Bí quyết xây nhà hướng tây vẫn mát mẻ đón nắng
Nhóm kiến trúc sư Creative Architects sử dụng toàn bộ mặt đứng chính của ngôi nhà hướng tây phân tách thành bảy mảng tường để đón không khí mát mẻ.
T House là ngôi nhà hướng chính tây được thiết kế cho một gia đình gồm ba thế hệ, sáu thành viên sinh sống.
Gia chủ chia sẻ rất sợ cảm giác một mình, chị muốn luôn được nhìn thấy các thành viên khác trong nhà. Vì thế, kiến trúc sư Creative Architects đã tìm cách mở không gian nhất có thể, giảm vách ngăn để tạo sự kết nối cho tất cả các phòng.
Nhờ đó tăng tương tác Nghe – Nhìn – Trò chuyện của các thành viên trong gia đình dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo được các yếu tố cảnh quan, thông gió và chiếu sáng.
Mặt tiền T House nằm về hướng tây.
Để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, cho ngôi nhà luôn mát mẻ, kiến trúc sư Creative Architects thực hiện nhiều giải pháp.
Trong đó, kiến trúc sư sử dụng toàn bộ mặt đứng ngôi nhà phân tách thành bảy mảng tường, nương theo địa thế của khu đất.
Video đang HOT
Với mặt tiền nằm về hướng chính tây, kiến trúc sư Creative Architects sử dụng toàn bộ mặt đứng chính của ngôi nhà được phân tách thành bảy mảng tường đặc nương theo địa thế của khu đất .
Ngoài ra, T House còn kết hợp với hệ kính lấy sáng, lam thông gió, hành lang, thông tầng. Chính nhờ giải pháp này mà ngôi nhà được đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên, vừa cản bớt lượng nhiệt nắng từ hướng tây cho nhà.
T House còn kết hợp với hệ kính lấy sáng, lam thông gió, hành lang, thông tầng.
Vì thế, ngôi nhà vẫn đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
Phòng bếp cũng kết nối với không gian bên ngoài qua hệ cửa lùa.
Vào ban ngày, T House đầy nắng và gió.
Để điều hòa lượng nhiệt bên trong nhà, kiến trúc sư còn trồng cây xây khu vực cầu thang.
T House đơn giản là nơi mọi người trong gia đình có thể nhìn thấy nhau dù là đang tập thể dục buổi sáng, chăm sóc chim chóc, chơi đùa cùng lũ trẻ hay đọc sách. Không gian trong T House được bao trùm bởi sắc màu nhẹ nhàng, ngập tràn ánh nắng và bóng cây.
Chính cuộc sống thú vị của các thành viên trong gia đình sẽ tạo nên chất cảm rất riêng cho không gian mà không một vật liệu nào có thể mang lại.
Nhiều lam chống nắng phía tây cũng được thiết kế trong T House.
Theo PLO
Trang nhã tường giấy Shoji
Đến thăm bất cứ một công trình kiến trúc nào của Nhật Bản, bạn sẽ nhìn thấy trên cánh cửa, vách ngăn, ri-đô được dán giấy. Người Nhật gọi tên chung là tường giấy shoji.
Đi tìm nguồn gốc?
Có rất nhiều lý do để người ta dùng những vách giấy nhẹ nhàng, dễ bóc dán, thay cho những gỗ tấm nguyên khối chắc nịch. Thứ nhất, đa số những nhà cửa truyền thống ở đây đều được làm bằng gỗ. Cửa gỗ luôn gây bí hơi, cản trở ánh sáng xuyên qua, nên người Nhật đã cắt giảm chúng bằng cách dán giấy. Họ làm những cái khung tre đan mắt cáo hoặc ô, dán giấy đủ dày để dựng vách hay cửa và tăng nguồn sáng tự nhiên từ ánh nắng, cũng như độ thoáng, thông khí do giấy hút ẩm và khô rất tốt. Thứ hai, Nhật Bản là một quốc gia chịu ảnh hưởng của động đất thường xuyên, nên đòi hỏi việc xây dựng lẫn tháo dỡ phải nhanh, chuẩn xác, giúp cứu người, cứu tài sản. Và một lý do cuối cùng là xuất phát từ trình độ thủ công mỹ nghệ của người Nhật đạt đến tầm nghệ thuật nên tường giấy là dịp để các nghệ nhân phát huy tài năng.
Về từ nguyên, shoji vốn có nghĩa là một vật cản trở, tuy nhiên nó chỉ có tính chất khu biệt, phân tách chứ không ngăn cản mọi thứ hoàn toàn như tên gọi. Mỗi khi nhà có một số đồ đạc mới, hay có thêm con trai, con gái, dâu rể, quý khách đến chơi, người ta lại dựng các shoji, làm thành các gian lớn nhỏ để chứa đồ và ăn ở. Truyền thống này đã có từ lâu đời và phát sinh một cách tự nhiên, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt mà không cần phải dựng nhà mới. Đến nay, chúng vẫn được thấy ở nhiều căn hộ truyền thống, các đền đài, quán rượu, khách sạn, các trung tâm dịch vụ, thậm chí công sở.
Nhiều shoji khác nhau
Cùng tên gọi shoji, song có khá nhiều loại tường giấy khác nhau, gồm Tsuitate - một tấm vách to phân tách ngôi nhà. Fusuma - những cửa kéo đóng mở các gian phòng. Yukimi lại là cửa sổ với phần dưới cho phép đẩy lên. Byobu là những tấm bình phong nhiều mảnh, dễ dàng gập lại. Akari là một loại tường tạo hiệu ứng ánh sáng, màu sắc nhằm giải trí.
Giấy được dán lên các khung gỗ này đều làm từ cây kozo, một thứ cây cùng họ dâu, song đều được gọi là giấy gạo, vì nó cho độ mờ đục, sáng bóng như nước gạo. Ngày nay, giấy shoji được cán từ nhựa polyme và nhiều chất liệu khác. Dù bằng gì, shoji nói chung phải đạt yêu cầu thật dai và mỏng, có thể thu sáng và phản chiếu ánh nắng lẫn ánh đèn, tạo ra sự trong trẻo và thơ mộng cả ban ngày lẫn ban đêm.
Người Nhật đã biết làm giấy gạo và tường giấy cách đây hơn 1.000 năm, khi giấy từ Trung Quốc du nhập vào. Shoji chính thức phổ biến trong thời Kamakura (1123 - 1333) với sự ra đời của phong cách shonin-zukuri, yêu chuộng sự cân đối, nhẹ nhàng, giản dị và hòa hợp. Shonin-zukuri thường kết hợp với chiếu tatami, cửa kéo fusuma làm thành một bộ đặc điểm khó quên ở kiến trúc nhà cổ truyền Nhật Bản, nhất là phòng trà Chashitsu.
Ngoài mục đích là lấy ánh sáng và thoáng khí, shoji cũng cho phép gia chủ thoải mái phát huy sức sáng tạo mỹ thuật, trong đó có việc in vẽ tranh Yamato-e lên cửa, tường nhà và dễ dàng xóa bỏ bất cứ lúc nào. Chúng là những bức tranh theo chủ đề thiên nhiên và con người bốn mùa Nhật Bản, rất là sặc sỡ, nổi bật.
Tuy nhiên, shoji được vẽ nhiều nhất trên các bình phong của Nhật Bản và hình ảnh biểu tượng phổ biến nhất là cảnh muông thú, núi Phú Sĩ, sông Mu Tamagawa, vườn thiền, các lâu đài...
Thủy Trương
Theo giaoducthoidai
Những thiết kế vách ngăn đa dạng giúp không gian sống trở nên linh hoạt trong sử dụng Với không gian sống hạn chế của đại bộ phận các gia đình hiện nay thì vách ngăn là lựa chọn thông minh và hiệu quả nhất. Những bức tường nặng nề dùng để phân cách giữa các không gian sinh hoạt khác nhau giờ đây không còn là lựa chọn được nhiều gia đình yêu thích. Nguyên nhân là do những bức...