Bị rắn cắn, chàng trai vẫn dửng dưng không đi viện, vài ngày sau thì xuất hiện điều này
Thay vì đi bệnh viện, chàng trai này chỉ chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền.
Trong nhóm All about Thailand snakes – một nhóm chia sẻ các hình ảnh hay thông tin về các loài rắn ở Thái Lan với hơn 122 nghìn thành viên trên Facebook. Một thành viên có tên Nanthaphorn Preechaphan đã đăng tải những hình ảnh về người bạn của mình.
Cụ thể, thành viên này đã đăng bức hình 1 cái chân căng phồng và hình ảnh con rắn bên cạnh. Cô cho biết đây là hình ảnh chụp chân của bạn trai mình khi bị một con rắn độc cắn. Người này đã bị cắn mấy ngày nhưng chỉ chữa bằng phương pháp cổ truyền chứ không đi bệnh viện.
Cô muốn hỏi liệu tình trạng của bạn trai mình sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn, đồng thời cho biết địa điểm mà bạn trai của cô bị rắn cắn là ở tỉnh Chanthaburi – là một tỉnh ở miền Đông của Thái Lan và kèm theo hình ảnh nhận diện con rắn đã cắn (xem bên dưới).
Câu hỏi này đã thu hút hơn 387 lượt bình luận và rất nhiều sự quan tâm của mọi người (hơn 762 lượt thích). Vậy đây là loài rắn gì và nọc độc của chúng nguy hiểm ra sao?
Chân của nạn nhân sau vài ngày bị rắn cắn.
Hung thủ là một con rắn có hoa văn rất đặc biệt.
Đầu hình tam giác điển hình cho các loại rắn độc. Ảnh: Nanthaphorn Preechaphan
Con rắn ở hình trên chính là rắn lục nưa hay còn được biết đến với cái tên rắn chàm quạp (tên khoa học là Calloselasma rhodostoma). Đây là một loại rắn được tìm thấy trên khắp Thái Lan và các tiểu bang phía Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Việt Nam.
Giống như các loại rắn lục khác, rắn lục nưa có đầu hình tam giác điển hình ở các loài rắn lục độc, mõm nhọn và chĩa lên phía trên. Chúng có chiều dài khoảng 0,2 – 1 m, nặng 100 – 2.000g với chín vảy che rắn chắc và cân đối ở phía trên đỉnh đầu.
Dấu hiệu nhận biết loài rắn này chính là các hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu đối xứng như cánh bướm trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt (Xem ảnh dưới).
Hoa văn đặc trưng trên thân rắn lục nưa. Ảnh minh họa: Thành Luân
Rắn lục nưa là loài rắn hoạt động về đêm, chúng ưa thích những khu đất rừng thấp, khô ráo và thường dùng đuôi ngoe nguẩy để dẫn dụ con mồi. Khi nạn nhân vào tầm ngắm thì nó sẽ tung đòn tấn công rất nhanh.
Đây là loại rắn độc cực kỳ nguy hiểm thường gây tai nạn với tỷ lệ tử vong cao ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á (chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy). Các vụ tấn công chủ yếu xảy ra vào mùa mưa và trong đó đa số là nông dân (65%).
Huyết thanh nọc rắn lục nưa. Ảnh: Wiki
Lý do là loài rắn này có thể ngụy trang rất tốt với môi trường và có vẻ ngoài dễ bị nhầm lẫn với loài trăn hoa. Chính vì thế các vết cắn chủ yếu là ở chân (70%), ở tay chỉ chiếm 30%.
Triệu chứng ban đầu khi bị rắn cắn là cảm giác mệt, ngất (12,5%), nôn ói (12,5%), đau bụng (7,5%), tiêu chảy (7,5%) và tụt huyết áp (7,5%). Những triệu chứng này sẽ xuất hiện sau nửa tiếng cho đến vài ngày (nếu xuất hiện càng nhanh thì mức độ nhiễm độc càng nặng).
Vị trí vết cắn sẽ bị sưng phồng, nổi nhiều bóng nước, đau nhức, sưng tấy, rối loạn đông máu; xuất huyết dưới da toàn thân dẫn đến hoại tử nếu để lâu. Do đó, khi bị rắn lục nưa cắn thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất vì nọc của loài rắn này đã có huyết thanh.
Clip: Sốc cảnh người đàn ông ngậm cả đầu con rắn hổ mang vào miệng
Chứng kiến cảnh người đàn ông lớn tuổi đang cầm con rắn hổ mang cực độc cho vào miệng, nhiều người chứng kiến đã không khỏi hoảng sợ.
Một người đàn ông lớn tuổi có tên Randhir Mahto, sống tại bang Bihar (Ấn Độ) đã khiến người xem không khỏi rùng mình khi nhét cả đầu con rắn hổ mang vào miệng.
Theo hình ảnh được ghi lại, cụ ông này đã quấn một con rắn hổ mang quanh cổ mình. Dù con rắn bành mang ra đe dọa nhưng người đàn ông không những không sợ hãi mà còn liên tục dùng tay để chơi đùa với con vật. Không dừng lại ở đó, cụ ông Mahto còn nắm đầu con rắn và đưa nó vào miệng.
Có thời điểm, con rắn trở nên hung dữ và tìm cách cắn vào người ông Mahto nhưng dường như ông không mấy bận tâm về điều này.
Sau khi clip được đăng tải, nhiều người cho rằng, con rắn mà ông Mahto sử dụng đã bẻ răng hoặc hút hết nọc đọc nên không có khả năng gây chết người.
Được biết ông Mahto là một nông dân đồng thời cũng là một người điều khiển rắn. Ông cho biết từng nhiều lần bị rắn độc cắn trong quá khứ cho nên giờ đây ông không còn sợ khi bị rắn độc cắn như trước nữa.
Người bị rắn độc cắn gia tăng trong mùa hè: Phòng tránh, sơ cứu thế nào? Mùa hè là mùa sinh sôi phát triển của rắn nên số bệnh nhân phải nhập viện do rắn độc cắn cũng tăng lên đáng kể với các mức độ nặng - nhẹ khác nhau. Bệnh nhân bị rắn cắn tăng trong mùa hè Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị H. (45...