Bí quyết tận hưởng cuộc sống với chi phí thấp
Nếu bạn không dùng đến vật dụng đó trong vòng 6 tháng gần đây, đã đến lúc bạn nên thanh lý chúng.
Giảm thiểu chi phí sinh hoạt và tiết kiệm tiền không phải là một vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi sự quyết tâm và sẵn sàng hi sinh một số thú vui tốn kém. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn cắt giảm chi tiêu hiệu quả để có một cuộc sống thoải mái mà vẫn tiết kiệm:
Cho dù bạn sống một mình hay chung với người khác, tiền thuê nhà cũng là một khoản chi phí không nhỏ. Bạn hãy lựa chọn địa điểm có giá thuê nhà hợp túi tiền, tuy nhiên, bạn vẫn phải dành một khoản ngân sách tương đối cho hạng mục này. Thay vì tìm thuê một căn hộ độc lập, bạn có thể thử tìm căn hộ nào có phòng trống cho thuê. Chi phí sinh hoạt sẽ thường bao gồm trong tiền thuê nhà hoặc ít nhất là bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể. Bạn cũng có thể thỏa thuận được giá thuê tốt nếu thuê dài hạn. Ngược lại, nếu bạn có nhà/căn hộ mà bạn không sử dụng hết không gian, hãy cho thuê để tiết kiệmchi phí sinh hoạt.
Ngoài ra, bạn có thể xin sống nhờ nhà họ hàng, người thân nào đó. Đổi lại, bạn có thể giúp đỡ họ công việc nhà. Trước khi bạn chuyển đến sống ở một ngôi nhà khác, hãy cân nhắc đến việc bán một số những vật dụng, nội thất không cần thiết hoặc không vừa với ngôi nhà mới.
Nguyên tắc là nếu bạn không dùng đến vật dụng đó trong vòng 6 tháng gần đây, đã đến lúc bạn nên thanh lý chúng. Ví dụ như máy ảnh (khi bạn đã có điện thoại có tính năng chụp ảnh rất tốt), quần áo ít khi mặc đến, các thiết bị như lò vi sóng, máy rửa bát… Thật tốt khi bạn có thể thu lại một khoản tiền từ những vật dụng không dùng đến này. Nhiều đồ vật tưởng chừng quan trọng với bạn lúc này có thể bị vứt xó trong thời gian vài tháng tới.
Nếu gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các ngân hàng, tổ chức, đoàn hội… với các chương trình cho vay ưu đãi hay mua trả góp. Bạn có thể xem xét liệu mình có thuộc đối tượng được ưu đãi khi mua sắm như sinh viên thường được hưởng giảm giá khi mua vé xe bus theo tháng hay nếu sở hữu thẻ tín dụng của ngân hàng nào đó, bạn sẽ được hưởng chính sách giảm giá khi mua sắm.
Video đang HOT
Giảm thiểu chi phí không cần thiết giúp chủ động cuộc sống hơn.
Nếu các thực phẩm tươi sống quá đắt đỏ với thu nhập của bạn, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm đông lạnh và đóng hộp. Điều này không có nghĩa là bạn phải ăn những bữa ăn không tốt cho sức khỏe mà bạn hoàn toàn có thể chế biến những món ăn thơm ngon và dinh dưỡng. Đồng thời, đồ hộp hoặc thực phẩm đông lạnh được bảo quản rất dễ dàng và bạn còn có thể được giảm giá khi mua với số lượng lớn. Đây là tất cả những gì bạn cần:
- Rau củ: bạn hãy chọn các loại rau củ tốt cho sức khỏe dựa theo màu sắc, màu sắc càng đậm càng tốt.
- Các loại đậu: đậu lăng và các loại đậu nói chung đều rẻ, dễ nấu nướng mà lại ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loại ngũ cốc giàu chất xơ như gạo lức và hạt quinoa.
- Các loại thịt nạc như gà, cá hay đậu phụ.
Có rất nhiều cách chế biến với những nguyên liệu cơ bản trên. Chẳng hạn như bạn có thể xào đậu, rau, thịt/đậu với một chút dầu, tỏi và muối. Ức gà ăn kèm với đậu và nấm cũng tạo nên một bữa ăn hoàn chỉnh và ngon miệng. Với cách nấu nướng đơn giản này, bạn còn có thể tiết kiệm thời gian.
Các hoạt động giải trí thường làm bạn thâm hụt ngân sách, vì vậy, hãy tìm kiếm các hoạt động giải trí miễn phí. Chẳng hạn như thay vì mua vé xem phim tốn kém, bạn có thể được xem phim miễn phí ở các câu lạc bộ, trao đổi DVD phim hay sách với bạn bè, thăm các viện bảo tàng. Ngoài ra, ở nơi bạn sinh sống có thể có nhiều hoạt động giải trí miễn phí như biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, hội chợ hay biểu diễn nhạc sống tại các quán café, bar…
Một khi bạn đã biết cách tiết kiệm chi phí cho nhà ở, ăn uống, bạn có thể kiểm soát tình hình tài chính của mình tốt hơn. Bạn nên tiết kiệm một phần thu nhập của mình cho dù bạn có khoản nợ nào hay không. Đơn giản là chỉ việc cho khoản tiền đó vào tài khoản ngân hàng, sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy là mình đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Tuy nhiên, bạn không cần phải tiết kiệm tất cả số tiền kiếm được mà hãy dành ra một khoản nhỏ cho việc giải trí hay chi cho những thứ mình muốn. Điều này là rất quan trọng bởi niềm vui cuộc sống mang lại động lực cho bạn tiếp tục làm việc, chỉ cần bạn không quá hoang phí.
Nếu như bạn đang mắc một khoản nợ, đã đến lúc lên kế hoạch để thanh toán những khoản này. Nếu nợ thẻ tín dụng, bạn hãy cân nhắc việc ngừng sử dụng thẻ bằng cách xóa thông tin thẻ trên các trang mua sắm trực tuyến, ưu tiên sử dụng tiền mặt, cho tiền vào tài khoản tiết kiệm… để tránh tiêu xài hoang phí. Tiếp theo, hãy lập danh sách các khoản nợ phải trả và hình thức trả. Bạn nên cân nhắc xem hóa đơn nào có thể trả vào một ngày cố định trong tháng. Có rất nhiều cách để tiết kiệm các chi phí sinh hoạt, chẳng hạn như hủy bỏ các dịch vụ bạn không dùng đến, tham khảo nhiều nhà cung cấp dịch vụ trước khi quyết định sử dụng nhà cung cấp nào để chọn được giá rẻ nhất.
Việc tiết kiệm chi tiêu đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn nhưng nó sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho bạn khiến cuộc sống của bạn thoải mái và ổn định hơn.
Theo Lifehacker
4 bước để có một đám cưới ý nghĩa mà vẫn tiết kiệm
Guồng quay công việc bận rộn khiến không ít cô dâu chú rể cảm thấy "sợ" đám cưới. Bài viết này sẽ đưa ra những bước đơn giản giúp bạn xây dựng một kế hoạch cưới hiệu quả, giảm nhẹ gánh lo và tận hưởng một ngày vui trọn vẹn nhất!
1. Lập danh sách chi tiết những đầu việc cần làm
Trước khi diễn ra đám cưới, bạn nên dành thời gian vạch ra một danh sách các công việc cần chuẩn bị trước đó để tránh tình trạng hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu. Bạn cũng có thể chia ra từng khoảng thời gian nhỏ cho từng hoạt động cụ thể, tùy vào mức độ quan trọng, đơn giản, phức tạp mà bạn cho khoảng thời gian ngắn, dài phù hợp.
2. Xây dựng ngân sách cưới phù hợp
Có 2 cách để xây dựng ngân sách cho đám cưới. Một là căn cứ vào tình hình tài chính bản thân để đưa ra 1 khoản chi phí trong khả năng, sau đó chia hợp lý cho các khâu chuẩn bị. Cách thứ 2 là lên danh sách các công việc và tham khảo mức giá cho từng việc đó qua internet hay người thân, bạn bè. Sau khi có được mức giá cụ thể gần với thực tế, đánh giá xem có phù hợp với "hầu bao" của mình hay không để điều chỉnh cho hợp lý.
3. Lên danh sách nhân sự tham gia đám cưới
Nhân sự ở đây bao gồm những người hỗ trợ tổ chức đám cưới và dàn khách mời. Ngoài những người có trong dịch vụ cưới trọn gói đã đặt trước, bạn cũng nên nhờ người thân, bạn bè tham gia vào những vị trí như phù dâu, phù rể, bưng mâm, vừa gần gũi, vừa giảm được chi phí. Ngoài ra, bạn cũng cần lên danh sách khách mời từ sớm của cả 2 bên nội ngoại để đảm bảo không bỏ sót ai và lựa chọn hình thức gửi thiệp mời phù hợp cho từng người.
4. Lựa chọn những dịch vụ tích hợp trọn gói
Mua sắm đồ đạc cho tổ ấm mới, chụp ảnh cưới, chọn mẫu thiệp cưới,..là những công việc diễn ra dồn dập trước ngày cưới mà chỉ nghĩ tới thôi cũng đủ để các cặp đôi thấy "nản". Đó là lý do vì sao bạn nên lựa chọn những dịch vụ trọn gói tất cả trong 1 hoặc các chương trình khuyến mại tích hợp như mua đồ tặng kèm voucher chụp ảnh cưới hay in thiệp cưới thay vì chia nhỏ lẻ từng đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí để tập trung chuẩn bị các khâu quan trọng còn lại cho lễ cưới. Chúc các bạn sẽ có những khoảnh khắc khó quên trong ngày hạnh phúc của mình!
Theo Saga/Afamily
Những định nghĩa ngọt ngào "không thể đúng hơn" về tình yêu Đôi khitình yêu chỉ là những điều giản đơn nhưng khi làm chúng "cùng nhau" lại trở nên vô cùng ý nghĩa. Tình yêu đích thực không thể nói được thành lời. Khi bạn yêu ai đó một cách sâu đậm, không ngôn từ nào có thể diễn tả cho họ hiểu được sự nồng nhiệt trong tình yêu bạn dành cho họ....