe hơi quốc tế muốn bán sản phẩm của mình tại đây điều kiện bắt buộc là phải liên kết với 1 công ty nội địa. Sự liên kết với các doanh nghiệp địa phương có thể là xây dựng nhà máy sản xuất, trao đổi, chuyển giao công nghệ… Đây chính là lý do giúp các hãng xe nội địa dễ dàng có được thiết kế, công nghệ từ các thương hiệu nổi tiếng.
Với nguồn lực tài chính hùng hậu và sự hậu thuẫn từ Chính phủ, năm 2010, Geely đã thành công mua lại thương hiệu Thụy Điển Volvo. Một công ty Trung Quốc thâu tóm 1 nhãn hiệu phương Tây. Ngoài việc vực dậy thương hiệu Volvo, Geely còn có thể sử dụng công nghệ của thương hiệu này để nâng cấp các mẫu xe của mình. Đây có thể xem là một con đường tắt giúp nền công nghiệp ô tô của Trung Quốc đuổi kịp các nền công nghiệp ô tô quốc tế lâu đời khác.
Video đang HOT
Thị trường màu mỡ khiến các hãng xe quốc tế phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”
Thị trường ô tô Trung Quốc đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ
Mẫu X7 Landwind của hãng xe Jiangling Motors đã từng đạo nhái trắng trợn thiết kế của mẫu Evoque (sản phẩm hợp tác giữa JRL và Chery dành riêng cho thị trường Trung Quốc) vào năm 2016. Ngay sau đó, Jaguar Land Rover (JRL) đã đâm đơn kiện hãng xe này. Tuy nhiên, đơn kiện đã bị chính phủ Trung Quốc bác bỏ và bằng sáng chế của cả hai công ty đều bị hủy với lý do “không hợp lệ”. Điều này có thể thấy phần nào sự “bất lực” của các hãng xe quốc tế trong việc kiện cáo các thiết kế “đạo nhái” mình.
Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, tiềm năng và màu mỡ, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ bên cạnh ràng buộc về cổ phần và pháp lý khiến các hãng xe quốc tế không thể mạnh tay kiện các hãng xe nội địa mà phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Theo Oto
Xe sedan vẫn đang áp đảo thị phần SUV/Crossover tại Việt Nam
Trong khi các hãng xe đang "hái ra tiền" với SUV/crossover trên Thế giới thì tại Việt Nam, những dòng sedan, nhất là hạng B và C, mới là kiểu xe bán chạy nhất.
Không khó để bất kỳ ai quan tâm tới ngành công nghiệp ô tô nhận ra rằng những chiếc SUV/crossover là xu hướng hiện tại của Thế giới. Đa phần các hãng xe hiện tại đều có dòng sản phẩm SUV phủ kín tới mọi ngóc ngách. Thậm chí một số hãng như Ford còn dự định thay đổi dòng sản phẩm chỉ toàn SUV tại vài thị trường. Với sự bùng nổ của SUV, những dòng sedan truyền thống đang dần bị các nhà sản xuất cắt giảm.
Tuy nhiên dù có thị phần bị thu hẹp, nhưng ngày sedan bị "khai tử" sẽ còn rất rất xa, khi một số thị trường vẫn còn nhu cầu lớn đối với kiểu dáng xe này. Một trong những thị trường đó là Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) này, tính từ đầu năm tới hết tháng 9 đã có tới tổng cộng 72.569 chiếc sedan được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Cũng trong khoảng thời gian đó, chỉ có lần lượt 40.847 cùng 7.942 chiếc SUV và crossover tới tay khách hàng.
Biểu đồ thể hiện thị phần của từng phân khúc kiểu dáng xe trong nửa đầu năm 2019 của Jato Dynamics.
Ngay cả khi tính riêng lượng bán trong tháng 9, một lần nữa sedan (9.089 chiếc) cũng áp đảo so với SUV (5.274 chiếc) và crossover (709 chiếc). Và hiện tại, sedan đang là kiểu dáng xe bán chạy nhất trên thị trường ô tô Việt Nam. Điều này hoàn toàn tương phản với Thế giới khi theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Jato Dynamics khảo sát qua 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, tỷ trọng lượng bán của SUV/crossover đang chiếm cao nhất trong mọi phân khúc kiểu dáng xe.
Top 10 xe bán chạy nhất Việt Nam tháng 9/2019 chiếm một nửa là những chiếc sedan hạng C trở xuống.
Lượng sedan vượt trội được bán ra tại thị trường xe Việt có thể được lý giải bằng 2 yếu tố. Thứ nhất, các dòng sedan "phủ sóng" tới nhiều phân khúc hơn - trong đó bao gồm khoảng giá hợp túi tiền từ dưới 600 triệu đồng. Cầm số tiền này, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và mua những chiếc sedan hạng A như Hyundai Grand i10 hay hạng B - Kia Soluto, Honda City, Hyundai Accent... với kiểu dáng bắt mắt, kích thước gọn gàng và trang bị thiết yếu để đi lại hàng ngày tốt.
2 ưu điểm lớn nhất của SUV/crossover cỡ nhỏ so với hatchback chỉ nằm ở kiểu dáng và gầm cao hơn.
Trong khi đó với các dòng SUV/crossover, hiện nay mới chỉ có duy nhất chiếc Ford EcoSport sở hữu một số phiên bản với tầm giá dưới 600 triệu đồng - chưa bao gồm chi phí đăng ký. Mức giá hợp lý và độ phủ rộng hơn của sedan so với SUV/crossover cũng dẫn tới lý do thứ 2: chúng được nhiều đơn vị mua với số lượng lớn để phục vụ việc kinh doanh vận tải hành khách. Chính Toyota Vios - mẫu xe bán chạy số 1 Việt Nam trong nhiều năm qua có doanh số "khủng" cũng nhờ vào việc nó được các công ty taxi cũng như các tài xế dịch vụ đặt xe ưa chuộng.
Hiện tại nhóm khách hàng mua SUV/crossover tại Việt Nam cũng đa dạng song phần lớn là cá nhân, mua xe phục vụ cho gia đình vì có nội thất rộng và thậm chí là ngồi được 7 người, vị trí ngồi cao và xe gầm cao đi được nhiều cung đường xấu mà không phải e dè. Đây là những đặc tính chính thu hút người dùng đến với SUV/crossover tại Việt Nam chứ không phải là khả năng địa hình của chúng.
Phân khúc SUV/crossover hạng trung đang "hot" nhất trong thị trường xe Việt Nam.
Và những chiếc xe bán chạy nhất với kiểu dáng này cũng nằm ở phân khúc hạng trung như Honda CR-V (10.322 chiếc tính từ đầu năm tới tháng 9), Mazda CX-5 (7.942 chiếc cùng kỳ) hay Toyota Fortuner (8.717 chiếc). Trong khi đó những chiếc crossover hạng B giá thấp hơn chỉ có lợi thế duy nhất so với các dáng xe sedan hay hatchback là gầm cao hơn cùng kiểu dáng khoẻ khoắn hơn. Điều này không đủ để khách hàng Việt cân nhắc trước lợi thế về giá của những chiếc sedan giá rẻ.
Ở tầm giá thấp - trung bình, MPV cỡ nhỏ đang dần chiếm ưu thế so với SUV
Đặc biệt trong vài năm gần đây, sự xuất hiện của những chiếc MPV 7 chỗ nhỏ gọn với kiểu dáng và trang bị hấp dẫn như Mitsubishi Xpander hay Suzuki Ertiga thế hệ mới cũng ngày càng thu hẹp thị phần của những chiếc SUV/crossover ở phân khúc giá rẻ. Và có lẽ trong một tương lai còn khá dài sắp tới, thị trường xe Việt Nam sẽ còn phân nhánh rõ rệt về tỷ trọng lượng bán của mỗi kiểu dáng xe: MPV 7 chỗ cỡ nhỏ cùng sedan và hatchback ở các phân khúc giá từ trung bình trở xuống, và SUV/crossover ở các tầm giá cao hơn.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Ô tô về Việt Nam tăng chóng mặt, vì sao? TPO - 9 tháng đầu năm 2019, cả nước nhập 107.034 ô tô nguyên chiếc các loại (tăng 163%), với tổng kim ngạch gần 2,4 tỷ USD (tăng 156%) so với cùng kỳ năm 2018. 9 tháng đầu năm 2019, cả nước nhập 107.034 ô tô nguyên chiếc các loại Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng...