Bỉ ra sáng kiến lập cơ quan tình báo chung châu Âu
Pháp và Bỉ đã đồng ý đề xuất việc chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước châu Âu, nhằm giảm khả năng bị khủng bố tấn công sau thảm kịch ở Paris vừa qua, theo AFP.
Thủ tướng Bỉ Charles Michel (phải) đề xuất thành lập một “CIA của châu Âu” để chia sẻ thông tin tình báo – Ảnh: AFP
Thủ tướng Pháp Manuel Valls và Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã đồng ý về việc “đưa ra một sáng kiến” khi họ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu tại Paris hôm thứ hai 30.11, AFP dẫn lời một nguồn tin trong đoàn của Thủ tướng Pháp.
Theo đó, 26 nước thuộc Khu vực Schengen (đi lại không cần hộ chiếu trong EU) sẽ chia sẻ các thông tin về những cá nhân được cho nguy hiểm, cực đoan. AFP dẫn tin từ hãng tin Belga cho biết Pháp và Bỉ có thể sẽ tổ chức họp báo về việc này trong vài tuần tới.
Nội dung đề xuất chia sẻ thông tin này của Bỉ và Pháp là kết quả từ cuộc tấn công đẫm máu ở Paris hôm 13.11, làm chết 130 người.
Những phần tử cực đoan cũng được cho đã bàn bạc kế hoạch tại Bỉ trước khi hành động, và người được cho đứng sau toàn bộ kế hoạch này cũng mang quốc tịch Bỉ. Ngoài ra, nhiều thông tin cho thấy việc kiểm soát con người, mua bán vũ khí lỏng lẻo giữa Bỉ và Pháp cũng một phần khiến các phần tử khủng bố dễ thực hiện kế hoạch giết người hơn.
Video đang HOT
Hôm thứ hai 30.11, Bỉ cũng kêu gọi thành lập một cơ quan tình báo chung của châu Âu để theo dõi các nguy cơ khủng bố tương tự. Thủ tướng Bỉ Charles Michel nói với đài phát thanh Pháp RTL rằng “chúng ta phải nhanh chóng tạo ra một cơ quan tình báo châu Âu, một dạng CIA của châu Âu” để “vạch mặt những kẻ có tư tưởng thù địch”, theo AFP.
CIA là Cục Tình báo Trung ương Mỹ, có nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin an ninh cho Mỹ từ khắp nơi trên thế giới. Trước đây Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã đề xuất thiết lập một cơ quan tình báo châu Âu, hoạt động tương tự Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Hồi tháng 6.2014, thành viên 9 nước EU gồm Pháp, Ý, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland và Thụy Điển đã họp lại sau một cuộc tấn công nhằm vào bảo tàng Do Thái ở thủ đô Brussels của Bỉ.
Mặc dù vậy theo ghi nhận của AFP, các ý tưởng sao chép hoạt động của Mỹ dường như ít nhận được sự tán đồng từ các bên.
“Chúng ta không nên lãng phí năng lượng cho một cơ quan tình báo châu Âu. Thay vào đó nên tập trung vào việc cải thiện việc trao đổi thông tin thông qua các thể chế hiện hành”, Bộ trưởng Nội vụ Đức, ông Thomas de Maiziere cho biết hôm 27.11.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bỉ bắt 16 nghi can khủng bố, đóng cửa trường học ngày đầu tuần
Chính phủ Bỉ đêm 22.11 công bố đã bắt giữ 16 nghi can trong 22 cuộc đột kích chống khủng bố. Thủ tướng Bỉ Charles Michel thừa nhận nước Bỉ đang "sợ xảy ra một cuộc tấn công tương tự ở Paris"
An ninh tại Brussels đang được thắt chặt tới mức tối đa - Ảnh: AFP
Nỗi lo sợ khủng bố khiến chính quyền Bỉ quyết định duy trì mức độ báo động khủng bố cao nhất tại Brussels, tức chính quyền đã xác định có nguy cơ "nghiêm trọng và tức thì" xảy ra tấn công khủng bố. Điều đó đồng nghĩa trong ngày hôm nay 23.11, ngày làm việc đầu tuần lẽ ra là rất bận rộn, tất cả các trường học, đại học, hệ thống điện ngầm, trung tâm thương mại... sẽ phải đóng cửa. Các cuộc thi đấu thể thao và tất cả các hoạt động tập trung đông người nơi công cộng cũng bị hủy bỏ.
Chính quyền Canada trong khi đó tuyên bố đóng cửa sứ quán tại Brussels.
Lực lượng an ninh sẽ tiếp tục canh gác cẩn thận các nhà ga và các địa điểm trọng yếu trên khắp Brussels.
Mặc dù các biện pháp kể trên đã được áp đặt hồi cuối tuần qua, nhưng duy trì nó trong ngày làm việc sẽ gây xáo trộn lớn hơn rất nhiều cho cuộc sống của người dân Brussels bận rộn.
CBS dẫn lời Georg Von Harrach, một nhà báo tự do ở Brussels nói: "Khoảng 350.000 người sử dụng hệ thống giao thông công cộng ở Brussels trong tuần. Điều đó sẽ gây xáo trộn rất lớn cho họ. Các gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn vì phải giữ con cái ở nhà."
Chính quyền hứa sẽ nỗ lực đem cuộc sống bình thường quay lại với người dân trong thời gian sớm nhất, sẽ đánh giá lại tình hình vào chiều hôm nay, 23.11.
Binh sĩ Bỉ hỗ trợ cảnh sát tuần tra khắp Brussels - Ảnh: Reuters
Chưa biết bao giờ "cuộc sống bình thường" mới quay lại nhưng người dân Bỉ, đặc biệt là người dân Brussels đã phải trải qua những thời khắc cực kỳ căng thẳng suốt những ngày qua. Thủ tướng Michel thừa nhận: " Điều làm chúng tôi lo sợ là một cuộc tấn công tương tự như ở Paris với sự tham gia của nhiều kẻ, cùng tấn công một lúc tại nhiều địa điểm khác nhau".
Ông cho biết quyết định tăng cường báo động khủng bố được đưa ra "dựa trên thông tin rất chính xác về nguy cơ xảy ra tấn công như ở Paris".
Công tố viên liên bang Eric Van Der Sypt hôm 22.11 cho biết trong số 22 cuộc bố ráp chống khủng bố mà cảnh sát vừa thực hiện, 19 cuộc là ở Brussels, 3 cuộc còn lại ở thành phố phía nam Charleroi. 16 người đã bị bắt nhưng trong không có Salah Abdeslam, nghi phạm tấn công Paris đang bị truy lùng gắt gao, theo BBC.
Abdeslam - người Bỉ, đã quay về nước ngay sau vụ tấn công đẫm máu Paris hôm 13.11 vừa qua.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Pháp lo IS đầu độc nguồn nước ở Paris Quân đội Pháp tăng cường canh gác các trạm cung cấp nước sau khi phát hiện mất các thiết bị bảo vệ, nghi do Nhà nước Hồi giáo tự xưng đánh cắp. Thủ tướng Pháp Valls cảnh báo nguy cơ IS tấn công vũ khí hóa học. Ảnh: AFP Các hoạt động phòng bị được thực hiện cuối tuần qua sau khi Thủ...