Bí quyết tạo ‘thương hiệu’ PCI Quảng Ninh
Nói đến PCI, Quảng Ninh là địa phương thường được nhắc đến đầu tiên khi liên tiếp 5 năm liền giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng danh giá về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh này.
Năm 2021, Quảng Ninh còn là tỉnh duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế “rất tốt”. Đây cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về quản trị dịch bệnh cao nhất cả nước.
Hành trình vươn lên dẫn đầu
Hơn 10 năm trước, Quảng Ninh vẫn còn khiêm tốn đứng ở vị trí thứ 58 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thế nhưng, năm 2016, Quảng Ninh đã xuất sắc vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng; sau đó tiếp tục vươn lên dẫn đầu các tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2017 và duy trì vị trí “quán quân” suốt 5 năm liên tiếp (2017-2021).
Việc Quảng Ninh bứt phá vươn lên thứ hạng hàng đầu này là thành quả kết tinh từ quyết tâm chính trị rất cao của tỉnh. Tỉnh đã chủ động, quyết liệt và đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, tạo sự vào cuộc đồng bộ từ các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong nỗ lực xây dựng chính quyền kiến tạo.
Từ năm 2014 tới nay, các nghị quyết cấp tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ cho năm kế tiếp đều chú trọng, đưa vào nội dung về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động về triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Quảng Ninh lần đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa mục tiêu “hàng năm giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI” vào văn kiện Đại hội.
Các tập thể được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong tham mưu nâng cao chỉ số PCI tỉnh Quảng Ninh ngày 25/5/2022. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN.
Cụ thể hóa định hướng này, tỉnh đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 9/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy quản lý, từ mệnh lệnh sang phục vụ – kiến tạo, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, chất lượng điều hành của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở..
Tỉnh cũng chú trọng đúng mức việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các hành vi “tham nhũng vặt”; đồng thời, tập trung cải cách nền hành chính quản lý – quản trị – kiến tạo phát triển, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội; giảm tối đa rủi ro pháp lý, chi phí hành chính và tuân thủ đối với người dân cũng như doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy; giữ vững sự đoàn kết, đề cao sự gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu; quyết liệt trong hành động, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Ngoài ra, tỉnh cũng mạnh dạn xây dựng thí điểm thành công nhiều mô hình quản trị mới như: thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh, thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) trực thuộc UBND tỉnh; thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện trực thuộc UBND cùng cấp; thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn; lập Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các nhà đầu tư và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19…
Những mô hình này đã ngày càng khẳng định tính cần thiết, hiệu quả thông qua sự đánh giá, hài lòng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Từ đó, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân và xã hội với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Quảng Ninh mạnh dạn trao quyền cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp “đo lường”, đánh giá khách quan, độc lập thông qua phiếu điều tra, khảo sát mức độ tín nhiệm đối bộ máy chính quyền điều hành cấp cơ sở như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện DDCI Quảng Ninh và các chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện (DGI) và Chỉ số đánh giá mức độ, xếp hạng chính quyền điện tử (ICT) của các sở, ban, ngành, các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Năm 2021 là lần thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh được giữ ngôi vị quán quân PCI đã làm nên thương hiệu, sự khác biệt của Quảng Ninh. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực mà cả hệ thống chính trị, cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp của Quảng Ninh; đồng thời cho thấy khát vọng phát triển của tỉnh Quảng Ninh trên hành trình cải cách, xoá bỏ rào cản, xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Cải thiện môi trường kinh doanh, giữ vững niềm tin doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh đã được cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá, ghi nhận, động viên và trong đó có cả sự gửi gắm những mong muốn, kỳ vọng lớn hơn về một chính quyền liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tổ chức bộ máy ngày càng tinh gọn. Do đó, đòi hỏi trách nhiệm ngày càng cao của chính quyền, các sở ngành, nhất là liên quan tới những đòi hỏi về sự thay đổi trong chính bộ máy liên quan tới con người, công nghệ, quy trình và sự phối hợp liên thông giữa các ngành, các cấp trong hệ thống chính quyền địa phương.
Để thực hiện hiệu quả, Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu cần tiếp tục kiên trì đẩy mạnh cải cách hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, hấp dẫn. Ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo bước đột phá hiện đại hóa nền hành chính; cung cấp tối đa các dịch vụ tiện ích số, mang lại giá trị gia tăng và tạo sự thuận tiện nhất cho mọi người dân; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị.
Đặc biệt, không tự chủ quan, tự thỏa mãn, mà luôn nhận diện kịp thời những khó khăn, thách thức của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực mình và của nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân để tìm cách tháo gỡ, giải quyết theo quy định với phương châm “làm đúng, làm nhanh, làm hiệu quả”, “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thật”…
Theo các chuyên gia, dù Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu PCI, xếp hạng có chất lượng điều hành kinh tế “rất tốt”, tuy nhiên, so với năm 2020, chỉ số giảm 2,07 điểm, một số chỉ số thành phần chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Một số chỉ tiêu mặc dù đã có sự cải thiện tăng điểm hoặc tăng hạng nhưng nhìn chung vẫn ở thứ hạng chưa cao so với các địa phương trên cả nước, còn nhiều dư địa để cải cách. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đặc biệt là cơ quan đầu mối các chỉ số thành phần và các cơ quan chủ trì các chỉ tiêu còn chưa thực sự nhuần nhuyễn và thường xuyên.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, là một trong những điểm xuất phát tham quan vịnh Hạ Long, bao quanh là hạ tầng các tòa nhà cao tầng đang dần mọc lên. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN.
Năm 2022, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu cải thiện từ 73.02 lên 75.38 điểm, tăng 2.36 điểm so với năm 2021. Đối với 10 chỉ số thành phần, phấn đấu có 6 chỉ số trong top 5/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, 3 chỉ số dẫn đầu cả nước. Để đạt mục tiêu này, các chuyên gia, đại biểu dự hội nghị đã thẳng thắng phân tích, đưa ra một số gợi ý, tham góp để Quảng Ninh tiếp tục cải thiện bền vững các chỉ số thành phần, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Trong đó, tập trung đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát triển doanh nghiệp và phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo; thực hiện hiệu quả “ba đột phá chiến lược” trong tình hình mới, thích ứng linh hoạt với tình hình kinh tế thế giới và khu vực, nhất là diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Cùng với đó, cần đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền, nền kinh tế số và xã hội số, công dân số; nâng cao chất lượng phần mềm hệ thống quản lý, xử lý văn bản, nền tảng tích hợp, chia sẻ;
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nguyễn Xuân Ký, nhấn mạnh: “Cần tập trung vào người đứng đầu các cấp, đây là tâm điểm của vấn đề có tiếp tục đổi mới sáng tạo hay không. Mục tiêu cuối cùng là người dân được gì, doanh nghiệp được gì, tỉnh sẽ được gì. Tôi yêu cầu phải ngày càng hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, ngày càng phân công, phân cấp rõ ràng. Đi liền với đó càng phải xem xét hiệu quả công việc bằng những sản phẩm đầu ra một cách kỹ lưỡng, căn cơ hơn với những chu trình thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách nghiêm ngặt”.
Liên tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI nhiều năm, kỳ vọng của doanh nghiệp với Quảng Ninh đang ngày càng cao hơn. Năm 2022, Quảng Ninh đề ra mục tiêu tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện bền vững năng lực cạnh tranh, hướng tới tăng dần điểm tổng PCI qua từng năm. Mục tiêu cốt lõi có được khi môi trường kinh doanh được cải thiện, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn đó là nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của người dân một cách thực chất và hiệu quả.
Khởi công các dự án động lực tại Khu kinh tế Vân Đồn
Ngày 30/4, tại Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khởi công các dự án động lực trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.
Đồng loạt khởi công các dự án động lực Khu kinh tế Vân Đồn.
Bốn dự án động lực được khởi công gồm: dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên - Cát Linh Vân Đồn; dự án Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn; hạng mục Khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng thuộc Dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City - Phân khu 1; cụm công nghiệp Vân Đồn và 01 dự án trao quyết định chủ trương đầu tư: nhà máy sản xuất nội thất cao cấp tại Khu kinh tế Vân Đồn; trong đó, 3 dự án phục vụ du lịch, dịch vụ là các Tổ hợp khách sạn và căn hộ du lịch, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, tổ chức hội nghị, hội thảo đẳng cấp quốc tế, các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng với hàng trăm phòng nghỉ khách sạn 5 sao và hàng nghìn căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp.
Theo lãnh đại UBND tỉnh Quảng Ninh, dự án cụm công nghiệp sẽ là nơi tập trung phát triển các ngành nghề sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp chế biến, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị; thu hút các cơ sở sản xuất, chế biến nông nghiệp, thuỷ sản; các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, biểu dương UBND huyện Vân Đồn, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn đã chú trọng đổi mới lập quy hoạch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tạo dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt mọi khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19.
Đồng thời, việc khởi công dự án trên cũng thể hiện quyết tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn nhằm từng bước xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn trở thành Khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế; là đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững đúng theo Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhân dịp này, UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất nội thất cao cấp tại Khu kinh tế Vân Đồn được UBND tỉnh phê duyệt cho nhà đầu tư là Công ty cổ phần Mặt trời Vân Đồn.
Khu đô thị Ao Tiên - Cát Linh.
Dự án với diện tích sử dụng đất 34,53 ha, tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; thời hạn hoạt động 50 năm. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào vận hành giai đoạn 1 từ quý III/2023 và hoàn thiện tổng thể vào quý IV/2024.
Đây là dự án với mục tiêu sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm nội thất cao cấp phục vụ các dự án chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu quốc tế. Việc Nhà máy sản xuất nội thất cao cấp tại Khu kinh tế Vân Đồn được chấp thuận chủ trương đầu tư thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Vân Đồn, từng bước cụ thể hoá các đồ án quy hoạch đã được duyệt.
Như vậy, với 4 dự án khởi công và 1 dự án được trao chủ trương đầu tư này thì tổng vốn là gần 10.000 tỷ đồng (khoảng 430 triệu USD).
Việc đồng thời triển khai các dự án động lực và trao chủ trương đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn khẳng định tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Vân Đồn; là tiền đề quan trọng để trong thời gian tới, trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn tiếp tục thu hút, xúc tiến đầu tư các dự án chiến lược, quan trọng khác.
Bệnh viện "ma" chục triệu USD giữa lòng TP Hạ Long Mặc dù được phê duyệt đã gần 10 năm với tổng mức đầu tư hàng chục triệu USD nhưng Dự án Bệnh viện quốc tế Hạ Long tại TP Hạ Long, Quảng Ninh đến nay vẫn trong tình trạng bị bỏ hoang. Bệnh viện "ma" giữa lòng thành phố biển (Ảnh: An Nhiên). Ôm dự án "khủng" rồi bỏ hoang Tọa lạc ở...