Bí quyết tập luyện cho khuôn mặt giúp bạn trẻ lâu
Mọi người thường hoài nghi và nhầm lẫn khi được hỏi về việc tập thể dục cho khuôn mặt. Một số người thấy vô lý và không hình dung việc tập thể dục cho khuôn mặt ra sao.
Việc tập luyện này không những tồn tại mà còn có tác dụng trẻ hóa da, giúp gương mặt bạn tỏa sáng.
Có những thứ mà dùng tiền bạn cũng chẳng thể mua được, làn da tươi trẻ, rạng rỡ là một trong số đó.
Bạn đã tốn rất nhiều tiền để mua các sản phẩm chăm sóc khuôn mặt của mình như: các loại kem, serum, mặt nạ, mặt nạ, tẩy tế bào chết, chất tẩy rửa, mặt nạ đóng gói và áp dụng các cách chăm sóc sắc đẹp khác nhằm cung cấp cho bạn làn da trẻ hơn, nhưng thấy không có hiệu quả.
Bí quyết tập luyện cho khuôn mặt để giúp bạn trẻ lâu.
Có một số người thậm chí lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ và căng da mặt, nhưng chúng thực sự có hiệu quả không?
Tại sao không thử những cách tự nhiên để da của bạn được thở?
Một bài tập thể dục cho khuôn mặt hoặc là tập hợp các động tác được thực hiện bằng cách kéo giãn cơ mặt, nhằm kích thích lưu thông máu và cung cấp cho bạn làn da tươi trẻ hơn. Thể dục nhịp điệu cho khuôn mặt được hiểu là cách làm làn da của bạn sáng hơn và làm giảm sự căng thẳng cho khuôn mặt của bạn.
Thể dục nhịp điệu cho khuôn mặt giúp nâng cơ mắt và ngăn ngừa nếp nhăn của da bằng cách kích thích sự đàn hồi và sản sinh collagen, làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Bài tập thể dục cho khuôn mặt là một giải pháp hoàn hảo giúp bạn tránh khỏi tình trạng mắt sưng húp và xuất hiện những vết chân chim quanh mắt, giúp bạn trẻ hóa làn da.
Tập luyện cho khuôn mặt cũng hoạt động như một cách giải độc tự nhiên, giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn khác trong da. Tập luyện cho khuôn mặt cũng bao gồm vùng cổ, giúp giảm bớt hoặc tránh tình trạng cứng ở cổ, một vấn đề phổ biến với những người làm việc luôn phải tiếp xúc với máy tính. Bài tập cho khuôn mặt cũng giúp giảm tình trạng cằm đôi, khiến một người trông giống như bị tăng cân.
Dưới đây là bài tập thể dục cho khuôn mặt giúp bạn giải quyết những lo lắng đó.
Di chuyển lên và xuống: Hãy bắt đầu bằng cách nhướn lông mày của bạn, giống như khi sợ hãi, lông mày của bạn rướn lên. Bạn phải bắt đầu từ từ và tăng tốc dần dần. Động tác này tác động lên mắt, lông mày và trán. Bạn có thể thực hiện động tác này 10 lần.
Kích thích mắt: Một bài tập để kích thích cơ mắt là cách bạn đặt hai ngón tay ở góc của mắt v sau đó nhắm mắt lại và mở mắt ra. Lặp lại 10 lần.
Nói AO: Với bài tập này, bạn phải sử dụng miệng của bạn và cố gắng để nói AO; bạn có thể nói ra thành tiếng hay chỉ bắt chước các biểu hiện và chuyển động theo cách bạn thấy thoải mái nhất. Hãy nói AO nhiều lần, khoảng 10 lần. Bắt đầu thật chậm và sau đó tăng tốc độ để thắt chặt các cơ mặt của bạn.
Chuyển động miệng để nói OE: Đây là bài tập cho nửa dưới của khuôn mặt của bạn, bạn chỉ phải nói OE để căng các cơ mặt của mình. Hãy thử bắt đầu mở miệng thật chậm khi bạn nói OE.
Nâng cổ: Bài tập này có thể thú vị, hãy cố gắng đẩy hàm về phía trước, sao cho ở cổ xuất hiện hai đường hóp thẳng dọc cổ. Giữ trạng thái đó trong ba phút và lặp lại 10 lần động tác này.
Video đang HOT
Nâng cằm: Đứng thẳng để cằm của bạn song song với mặt đất. Tiếp theo nâng cằm của bạn và nhìn lên phía trên, sau đó bĩu môi và giữ vị trí này trong ba giây. Lặp lại 10 lần.
Theo Alobacsi
6 tư thế tập Yoga đơn giản giúp bạn trẻ lâu
Tập Yoga rất tốt cho sức khỏe của bạn, tập Yoga thường xuyên giúp bạn trẻ được lâu hơn.
Trước hết bạn hãy chuẩn bị cho mình một tấm thảm tập Yoga để tránh những chấn thương không đáng có.
Những bài tập này giúp tất cả các cơ trong cơ thể được vận động linh hoạt, nhanh nhạy. Nhờ đó, bạn không những khỏe mạnh hơn mà còn giữ được vóc dáng khỏe mạnh, tăng cường trao đổi chất, lưu thông trong cơ thể, cơ thể cũng được thải lọc tốt hơn để đẩy lùi tốc độ lão hóa, giữ cho bạn trẻ lâu hơn.
1. Tư thế cái cày
Ảnh minh họa
Bước 1: Nằm trên sàn, duỗi chân thẳng đứng vuông góc với chân nhà.
Bước 2: Đặt hai cánh tay dọc sát với thân, lòng bàn tay úp xuống.
Bước 3: Dùng lực ấn vào bàn tay và vận động cơ bụng để nâng chân lên vòng qua đầu.
Nếu chân bạn không chạm được xuống đất thì hãy đặt tay dưới lưng để hỗ trợ. Nếu ngón chân bạn chạm được tới sàn, đan hai tay lại với nhau và cố gắng cuộn vai thấp xuống làm trụ đỡ của toàn bộ cơ thể.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 45 giây và từ từ cuộn người trở lại vị trí ban đầu, cảm nhận thấy từng đốt sống lưng từ từ duỗi ra theo từng chuyển động.
2. Tư thế cây nến (Đứng trên vai)
Ảnh minh họa
Bước 1: Nằm trên thảm, lưng và tay để song song, lòng bàn tay úp xuống.
Bước 2: Ấn lòng bàn tay xuống đất khi bạn nâng chân lên hướng về phía trần nhà, rồi hơi vươn qua đầu như tư thế cái cày ở trên.
Bước 3: Đỡ tay ở phần lưng dưới, mở rộng bàn tay. Bước 4: Từ từ nâng chân lên thẳng đứng với trần nhà, hai chân cùng lúc.
Bạn cố gắng tạo tư thế thẳng đứng cho toàn bộ cơ thể, càng thẳng càng tốt. Bạn có thể dần di chuyển tay dịch xuống thấp hơn, gần về phía bả vai.
Bước 5: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 3 phút. Nhẹ nhàng thả người và cuộn sống lưng về tư thế nằm thẳng ban đầu.
3. Tư thế úp mặt
Ảnh minh họa
Bước 1: Bắt đầu với bàn tay và đầu gối. Bàn tay nên để cách xa khoảng cách bằng vai, lòng bàn tay úp thẳng sát với mặt đất.Ngồi trên gót chân, đầu gối và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông.
Bước 2: Trượt người về phía trước, duỗi hai cánh tay trên mặt sàn và xòe ngón tay ra.
Bước 3: Hơi nhổm người lên để khuỵu đầu gối, dùng lực ở cơ bụng và kéo cơ thể lại thành hình chữ V ngược. Bàn chân cũng để rộng bằng vai.
Bước 4: Cố gắng chạm gót xuống sàn và hông thì hướng lên trần. Hai đầu gối hơi cong, cột sống thẳng, mặt cúi xuống sàn.
Bước 5: Ấn mạnh hai bàn tay và bàn chân để kéo dãn cột sống. Hít thở sâu, thóp bụng, giữ tư thế trong vài nhịp thở rồi hạ đầu gối trở lại sàn, thở ra thư giãn.
Lưu ý nhỏ là bạn hãy thư giãn thoải mái vùng cổ.
4. Tư thế gập người xuống
Ảnh minh họa
Bước 1: Đứng thẳng, hai bàn chân để rộng bằng hông.
Bước 2: Xoay hông để gập người xuống, hướng về phía ngón chân.
Bước 3: Thư giãn vùng cổ, và khoanh tay trước trán.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế từ 45 giây cho tới 1 phút.
5. Tư thế cá heo
Ảnh minh họa
Bước 1: Quỳ gối trên thảm, hai cánh tay thả lỏng, ngón tay đan vào nhau.
Bước 2: Ấn cánh tay xuống sàn và duỗi thẳng chân ra giống như tư thế úp mặt ở trên.
Bước 3: Từ từ chống người lên bằng cách nhấc cao phần giữa thân trong khi cơ thể được chống đỡ bởi trán, khuỷu tay và đầu các ngón chân.
Bước 4: Hãy nhấc người lên cao bằng cách nhích bàn chân về phía trước, chân này rồi chân kia, sao cho thân bạn tạo thành một hình cung, đầu đặt sát tay.
Bước 5: Giữ trong vài giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Bạn cố gắng không nên để vai nhún lên gần tai và luôn thóp bụng. Lặp lại những động tác nhỏ (ra trước ra sau) từ 5 đến 10 lần. Nếu bạn thấy khó quá, chỉ cần giữ tư thế trong 45 giây là được.
6. Tư thế con cá
Ảnh minh họa
Bước 1: Nằm ngửa, hai chân đặt sát nhau, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, giữ hai đầu gối thẳng.
Bước 2: Đặt tay dưới mông, hai bàn tay úp xuống.
Bước 3: Nghiêng bên phải lót tay trái, nghiêng bên trái lót tay phải, hai cánh tay thẳng, lòng bàn tay úp, khuỷu tay giấu dưới thân càng nhiều càng tốt.
Bước 4: Hít sâu, bẩy ngực lên khỏi sàn, lồng ngực ưỡn cong, thả lỏng cổ, buông lỏng đỉnh đầu xuống sàn.
Theo Alobacsi