Bí quyết trở thành những người bạn thân thiện
Năm học mới nhiều bạn phải xa gia đình thân thương để đến với những môi trường mới, trong đó có thể các bạn bắt đầu làm quen với việc ở trọ. Việc ở trọ không hề đơn giản từ việc tìm kiếm những nơi đàng hoàng, gần trường mà đặc biệt quan trọng đó là việc tạo mối quan hệ với những cô bạn, cậu bạn cùng phòng.
Cuộc sống ở trọ vô vàn khó khăn
Không đơn giản là chỉ sống và học tập bình thường như ở nhà, có cha mẹ anh chị giúp đỡ. Khi đi ở trọ, sẽ có hàng ngàn việc giúp chúng ta trưởng thành hơn, từ việc tập tính tự lập đến học cách sống chan hòa và có trách nhiệm với những người bạn cùng phòng. Nhiều lúc điều đó trở nên vô cùng khó khăn.
Như bạn L.T (SV ĐH KHTN TP.HCM) phàn nàn: “Tụi mình toàn là boy, khi ở nhà, mama lo hết mọi công việc từ giặt giũ, miếng ăn, tụi mình chỉ lo học hành. Còn bây giờ, chỉ sau 1 tuần ở chung, căn phòng như bãi chiến trường, thằng này dọn thì thằng kia bày, riết chẳng đứa nào dọn dẹp nữa”.
Nhiều lúc như thế là do bọn con trai lười biếng, nhưng việc ở chung của con gái cũng trở nên chật vật.
T.H (cựu HS THPT Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) chia sẻ: “Từ lúc mới lên thành phố mình đã phải ở trọ với tụi bạn. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn dù con gái siêng năng, lo dọn dẹp hơn bọn con trai nhưng tính tình hay tị nạnh nhau, rồi đến kì thi cử, không đứa nào còn rảnh để dọn dẹp đành ra ngoài ăn tiệm hay gói mì cho xong, của đứa nào đứa đó tính! Cũng có nhiều khi phải dẫn bạn bè đến chơi làm xích mích lẫn nhau, vì mỗi đứa 1 tính mà! Khổ vậy đó”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Hãy trở thành những người bạn cùng phòng đáng quý!
Hãy biến những điều không thể thành những điều có thể với những nguyên tắc vàng sau đây bạn nhé!
Nguyên tắc 1: Cùng thủ thỉ với nhau để hiểu nhau hơn
Video đang HOT
Hãy nói thẳng thắn những suy nghĩ với người bạn cùng phòng ngay từ phút đầu, đề nghị các bạn ấy cũng chia sẻ với mình và đưa ra những thống nhất có thể thực hiện được hay chỉ là cố gắng để thông cảm nhau hơn. Như việc bạn ghét người ngủ gáy, khó có cách để người bạn cùng phòng bỏ tật đó, vậy thì hãy thông cảm cho nhau, bạn nhé!
Nguyên tắc 2: Giữ gìn và tôn trọng đồ đạc của những người bạn cùng phòng
Vật chất luôn là vấn đề gây bất hòa lớn nhất, mối quan hệ sẽ trở nên vô cùng xấu nếu dính líu đến đồ đạc của nhau. Vì vây bạn không sử dụng đồ đạc của bạn bè nếu chưa được sự cho phép như việc xài chung áo đồ, giày dép hay cả tuýp kem sữa rửa mặt nếu chưa mượn được! Hay khi bạn bận cách mấy, buộc phải chạy ra ngoài ngay thì cách tốt nhất vẫn phải khóa cửa kĩ càng lại vì bạn chắc sẽ không áy náy nếu chiếc “dế” của nhỏ bạn không cánh là bay chứ???
Nguyên tắc 3: Không nên thường xuyên dẫn khách đến chơi
Nên nhớ đây không phải là căn phòng của riêng bạn, người bạn cùng phòng sẽ thấy khó chịu và ồn ào dù đó là những buổi họp nhóm rất chính đáng của bạn đi chăng nữa vì bạn ấy cũng rất cần có không gian yên tĩnh để học tập. Bạn cũng nên chú ý đến những việc dẫn bạn trai hay bạn gái về phòng và làm những hành động gây khó chịu nhé! Bạn thật sự cần phải tế nhị đấy.
Nguyên tắc 4: Thân thiện chứ không phải nhu nhược
Đôi khi chỉ muốn mọi việc không trở nên căng thẳng mà bạn quên mất bản thân mình, không giữ vững lập trường về những hành vi người bạn cùng phòng hành xử, hãy nói chuyện với bạn ấy nếu cứ lặp đi lặp lại những sai phạm khiến bạn bực mình. Nói chuyện thẳng thắn, cởi mở để thông cảm nhau hơn bạn nhé!
Hãy hành động như những người thân trong gia đình
Khi đã vượt qua được những rào cản của ngày đầu đi ở trọ thì bạn gần như đã có một gia đình thứ 2. Hãy xem nhau như những người anh chị em trong một gia đình. Luôn quan tâm thăm hỏi nhau sau mỗi bữa thi về, khi có người bị ốm đau thì hãy dành chút thời gian để chăm lo cho bạn nha!
Hi vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp teen có được một cuộc sống sinh viên thật hòa đồng với mọi người.
Theo PLXH
Cách ghi điểm trong mắt thầy cô, bạn bè đầu năm học
Bối rối vì vào năm học gần một tháng nhưng vẫn chưa để lại được ấn tượng đặc biệt gì trong mắt thầy cô và bạn bè? Tưởng rằng việc ấy rất khó nhưng chẳng khó đâu bạn ạ!
Vào lớp sớm 30'
Sẽ chẳng phí công nếu hằng ngày bạn chịu khó bỏ ra khoảng nửa tiếng đồng hồ để vào lớp học sớm. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn vô tình bắt gặp những bạn cũng lững thững vào lớp sớm giống như mình. Lớp đông thì khó bắt chuyện, chứ lớp còn vắng sẽ dễ dàng trò chuyện hơn nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể bắt chuyện với một số bạn bằng cách hỗ trợ cho các bạn ý. Như trao đổi những bài tập về nhà rồi từ từ chuyển sang vài câu chuyện vui. Hay việc giúp đỡ nhóm trực nhật lau bảng, trải bàn cho thầy cô. Một cái bảng sạch, khăn trải bàn ngay ngắn và một ly nước sẽ khiến thầy cô vô cùng hài lòng khi bước vào lớp.
Thanh Hiền (sn 1994) chia sẻ: "Ngày trước mình rất nhát làm quen với bạn bè mới. Thế nên mình thường tới sớm để làm quen dần với từng bạn. Hay chỉ là để... đợi có ai đó đến bắt chuyện với mình. Đi học sớm cũng giúp mình chuẩn bị bài vở lên lớp tốt hơn, đầy đủ hơn. Có nhiều hôm mình lên sớm, ngồi xem trước bài mới nên học rất hiệu quả, lại được thầy cô khen là siêng năng nữa".
Tuy nhiên, đừng nên đi học quá sớm nhé. Khoảng 30' trước giờ vào lớp đủ để bạn thực hiện tất cả những điều này. Nếu đến quá sớm, rất có thể lớp học chưa được mở cửa. Việc ngồi vật vờ cả tiếng đồng hồ sẽ dễ khiến bạn mệt mỏi trước giờ lên lớp ý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Thường xuyên giơ tay phát biểu, trao đổi bài
Trao đổi bài bằng cách giơ tay phát biểu chính là cách trò chuyện với bạn bè cùng lớp trong giờ học đấy. Thay vì cứ phải lén lút xì xầm to nhỏ, hay chuyền giấy trong lớp. Tại sao bạn không tích cực phát biểu ý kiến của mình nhỉ?
Tiết học sẽ trở nên sinh động hẳn nếu bạn đưa ra ý kiến của mình và bạn khác cũng đưa ra ý kiến của họ. Như vậy bạn có thể "nói thả cửa" mà chẳng sợ ai la mắng. Thầy cô cực kì thích điều này vì nó không chỉ giúp các bạn hiểu nhau hơn, mà còn hiểu bài học hơn nữa.
Nhiều bạn cho rằng thầy cô chỉ yêu mến các bạn cán bộ lớp và rất hay trò chuyện với các bạn ấy. Không phải thế đâu bạn ạ, đơn giản là do các bạn cán bộ lớp thì thường xuyên giơ tay phát biểu, trao đổi ý kiến của mình với thầy cô hơn các bạn khác nên đôi khi khoảng cách cũng được rút ngắn lại thôi.
Năng nổ với phong trào của lớp
Đầu năm học thường có rất nhiều phong trào, vậy tại sao bạn không thử trở thành người chủ trì và vận động các bạn vào hoạt động của lớp nhỉ? Không nhất thiết phải là các hoạt động văn nghệ hay gì lớn lao. Từ những hoạt động nhỏ như: đóng tiền quỹ, mua quà tặng các bạn nghèo khi trung thu, hay những hoạt động do lớp tự tổ chức?
Tất nhiên, đừng quá sa đà mà quên đi việc học. Tích cực tham gia không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải chầu chực để... canh và xem nó diễn biến ra sao. Vận động bạn bè không có nghĩa là ép họ phải tham gia giống mình, có nhiều bạn gây mất thiện cảm vì sự nhiệt tình thái quá của mình rồi đấy!
Giống như khi bạn muốn đóng góp cho chương trình Trung Thu 50k chẳng hạn. Đừng ép uổng các bạn khác cũng nhất định phái đóng đủ như thế. Vì có nhiều việc tùy vào hoàn cảnh và tấm lòng từng người. Và nhớ chớ tỏ ra bực tức nếu chẳng may có bạn nào không tham gia nhé, như vậy chỉ khiến tạo thêm xích mích, hãy "mềm nắn, rắn buông" bạn ạ.
Không chia bè phái trong lớp
Nhiều bạn vào học rất thích tạo cho mình một nhóm riêng nhưng điều đó không có nghĩa là phải kì thị những bạn nào không thuộc nhóm mình hay nói xấu về họ. Và khi có nhóm rồi thì đừng vì thế mà chỉ trò chuyện hay vui chơi, năng nổ với các hoạt động của nhóm mình mà bỏ bê hoạt động của lớp hay bạn bè khác.
Nhiều bạn đã làm mất lòng bạn bè vì cùng học tập và hoạt động trong lớp nhưng cái gì cũng chơi theo nhóm. Thậm chí, những bạn nào vô tình bị lọt vào "danh sách ghét" thì... ôi thôi, đủ kiểu.
Nếu vô tình rơi vào một nhóm bạn như vậy thì hãy khuyên nhủ các thành viên trong nhóm hoặc từ từ giãn ra bạn ạ. Những hành động như vậy, chỉ khiến bạn trở nên cô lập hơn thôi, thầy cô cũng chẳng vui tí nào đâu.
Đó là một số bí quyết của chúng tớ, nếu bạn còn bí quyết khác, hãy chia sẻ nhé!
Theo PLXH
Những căn bệnh đầu năm của teen Thức đến 2, 3h sáng bên cạnh chiếc PC, hậu quả là ngủ gật trong lớp. Chưa chia tay được với chú dế xinh nên vẫn lén mang điện thoại rồi hí hoáy nhắn tin trong giờ học. Thói quen ăn vụng trở thành thú vui, còn việc học hành thì ỷ y chờ đợi. Phải chăng đó là những căn bệnh đầu...