Bị quỵt tiền công, nhịn đói 1 tuần, hai thanh niên Thanh Hoá đánh bạo gõ cửa nhà dân và cái kết khiến chủ nhà ân hận
Sau khi hai thanh niên rời đi, người phụ nữ chủ nhà cứ bâng khuâng mãi.
Những người yếu thế trong xã hội như lao động tự do, người vô gia cư, hơn ai hết, thấm thía những ảnh hưởng rõ rệt của đại dịch Covid-19 lên túi tiền của họ. Nhiều người đã mất việc, cạn tiền, mắc kẹt ở các thành phố lớn, loay hoay tìm cách trở về quê hương.
Câu chuyện được tài khoản Lien Huynh, sống tại Hà Nội đã cho thấy một mảnh của câu chuyện buồn kia, qua sự chứng kiến của chị. Chị kể lại, 3 giờ chiều 28/7, khi đang ngồi trong cửa hàng thì thấy một cậu trai tầm 17,18 tuổi thập thò ngó vào.
” - Cô ơi, cô có còn chút đồ ăn thừa buổi trưa không ạ?
- Có việc gì thế con?
- Dạ, con đói quá, nếu có đồ ăn thừa cô cho con xin bát cơm.
- Cô không có đồ thừa, nếu con đói thì cô nấu mì cho con ăn nhé.
Thằng bé quay đi quay lại ngó nghiêng rồi ấp úng: “Cô ơi, cô có thể nấu cho con hai bát được không ạ? Còn còn một người anh nữa, chúng con đã hơn một tuần nay không có gì ăn”.
Ngó ra ngoài không thấy ai, thằng bé chạy ngược lại gọi to: “Anh ơi, có cái ăn rồi…”.
Lúc đó mới thấy một cậu thanh niên nhỏ xíu, đi loạng choạng vừa đi tới”.
Video đang HOT
Thương hai anh em, nhưng đang giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc người lạ, nên chị không mời vào nhà mà bảo hai anh em ngồi ở ngoài đợi. Cậu em ngỏ ý xin chị hãy nấu 3 gói mì cho 2 đứa, vì cả hai đều đói lả.
Hai thanh niên đói lả người được chủ nhà tốt bụng mời ăn. (Ảnh: Lien Huynh)
Lien Huynh viết: “Mang cái bàn kính và bình nước ra cho hai đứa ngồi chờ, thằng bé em làm một hơi hết bình nước, lại mang bình nữa ra thì thằng anh cũng làm một hơi, như thể hai anh em nó vừa từ sa mạc trở về, vội vàng chạy vào nấu mì rồi mang ra cho hai anh em nó.
Trời ơi, hai đứa nó cảm ơn rối rít rồi ăn ngon lành, loáng cái nồi mì chỉ còn lại nước, mình bảo: Cô nấu mì bằng nước hầm thịt bò, các con húp hết nước cho đỡ phí.
Thằng bé ấp úng: Anh em con không dám húp nước, để lại xin cô thêm hai gói mì nữa bẻ vào, chúng con đói quá”.
Nghe vậy, chị thương quá lại chạy vào nấu thêm hai gói mì nữa mang ra cho hai anh em. Qua câu chuyện dông dài với chủ nhà, hai thanh niên kể rằng mình quê ở Hà Trung – Thanh Hóa lên Hà Nội phụ hồ. Anh 21 tuổi, em 15 tuổi, quãng 10 ngày trước công trình xong, hết việc nhưng chủ không thanh toán tiền. Không có tiền về quê, cũng không có tiền ăn, đói lả nên hai người đánh liều đi xin ăn.
Hai anh em tâm sự, họ định rằng ăn xong đi bộ ra quốc lộ, nếu gặp xe thì xin đi nhờ về quê. Kể vậy, nhưng hai người cũng rất tự trọng, nói rằng mình chỉ xin người phụ nữ tốt bụng một bữa ăn để có sức tiếp tục hành trình, chứ không xin chị tiền.
Thương cảm hai thanh niên cỡ tuổi con cháu, chủ nhà đã dúi thêm mấy gói mì, mấy cái khẩu trang và chai nước, dặn dò hai anh em nếu đêm đói thì nhờ ai nấu hoặc bẻ mì ra ăn tạm.
Túi quà nhỏ chị tặng lại hai thanh niên trên đường về quê. (Ảnh: Lien Huynh)
Nhưng đến khi hai thanh niên đã rời khỏi nhà, nghĩ lại câu chuyện họ kể, chị cứ ân hận mãi. Chị tự hỏi liệu hai người có gặp xe để đi về quê được không, và nếu phải đi bộ về quê thì mấy gói mì có đủ ăn mấy ngày đường không. Chị cũng tiếc rằng lúc đó mình không cho hai anh em vài trăm nghìn tiền lộ phí.
Câu chuyện trên đã lay động trái tim nhiều người. Dân mạng hy vọng hai thanh niên sẽ tiếp tục được giúp đỡ trên chặng đường về quê. ” Cơm mẹ nấu bữa ăn bữa bỏ, ra ngoài đời bữa đói bữa no. Thương quá. Cái dở là 2 cu này chắc cũng mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội. Chứ như mình, lúc nào cũng có tí tiền phòng thân tầm 1 triệu để nhỡ may có chuyện gì còn dùng được ” – một dân mạng cảm thán.
Thanh niên đạp xe hàng trăm km về quê vì thất nghiệp
Theo thông tin từ Dân Trí, N. (sinh năm 1995, quê ở Phú Vang, Thừa Thiên Huế), vào Bình Thuận làm phụ hồ từ đầu năm 2021.
Vì dịch nên suốt 3 tháng anh không có việc, thu nhập bị cắt đứt nên N. phải vay mượn tiền sống qua ngày.
N. đạp xe từ Bình Thuận về Huế. (Ảnh: Dân Trí)
Ngày 20/7, Bình Thuận giãn cách xã hội, hết cơ hội việc làm, chi phí cũng cạn kiệt nên N. đánh liều đạp xe về quê. Khi tới chốt kiểm dịch Cà Ná (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), N. được mọi người hỏi han và cho ăn uống, ngủ lại vào buổi tối. Sáng 21/9, N. có kết quả xét nghiệm âm tính, đủ giấy tờ để tiếp tục lên đường về quê. Tuy nhiên, thấy sức khỏe của N. quá yếu, người ở chốt trực đã đứng chờ xe tải nhờ chở anh về quê.
Ông Hải - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phước Diêm (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ với Dân Trí: "N. nói chạy từ Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ra tới đây (chốt Cà Ná) mất 3 ngày. Trong 3 ngày đó chỉ xin người dân dọc đường được 4 bữa ăn. Anh em 4 lần vẫy xe để đón xe giúp anh N. về quê mà khó khăn lắm.
Mọi người đã tìm được tài xế chở N. về quê. (Ảnh: Vietnamnet)
Ai cũng ngại. Mãi đến chiếc thứ 4 mới gặp anh tài xế tốt bụng chấp nhận chở anh N. về quê. Anh em trong chốt đã trích kinh phí sinh hoạt gửi anh N. làm lộ phí và gửi gắm bác tài chở anh về tận nhà. Chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm và được biết anh N. đã được đưa về quê nhà an toàn."
Câu chuyện sau khi đăng tải nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Mọi người đã dành lời khen cho hành động đẹp của các cán bộ tại chốt kiểm dịch Cà Ná. Mong rằng, trong cuộc sống sẽ ngày càng có nhiều hành động đẹp như vậy để lan tỏa giá trị tích cực.
Mọi người hỗ trợ thêm chi phí để N. đi đường. (Ảnh: Dân Trí)
"Hành động đẹp, mong rằng sẽ có những tấm lòng tốt như vậy để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Dịch này, nhiều bạn thất nghiệp nên muốn về quê lắm."
"Bạn ý hết cách rồi nên mới về quê đó, cảm ơn các anh tại chốt phòng dịch đã giúp bạn ý hết mình, chỉ mong ngày hết dịch thôi."
"Dịch khiến cuộc sống thay đổi như vậy đấy, mọi người đừng chủ quan nhé. Bây giờ điều quan trọng nhất là cùng chung tay phòng dịch."
"Mong bạn này về quê chịu khó cách ly, nâng cao ý thức nhé. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng vẫn ấm áp lắm."
Trước đây, mạng xã hội từng chia sẻ câu chuyện của 4 mẹ con đánh liều đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An. Được biết, 4 mẹ con quê tại Nghi Lộc, Nghệ An vì cuộc sống khó khăn nên vào Đồng Nai làm thuê. Tuy nhiên, sau khi thất nghiệp vì dịch, không còn cách nào khác nên cả gia đình đành tìm đường về quê.
4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An. (Ảnh: Công an huyện Ninh Phước)
Ngày 9/7 xuất phát nhưng 19/7, họ mới đặt chân đến Ninh Phước. Thấy hoàn cảnh 4 mẹ con khó khăn, mọi người làm công tác tại chốt phòng dịch huyện Ninh Phước đã hỏi thăm. Người trực chốt góp tiền và hỗ trợ 4 mẹ con 1 triệu đồng cùng nhiều đồ ăn.
Hiện tại, nhiều tỉnh thành phía Nam vẫn đang thực hiện giãn cách để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Còn bạn nghĩ gì về câu chuyện trên hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Cuộc sống hậu hôn nhân của Lộc Fuho và Sang Vlog - hai YouTuber từng được mệnh danh là "nghèo nhất" Việt Nam Cả Lộc Fuho và Sang Vlog đều đã có những sự thay đổi rõ rệt so với thời khởi nghiệp. Nhắc tới Lộc Fuho ở thời điểm anh chàng mới lên sóng, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới hình ảnh của một anh phụ hồ theo đúng nghĩa đen - người thường xuyên quần quật lao động đầu tắt mặt...