Bị sa thải, thầy giáo đi học luật, thành luật sư và chính thức thắng kiện sau 15 năm
Sau khi bị sa thải 15 năm, trải qua nhiều cấp xét xử, thầy giáo (nay là luật sư) Cao Văn Tánh mới chính thức thắng kiện trường trường THPT bán công Nguyễn Du (nay là trường THCS Nguyễn Du ,TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Sau 15 năm, ông Tánh mới chính thức thắng kiện – Ảnh: NVCC.
Ngày 13-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Cao Tánh cho biết vừa nhận được Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM.
Trở thành luật sư trong thời gian theo đuổi vụ kiện
Theo đơn khởi kiện, ông Lê Cao Tánh (49 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và môn Văn tại trường THPT bán công Nguyễn Du, Đà Lạt.
Năm 2006, ông Tánh bị một học sinh chửi bới vô cớ và trong lúc nóng giận không kìm chế được ông đã tát học sinh này chảy máu cam. Sau đó, hiệu trưởng nhà trường họp Hội đồng kỷ luật và quyết định sa thải ông.
Khiếu nại quyết định trên không thành, ông Tánh khởi kiện, yêu cầu Tòa án hủy quyết định sa thải, yêu cầu Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng nhận ông lại làm việc và bồi thường các thiệt hại.
Năm 2008, qua 2 cấp xét xử, TAND TP Đà Lạt cũng như TAND tỉnh Lâm Đồng đều bác đơn khởi kiện của ông Tánh, ông đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Ông Tánh cho biết, sau khi bị sa thải và quá trình theo đuổi vụ kiện, ông theo học luật và chính thức trở thành luật sư năm 2010.
Trở lại vụ kiện, từ kháng nghị của Viện KSND tối cao, năm 2011, TAND tối cao xử giám đốc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại theo hướng chấp nhận yêu cầu của ông Tánh.
Năm 2013, TAND TP Đà Lạt đưa vụ kiện ra xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tánh, hủy quyết định kỷ luật và buộc trường nhận ông Tánh trở về làm việc. Đồng thời trường phải thanh toán cho ông Tánh số tiền 232 triệu đồng.
Tuy nhiên, cả nguyên đơn lẫn bị đơn đều kháng cáo. Sau đó, tòa phúc thẩm lần 2 tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tánh.
Video đang HOT
Một lần nữa, ông Tánh đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Tại Quyết định giám đốc thẩm ngày 7-7-2017, TAND cấp cao tại TP.HCM hủy bản án phúc thẩm lần 2 để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Đầu năm 2020, TAND TP Đà Lạt xét xử sơ thẩm lần 3, quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tánh, buộc truờng THCS Nguyễn Du nhận ông Tánh trở lại làm việc và thanh toán cho ông Tánh số tiền gần 615 triệu đồng. Sau tòa sơ thẩm, trường THCS Nguyễn Du kháng cáo.
Xử phúc thẩm lần 3, TAND tỉnh Lâm Đồng tuyên bác kháng cáo của trường THCS Nguyễn Du.
Tiếp tục kéo dài vụ kiện do… tách trường
Sau tòa phúc thẩm, trường THCS Nguyễn Du khiếu nại, đề nghị xem xét bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm vì cho rằng trường THCS Nguyễn Du không phải là chủ thể tiếp nhận quyền, nghĩa vụ từ trường THPT bán công Nguyễn Du.
Tháng 11-2020, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng xác định lại tư cách tham gia tố tụng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng là bị đơn và buộc đơn vị này có trách nhiệm bồi thường cho ông Tánh.
Theo Quyết định kháng nghị, trường THPT bán công Nguyễn Du là đơn vị ban hành quyết định sa thải trái pháp luật đối với ông Tánh, nhưng thời điểm xét xử thì đơn vị này không còn tồn tại.
Trường THCS Nguyễn Du được thành lập trên cơ sở tiếp nhận quyền và nghĩa vụ không đầy đủ của trường THPT bán công Nguyễn Du, không được bàn giao hồ sơ của ông Tánh. Do đó, trường THCS Nguyễn Du không phải chịu trách nhiệm về hậu quả do trường THPT bán công Nguyễn Du gây ra.
Xử giám đốc thẩm, Ủy ban thẩm phán cho rằng, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ kiện có thể hiện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tham gia quá trình xử lý kỷ luật đối với ông Tánh. Tuy nhiên, người ký hợp đồng với ông Tánh là hiệu trưởng trường THPT bán công Nguyễn Du nên Sở này không không có trách nhiệm bồi thường.
Từ đó, Ủy ban thẩm phán không chấp nhận kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, giữ nguyên bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng.
Sau khi bị sa thải 15 năm, trải qua nhiều cấp xét xử, thầy giáo (nay là luật sư) Cao Văn Tánh mới chính thức thắng kiện trường trường THPT bán công Nguyễn Du (nay là trường THCS Nguyễn Du ,TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Sau 15 năm, ông Tánh mới chính thức thắng kiện – Ảnh: NVCC.
Ngày 13-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Cao Tánh cho biết vừa nhận được Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM.
Trở thành luật sư trong thời gian theo đuổi vụ kiện
Theo đơn khởi kiện, ông Lê Cao Tánh (49 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và môn Văn tại trường THPT bán công Nguyễn Du, Đà Lạt.
Năm 2006, ông Tánh bị một học sinh chửi bới vô cớ và trong lúc nóng giận không kìm chế được ông đã tát học sinh này chảy máu cam. Sau đó, hiệu trưởng nhà trường họp Hội đồng kỷ luật và quyết định sa thải ông.
Khiếu nại quyết định trên không thành, ông Tánh khởi kiện, yêu cầu Tòa án hủy quyết định sa thải, yêu cầu Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng nhận ông lại làm việc và bồi thường các thiệt hại.
Năm 2008, qua 2 cấp xét xử, TAND TP Đà Lạt cũng như TAND tỉnh Lâm Đồng đều bác đơn khởi kiện của ông Tánh, ông đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Ông Tánh cho biết, sau khi bị sa thải và quá trình theo đuổi vụ kiện, ông theo học luật và chính thức trở thành luật sư năm 2010.
Trở lại vụ kiện, từ kháng nghị của Viện KSND tối cao, năm 2011, TAND tối cao xử giám đốc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại theo hướng chấp nhận yêu cầu của ông Tánh.
Năm 2013, TAND TP Đà Lạt đưa vụ kiện ra xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tánh, hủy quyết định kỷ luật và buộc trường nhận ông Tánh trở về làm việc. Đồng thời trường phải thanh toán cho ông Tánh số tiền 232 triệu đồng.
Tuy nhiên, cả nguyên đơn lẫn bị đơn đều kháng cáo. Sau đó, tòa phúc thẩm lần 2 tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tánh.
Một lần nữa, ông Tánh đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Tại Quyết định giám đốc thẩm ngày 7-7-2017, TAND cấp cao tại TP.HCM hủy bản án phúc thẩm lần 2 để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Đầu năm 2020, TAND TP Đà Lạt xét xử sơ thẩm lần 3, quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tánh, buộc truờng THCS Nguyễn Du nhận ông Tánh trở lại làm việc và thanh toán cho ông Tánh số tiền gần 615 triệu đồng. Sau tòa sơ thẩm, trường THCS Nguyễn Du kháng cáo.
Xử phúc thẩm lần 3, TAND tỉnh Lâm Đồng tuyên bác kháng cáo của trường THCS Nguyễn Du.
Tiếp tục kéo dài vụ kiện do… tách trường
Sau tòa phúc thẩm, trường THCS Nguyễn Du khiếu nại, đề nghị xem xét bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm vì cho rằng trường THCS Nguyễn Du không phải là chủ thể tiếp nhận quyền, nghĩa vụ từ trường THPT bán công Nguyễn Du.
Tháng 11-2020, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng xác định lại tư cách tham gia tố tụng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng là bị đơn và buộc đơn vị này có trách nhiệm bồi thường cho ông Tánh.
Theo Quyết định kháng nghị, trường THPT bán công Nguyễn Du là đơn vị ban hành quyết định sa thải trái pháp luật đối với ông Tánh, nhưng thời điểm xét xử thì đơn vị này không còn tồn tại.
Trường THCS Nguyễn Du được thành lập trên cơ sở tiếp nhận quyền và nghĩa vụ không đầy đủ của trường THPT bán công Nguyễn Du, không được bàn giao hồ sơ của ông Tánh. Do đó, trường THCS Nguyễn Du không phải chịu trách nhiệm về hậu quả do trường THPT bán công Nguyễn Du gây ra.
Xử giám đốc thẩm, Ủy ban thẩm phán cho rằng, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ kiện có thể hiện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tham gia quá trình xử lý kỷ luật đối với ông Tánh. Tuy nhiên, người ký hợp đồng với ông Tánh là hiệu trưởng trường THPT bán công Nguyễn Du nên Sở này không không có trách nhiệm bồi thường.
Từ đó, Ủy ban thẩm phán không chấp nhận kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, giữ nguyên bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng.
Thầy giáo dùng clip nhạy cảm để uy hiếp, buộc một phụ nữ chi 8 triệu đồng
Một thầy giáo tại Quảng Trị dùng đoạn video quay cảnh nhạy cảm giữa mình và một phụ nữ để uy hiếp tinh thần, tống tiền nạn nhân 8 triệu đồng.
ảnh minh họa
Ngày 5/7, nguồn tin của phóng viên Dân trí cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị), đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Hữu Dũng (SN 1983, trú tại thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), để điều tra về tội "cưỡng đoạt tài sản".
Vào ngày 1/6, đối tượng Nguyễn Hữu Dũng sử dụng đoạn video quay hình ảnh nhạy cảm giữa mình và một phụ nữ trên địa bàn, nhằm uy hiếp tinh thần, khiến chị này lo sợ phải đưa cho Dũng số tiền 8 triệu đồng.
Khi Dũng đang nhận tiền từ người phụ nữ trên đường thì bị lực lượng công an bắt quả tang.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Dũng đã thừa nhận hành vi sử dụng đoạn video quay hình ảnh nhạy cảm để chiếm đoạt tài sản.
Được biết, đối tượng Nguyễn Hữu Dũng là giáo viên tại một trường học trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Lãnh đạo nhà trường nơi Nguyễn Hữu Dũng công tác cũng xác nhận sự việc. hà trường đã nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Lăng về việc bắt tạm giam đối với thầy giáo này.
Tin sắp được hưởng khối tài sản khổng lồ, nhiều người bị lừa mất nhà cửa Với kịch bản không tưởng, Nguyễn Thị Thủy đã khiến nhiều người mê muội, dâng sạch tài sản cho mình. Khi Thủy bị bắt, nạn nhân vẫn nghĩ sắp nhận được hàng tỷ đồng thừa kế từ một người lạ. Nguyễn Thị Thủy - tác giả vở kịch lừa đảo với tình huống không tưởng. Vén màn khối tài sản khổng lồ được...