Bí quyết thiết kế sân thượng đẹp
Nếu thiết kế hồ bơi khu vực sân thượng, gia chủ cần có những tính toán từ giai đoạn đầu để không ảnh hưởng đến kết cấu chịu tải.
Sân thượng là nơi tận dụng bố trí các hệ thống máy lạnh, bồn nước, tấm pin năng lượng mặt trời, nơi phơi phóng… Nếu không chăm chút sẽ làm giảm tính tiện dụng, thẩm mỹ của căn nhà.
Để thiết kế sân thượng đẹp, theo KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects) gia chủ cần tham khảo ba bí quyết dưới đây:
Cách bố trí khu vực sân thượng
Gia chủ cần bố trí gọn gàng, che chắn, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ưu tiên không gian có khung cảnh đẹp để tận hưởng.
Khu vực bố trí kỹ thuật nên quy hoạch về một góc sao cho phù hợp với hệ thống kĩ thuật bên dưới và không chiếm diện tích hay chia nhỏ không gian của tầng thượng.
Do đó, gia chủ và đơn vị tư vấn thiết kế cần thảo luận đầy đủ từ khâu lập bản vẽ. Khi hệ thống điện nước bên dưới hoàn tất thì những thay đổi bên trên sẽ khó thực hiện hơn.
Để trồng nhiều cây xanh trên sân thượng, gia chủ cần làm tốt công tác chống thấm ngay từ ban đầu.
Tận dụng sân thượng làm vườn rau, sân vườn
Các cây trồng ưu tiên cây thân thảo, cây nhỏ, cây dây leo… hoặc vài loài cây ăn trái nhưng cũng cần cắt tỉa, xử lý bộ rễ lớn. Diện tích sân thượng được phủ cây xanh ngoài gia tăng tiện ích cuộc sống còn làm mát cho tầng nhà bên dưới.
Để giảm diện tích bê tông trên tầng thượng, thay toàn bộ bằng cây xanh thì cần làm chống thấm tốt ngay từ ban đầu và được thi công bởi đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo tuổi thọ công trình.
Quảng Cáo
Gia chủ cần xác định rõ khu vực tầm nhìn trống, không nên che khuất để sắp xếp các không gian thư giãn, ghế ngồi, võng, nhà mát, không gian ăn uống, tụ họp…
Video đang HOT
Còn lại là diện tích cho cây xanh. Việc bố trí cũng nên theo nguyên tắc gọn gàng, ngay thẳng, phân bố các cây trồng hợp lý, chia ra các cụm, bụi chính phụ, cao thấp.
Thiết kế hồ bơi trên khu vực sân thượng nếu đủ diện tích cũng là một ý tưởng để tăng tiện ích tùy nhu cầu người dùng.
Đặc biệt quan tâm đến chống thấm
Sàn sân thượng phơi nắng gió, là mái che cho công trình bên dưới, không thoát nước tốt. Nếu lựa chọn mái dốc, nước đọng làm thấm tường thì việc giải quyết sẽ rất vất vả và tốn kém.
Khi muốn trồng cây, xây dựng trên sân thượng thì càng phải lưu tâm việc chống thấm. Gia chủ cần ưu tiên các kết cấu nhẹ, đơn giản, không quá cao làm che khuất tầm nhìn.
Tương tự, việc thiết kế hồ bơi trên mái cần tính toán từ giai đoạn đầu để không ảnh hưởng đến kết cấu chịu tải.
Vườn 3m2 ở ban công đủ các loại rau của nam kỹ sư Sài Gòn
Chỉ với 3m2 ở ban công chung cư, anh Nguyện đã thiết kế thành vườn, trồng đủ các loại rau để cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Anh Phan Văn Nguyện (35 tuổi, ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) là kỹ sư cơ điện, công việc khá bận rộn. Tháng 4/2020, khi phải ở nhà vì dịch bệnh Covid-19, anh đã thiết kế ban công chung cư, rộng 3m2 để trồng cây.
"Ban đầu, tôi chỉ dự định trồng rau, hoa để có nơi cho các con ngắm nghía, nghịch phá. Không ngờ, một năm sau, tôi lại có một vườn rau xanh trên diện tích 3m2 của ban công", anh Nguyện chia sẻ.
Không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về trồng trọt, suốt một năm qua, anh Nguyện phải mày mò, tìm hiểu đặc tính, cách chăm sóc các loại cây.
"Trồng rau ở ban công sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với trồng trên sân thượng, vì diện tích hẹp, thiếu ánh nắng và phải dọn dẹp liên tục. May mắn, ban công nhà tôi hướng đông nên đón nắng từ sáng đến trưa, điều này góp phần quan trọng để rau xanh tốt", anh Nguyện nói.
Theo anh Nguyện, đất trồng cũng là yếu tố quan trọng giúp cây phát triển tốt. Anh chọn loại đất hỗn hợp bao gồm mùn dừa, bã đậu, tro trấu và trộn thêm phân bò, phân trùn quế đã qua xử lý để trồng cây.
Để tạo ra giá thể đất trồng giàu dinh dưỡng, anh Nguyện trộn đất và phân hữu cơ theo tỉ lệ 60% đất cộng với 20% phân bò loại xay nhuyễn đã qua xử lý và 20% phân trùn quế loại đã qua xử lý. Sau đó, anh ủ với vôi và cho vào chậu trồng cây.
Định kỳ một tuần, anh bón thêm phân cho rau một lần. "Khi bón thêm phân, tôi pha trộn đất và phân bón ngang nhau, hoàn toàn không sử dụng phân hóa học. Thỉnh thoảng, tôi có trộn thêm bã cà phê, nhựa cây nha đam khi thu hoạch để làm phân bón cây", anh kỹ sư cơ điện chia sẻ.
Một điều rất quan trọng để cây luôn tươi tốt là phải chăm và tưới nước thường xuyên. "Nếu cây trồng thiếu nước sẽ bị chết hoặc mình tưới dư nước, cây sẽ bị úng rễ", anh Nguyện nói. Anh cũng lắp thêm hệ thống tưới nước tự động để yên tâm khi vắng nhà.
Ngoài hành lá, khu vườn của anh Nguyện còn có rau húng quế, diếp cá, húng chanh, bạc hà, tía tô, rau càng cua, mồng tơi, cải xanh, nha đam...
Trồng rau trên ban công cao tầng cũng sẽ bị các loại côn trùng hay sâu bệnh tấn công. Mới đầu, vườn rau của anh cũng gặp trường hợp tương tự.
Để bảo vệ rau, anh Nguyện sử dụng loại chế phẩm sinh học tưới cho cây, từ đó, rầy, rệp, nhện đỏ, cuốn chiếu, ốc sên không còn xuất hiện nữa.
Anh Nguyện bên vườn rau của mình.
Cây hoa đậu biếc xanh tốt.
Để trồng được nhiều loại cây trong không gian hẹp, anh Nguyện đã tận dụng khung kệ, các chậu, vỏ chai nhựa. Tiếp đến, anh bố trí gọn gàng các chậu trồng để nhìn vừa đẹp mắt vừa trồng được nhiều loại cây khác nhau.
Từ ngày có vườn ban công, anh Nguyện tranh thủ buổi sáng và chiều để tưới nước, kiểm tra sâu bệnh cũng như tình trạng dinh dưỡng của các loại rau.
Mỗi dịp cuối tuần, các con của anh lại ra ban công tìm hiểu về cây cỏ và cách chăm sóc, tự tay thu hoạch thành quả.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mẹ đảm ở Sài Gòn trồng bạt ngàn su hào, bắp cải trên sân thượng, không khác gì một "trang trại" thu nhỏ Ngắm khu vườn xanh mát đủ loại rau quả sạch và hoa, ai cũng thích thú và khâm phục sự đảm đang và mát tay của chị Bình. Sân thượng nhà chị Bình rộng 200m2, khoảng diện tích ấy đủ để niềm đam mê của chị được hiện thực hóa. Ai có dịp ngắm nhìn không gian xanh mát và thoáng đãng ấy...