Bí quyết tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa trong những ngày hè
Để tiết kiệm điện trong những tháng hè oi bức, chị em nội trợ có thể tham khảo ngay một vài mẹo sử dụng điều hòa ngay dưới đây.
Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện
Nhiều gia đình thường có thói quen vừa bật quạt điện chạy ù ù trong không gian đang sử dụng cả điều hòa. Việc chạy song song nhiều thiết bị làm mát cùng một lúc khiến bạn có cảm giác đang tiêu thụ gấp đôi tiền điện.
Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra điều ngược lại. Đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả giúp làm mát căn phòng mà vẫn tiết kiệm điện.
Khi được kết hợp với nhau, quạt sẽ giúp lưu thông không khí lạnh nhanh hơn tới tất cả không gian trong phòng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa xuống quá thấp, và điều hòa cũng không cần chạy quá công suất để làm mát căn phòng. Nhờ đó tiền điện nhà bạn sẽ tốn ít hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt quạt nếu trong phòng đã lạnh, tránh lãng phí điện thêm.
Một vài cách tiết kiệm điện khác với điều hòa
1. Chọn công suất máy phù hợp diện tích phòng
Việc chọn điều hòa phù hợp với diện tích phòng là cực kỳ quan trọng. Bởi, điều hòa công suất nhỏ sẽ không thể làm mát phòng có diện tích lớn, hoặc luôn phải gồng mình chạy hết công suất để có thể làm mát được căn phòng.
Do đó, điều hòa sẽ ngốn nhiều điện năng hơn vì phải chạy liên tục và tất nhiên, hóa đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt. Ngược lại, sử dụng điều hòa công suất lớn cho phòng diện tích nhỏ sẽ gây lãng phí điện năng.
Vì thế, khi mua điều hòa nên nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để có lựa chọn phù hợp nhất, giúp tiết kiệm điện khi sử dụng, đồng thời để máy bền và hoạt động ổn định.
2. Đóng kín các cửa
Video đang HOT
Khi sử dụng điều hòa, nếu mở cửa thì khí lạnh sẽ bị thoát ra ngoài, nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động đến nhiệt độ trong phòng, do đó máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn và tốn rất nhiều điện.
Chính vì thế, khi chạy điều hòa trong phòng bạn nên tránh mở cửa mà hãy đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để nhiệt độ trong phòng luôn giữ ở mức ổn định, tránh lãng phí.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý
Nhiều người vừa ra ngoài nắng nóng về nhà thường có thói quen để điều hòa ở chế độ làm lạnh nhanh hoặc nhiệt độ thấp để được tận hưởng không gian mát lạnh nhanh nhất. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình khiến điều hòa nhà bạn phải chạy hết công suất và tiêu tốn rất nhiều điện năng để làm lạnh và duy trì mức nhiệt thấp trong thời gian dài.
Hãy nhớ rằng, nhiệt độ từ 25 đến 28 độ là thích hợp để máy lạnh hoạt động một cách tối ưu nhất, không tốn quá nhiều điện năng mà vẫn duy trì một nhiệt độ vừa phải và phù hợp.
4. Không bật/ tắt điều hòa nhiều lần
Nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Thế nhưng, cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do điều hòa phải khởi động lại nhiều lần, chạy quá công suất sẽ khiến máy hỏng nhanh hơn.
5. Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng
Khi thiết kế phòng, bạn nên tránh sự trao đổi nhiệt với bên ngoài nhất là trong ngày nóng khi sử dụng điều hòa. Bởi, ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, điều hòa cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để làm mát phòng.
Ngược lại, việc che kín phòng (bằng rèm cửa) có thể ngăn ánh nắng, tránh nhiệt độ phòng tăng lên. Như vậy, điều hòa sẽ không phải hoạt động liên tục và điện năng cũng không tiêu tốn quá nhiều.
6. Bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ
Để điều hòa hoạt động tốt nhất thì chị em nên lau chùi máy thật sạch và định kỳ bảo dưỡng với thợ chuyên nghiệp. Lưu ý, khi làm sạch tại nhà, chị em chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc. Điều này có thể giúp giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn.
Ngoài ra, bất kỳ hỏng hóc hoặc trục trặc nào trong quá trình hoạt động của điều hòa cũng nên khắc phục ngay để máy chạy tốt và tiết kiệm điện hơn.
8 mẹo giúp giảm "kịch kim" hóa đơn điện trong nhà, cái thứ 5 cực ít người biết
8 mẹo giúp giảm "kịch kim" hóa đơn điện trong nhà, cái thứ 5 cực ít người biết
1. Tủ lạnh
Tủ lạnh là một trong số những thiết bị luôn hoạt động 24/7 bên trong căn nhà, và tiêu tốn một lượng điện năng ở mức trung bình. Tuy nhiên, việc sử dụng tủ lạnh không đúng cách sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện lên đáng kể.
Người dùng nên hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên khi không cần thiết, dẫn đến thoát nhiệt, để tiết kiệm điện. Mức nhiệt độ của tủ lạnh cũng chỉ nên để ở chế độ từ 1 - 9 độ C. Nên nhớ rằng cứ giảm xuống 10 độ là tủ lạnh sẽ tiêu thụ thêm 25% lượng điện năng.
2. Quạt điện
Các tỉnh miền Bắc bước vào giai đoạn Thu - Đông làm giảm nhu cầu sử dụng điều hòa và quạt làm mát. Tuy nhiên, ngay cả khi không sử dụng thì những thiết bị này vẫn tiêu tốn một lượng nhỏ điện năng.
Do đó, người dùng nên thường xuyên lau chùi cánh quạt và những bộ phần bên ngoài, nếu bật quạt thì bật ở tốc độ vừa phải. Sau khi sử dụng xong thì nên rút phích cắm của quạt ra khỏi ổ điện.
Ngoài ra, cũng nên cân nhắc sử dụng quạt trần thay vì điều hòa, ngay cả trong những ngày oi bức, vì khả năng tạo luồng không khí và chi phí điện thấp hơn rõ rệt.
3. Máy tính bàn, laptop, TV
Khi sử dụng các thiết bị như máy tính, laptop, TV, người dùng nên để độ sáng màn hình ở mức vừa phải. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng (ScreenSave) để vừa đỡ tốn điện, lại giúp bảo vệ cho máy tính.
Ngoài ra khi tắt TV, thì không nên sử dụng remote, mà nên tắt bằng cách ấn vào nút nguồn, hoặc rút điện ra khỏi ổ cắm đối với máy tính, laptop.
4. Máy giặt
Với các hộ gia đình hiện đại ngày nay, máy giặt là thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên việc vận hành máy giặt sẽ "ngốn" một lượng điện khá lớn, và rất nhiều khối nước sẽ được tiêu thụ.
Do đó, nếu muốn tiết kiệm, chỉ nên sử dụng máy giặt khi gia đình bạn đã có đủ lượng quần áo để giặt, còn nếu quần áo ít thì có thể chờ hoặc nên giặt bằng tay để tiết kiệm điện và nước.
5. Nồi cơm điện
Không nên nấu cơm bằng nồi cơm điện quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng từ 30 đến 45 phút để giảm thời gian hâm nóng. Bên cạnh đó, nhớ tắt nồi cơm điện sau khi đã sử dụng xong, tránh duy trì chế độ hâm nóng suốt ngày đêm vừa lãng phí điện, vừa không mang lại tác dụng gì.
Người dùng cũng nên lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để điện tiếp xúc tốt hơn, tránh lãng phí điện.
6. Bình nóng lạnh
Giống như khi nấu cơm, chỉ nên bật bình nước nóng từ 30 - 45 phút trước khi tắm. Ngoài ra, có thể điều chỉnh mức nhiệt trên bình nước nóng ở mức phù hợp với nhu cầu sử dụng, không nên để quá nóng để tránh lãnh phí. Cũng nên sắp xếp thời gian tắm rửa bằng nước nóng của các thành viên trong gia đình gần nhau để tiết kiệm điện. Sau khi đã sử dụng xong thì nên tắt ngay.
Đối với các gia đình có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cùng nhu cầu luôn cần nước nóng thường trực, có thể chuyển sang dùng các ấm giữ nhiệt, ấm đun nước, hoặc chỉnh chế độ trên bình nóng lạnh về mức thấp để bật duy trì trong ngày.
7. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ lâu hơn gấp 25 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện, và thắp sáng hiệu quả hơn, người dùng nên chuyển sang dùng đèn LED thay vì bóng sợi đốt hay bóng đèn neon truyền thống.
8. Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động
Ngày nay với việc mô hình smart-home đang dần trở nên phổ biến, các giải pháp phát sáng thông minh bằng cảm biến nhận diện chuyển động đang được các hộ gia đình người Việt áp dụng rộng rãi tại căn hộ, căn chung cư nơi mình sinh sống.
Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chỉ bật sáng bóng đèn khi phát hiện ra chuyển động trong phòng, nên có thể được sử dụng hiệu quả ở khu vực hành lang, cửa chính, phòng tắm, khu bếp,...
Một thống kê từ Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc sử dụng máy cảm biến chuyển động có thể cắt giảm lượng điện lãng phí lên tới 30%.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Mẹo tiết kiệm điện nóng lạnh mùa đông, dùng tẹt ga vẫn giảm 50% điện Chúng ta thường hay quên tắt bình nóng lạnh sau khi sử dụng xong hoặc thậm chí bật 24/24 để đỡ tốn thời gian, nhưng điều này sẽ gây nguy hiểm và khiến điện dễ dàng rò rỉ do hoạt động quá tải. 1. Chỉ bật khi có nhu cầu Chúng ta thường hay quên tắt bình nóng lạnh sau khi sử dụng...