Bị rắn cạp nia chui vào nhà cắn khi đang ngủ
Bệnh nhân nam, 52 tuổi, đang ngủ dưới sàn nhà thì cảm giác vật gì đó trườn qua người, thức dậy soi đèn phát hiện rắn cạp nia.
Con rắn dài khoảng 20 cm. Kiểm tra cơ thể mình không thấy vết rắn cắn, anh đi ngủ tiếp. Hai giờ sau, anh có cảm giác đau mỏi người, nặng mí, sưng phù mặt, cứng hàm, nói khó… Người nhà đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu, ngày 29/7.
Con rắn cạp nia bị người bệnh bắt được. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện bứt rứt khó chịu, nặng mí, nhìn mờ… Các bác sĩ thăm khám toàn trạng, khai thác tiền sử bệnh, tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán rắn độc cắn.
Video đang HOT
Người bệnh thở máy, điều trị tích cực… sau 4 ngày, sức khỏe cải thiện, tự thở, rút nội khí quản.
Rắn độc cắn là một trong những tai nạn xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm (mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc). Việt Nam có khoảng 60 loại rắn độc, trong đó rắn cạp nia là một trong những loại rắn độc nhất.
Hầu hết trường hợp bị rắn độc cắn sẽ xuất hiện tình trạng suy hô hấp do liệt cơ, xuất huyết do rối loạn đông máu, hoại tử… có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Việc xác định được vết rắn cắn rất khó khăn, thường không có dấu vết rõ ràng, đôi khi chỉ có 2 vết móc nhỏ như đầu kim, đặc biệt với rắn cạp nia thì móc rất nhỏ. Các bác sĩ cho biết rất may người bệnh được đưa đến viện kịp thời nên điều trị kết quả khả quan.
Các bác sĩ khuyến cáo tại nơi cư trú, người dân cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Cần cảnh giác với rắn, đặc biệt là các loại rắn độc trong mùa mưa lũ, mùa gặt và ban đêm, nếu đi ban đêm cần có đèn soi. Cần mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất vì rắn hay lui tới những chỗ ẩm thấp. Không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây đổ bằng tay trần…
Nếu không may bị rắn cắn, cần sơ cứu người bị nạn, không để người bệnh tự đi lại, bất động vị trí bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim… và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Hiện sức khỏe người bệnh tiến triển tốt. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Đề phòng rắn lục cắn trong mùa mưa
Hiện tại đang trong mùa mưa nên những ngày gần đây, tại khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc xảy ra trường hợp nhiều hộ trồng hoa kiểng bị rắn cắn trong lúc thăm vườn và chăm sóc hoa kiểng.
Rất may tất cả đều được cứu chữa kịp thời và không ảnh hưởng đến tính mạng.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Lê Văn Niên thăm khám cho bệnh nhân bị rắn cắn. Ảnh: Thanh Nghĩa
Cô Lê Thị Bình ở khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc đã không may bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong khi đi thăm vườn vào sáng sớm. Sau khi sơ cứu tại nhà, cô nhanh chóng đến Trạm y tế phường Tân Quy Đông và được khuyên đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sa Đéc để cứu chữa. Sau 2 ngày nằm viện điều trị, tình trạng sức khỏe đã ổn định nhưng cô Bình vẫn không tránh khỏi cảm giác lo sợ mỗi khi đi ra vườn.
Tại BVĐK Sa Đéc đã có nhiều ca nhập viện do rắn cắn trong lúc đi làm vườn. Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Văn Nhiệm 68 tuổi, ở huyện Lai Vung, do quên sử dụng thiết bị bảo hộ khi đi thăm vườn, ông Nhiệm không may bị rắn cắn vào mắt cá chân phải. Sau 4 ngày nhập viện điều trị, vết thương do rắn cắn đã bớt sưng, sức khỏe ông đã ổn định.
Từ đầu năm đến nay, BVĐK Sa Đéc điều trị thành công 30 trường hợp bị rắn cắn. Từ nguồn huyết thanh kháng độc rắn của Bệnh viện Chợ Rẫy và Nha Trang, trên 500 ca bị rắn cắn trong thời gian qua tại BVĐK Sa Đéc đều được điều trị thành công.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Lê Văn Niên - Phó Trưởng Khoa Nội tổng hợp BVĐK Sa Đéc khuyến cáo: Khi bị bất kỳ loại rắn nào cắn nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu, khám lâm sàng; tránh sử dụng thuốc đông y hay thuốc gia truyền, không nên đắp thuốc nam hoặc cắt lể máu, không nên để bệnh nhân ở nhà vì nọc độc sẽ phát tán nhiều, đến bệnh viện thì bệnh rất nặng điều trị không kịp. Tại khu vực miền Tây có rất nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp.
Trong đó, rắn hổ là loài có chất độc rất cao, làm rối loạn hệ thần kinh, ngưng thở, ngưng tim, còn rắn lục cắn gây sưng hoại tử xuất huyết dưới da đông máu nhiều hơn. Do đó, mọi người cần trang bị các thiết bị bảo hộ khi đi làm vườn như ủng, nón, bao tay và khi chẳng may bị rắn cắn cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Phát hiện mới về rối loạn đông máu của bệnh nhân mắc COVID-19 Bệnh COVID-19 có thể làm thay đổi quá trình đông máu ở những trường hợp mắc bệnh nặng, dẫn đến việc hình thành các huyết khối, nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại bệnh viện ở Mexico City, Mexico. (Ảnh: AFP/TTXVN) Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Oswaldo Cruz và Đại học Juiz...