Bí quyết sống lâu diệu kỳ của người dân Hong Kong
Bao phủ trong khói bụi và những khu căn hộ chật chội, Hong Kong thường không được liên tưởng đến một phong cách sống lành mạnh. Tuy nhiên những số liệu mới cho thấy người Hong Kong nằm trong số những người sống lâu nhất trên thế giới.
Theo chính quyền tại Tokyo và Hong Kong, đàn ông Hong Kong đã giữ danh hiệu này trong hơn một thập kỷ và gần đây các số liệu cho thấy phụ nữ ở thành phố phía Nam Trung Quốc này cũng đã lần đầu tiên vượt qua phụ nữ Nhật Bản.
Số liệu điều tra dân số tiết lộ tuổi thọ của phụ nữ Hong Kong đã tăng trung bình từ 86 tuổi năm 2010 lên 86,7 tuổi năm 2011, trong khi tuổi thọ của phụ nữ Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần năm trước, khiến họ giảm xuống còn 85,9 tuổi.
Vậy bí mật sống lâu của người dân Hong Kong là gì?
Các chuyên gia nói rằng không có thuốc trường sinh, nhưng yếu tố khác như dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, luôn luôn bận rộn, ẩm thực Quảng Đông truyền thống và thậm chí cả trò chơi mạt chược lâu đời của Trung Quốc đã góp phần giúp người Hong Kong sống lâu hơn.
Uống trà và Thái Cực quyền
“Tôi thích đi du lịch, tôi muốn được ngắm nhìn những điều mới mẻ và gặp những người bạn của mình để uống ‘yum cha’ mỗi ngày,” Mak Yin, một phụ nữ 80 tuổi tâm sự khi bà thực hiện những động tác chậm rãi của Thái cực quyền trong một công viên vào buổi sáng chủ nhật.
Người Hong Kong rèn sức khỏe bằng Thái Cực quyền (Nguồn: AFP)
“Yum cha” là một thuật ngữ tiếng Quảng Đông để mô tả một thức uống truyền thống kèm với món dim sum. Món trà này miễn phí và được phục vụ liên tục, cung cấp một liều lượng lành mạnh những chất chống oxy hóa trong bữa ăn.
“Bạn tôi đang ở tuổi 60 – họ nghĩ rằng tôi cũng ở lứa tuổi đó, mặc dù tôi già hơn họ rất nhiều,” Mak cười. Món ăn ưa thích của bà Mak là rau hấp, cơm và trái cây. Thực phẩm Quảng Đông rất nổi tiếng với món cá và rau củ hấp – những món ăn sử dụng ít hoặc không dùng dầu ăn, thứ được cho là gây ra bệnh tim, béo phì và cholesterol cao.
Nhưng trước khi Mak thưởng thức trà buổi chiều, bà tham gia vào cùng một nhóm người cao tuổi tập các bài thái cực quyền, một bài tập cổ truyền của Trung Quốc được cho là có lợi cho sự cân bằng và giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Video đang HOT
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New Zealand vào tháng Hai cho thấy Thái cực quyền giúp giảm việc té ngã và “giảm sự mất cân bằng” đối với những người bị bệnh Parkinson ở mức nhẹ đến trung bình.
Giải trí bằng… mạt chược
Một yếu tố khác phía sau tuổi thọ của người Hong Kong, các chuyên gia cho biết, là công việc. Trong khi những người khác chờ đợi ngày họ có thể về hưu, thì rất nhiều người Hong Kong lại làm việc cho đến khi họ 70, thậm chí 80 tuổi.
Hong Kong không có tuổi hưu theo quy định và người ta thường thấy những người cao tuổi làm việc trong các cửa hàng, chợ và nhà hàng cùng với đội ngũ nhân viên trẻ hơn.
“Rất nhiều người già trong thành phố của chúng tôi vẫn còn đang làm việc, khiến cho tâm lý và tinh thần họ tốt hơn,” chủ tịch Hiệp hội lão khoa Hong Kong, Edward Leung, cho biết. “Với những người già, họ thường bị căng thẳng nếu không có gì để làm dẫn đến hội chứng trống rỗng”
Lee Woo-hing, một người bán cá 65 tuổi, nói rằng ông ấy không thể chịu được việc ngồi nhà và không làm gì cả. Ông muốn được sống như tỷ phú Li Ka-shing, người giàu nhất châu Á, người vẫn điều hành đế chế kinh doanh của mình ở tuổi 80.
“Nếu Li Ka-shing vẫn tiếp tục làm việc ở tuổi 84, thì tại sao tôi lại nghỉ hưu?” người cha của bốn người con nói. Ông hiện vẫn làm ca tại một siêu thị nhộn nhịp ở trung tâm Hong Kong.
Nhiều người già ở Hong Kong vẫn hoạt động rất tích cực (Nguồn: AFP)
“Nếu như tôi chỉ ngồi ở nhà và nhìn chằm chằm vào tường, tôi sợ rằng bộ não của mình sẽ thoái hóa nhanh hơn. Tôi hạnh phúc được trò chuyện với những người khác nhau trong siêu thị.”
Điều kiện sống chật chội tại Hong Kong luôn được cho là không tốt cho sức khỏe, khiến bệnh dịch và virus bùng phát, bao gồm cả virus cúm gia cầm và hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) giết chết hàng chục người.
Những đặc điểm về thành phố này khiến nó đóng một vai trò không rõ ràng trong bộ phim “Contagion” năm 2011 của đạo diễn Steven Soderbergh, về một loại virus chết người lây lan từ Hong Kong đến Mỹ. Tuy nhiên, cùng với thói quen hàng ngày của mỗi người, các chuyên gia nói rằng Hong Kong là một nơi tuyệt vời khi conngười già đi.
Cách thức phổ biến để khiến bạn bận rộn và gặp bạn bè chính là mạt chược – một trò chơi trí óc bị nhiều nơi coi là trò cờ bạc, nhưng lại giúp kìm hãm chứng mất trí nhớ, theo chuyên gia lão hóa Alfred Chan, đại học Lingnan của Hong Kong: “Nó kích thích các bộ phận điều khiển bộ nhớ và khả năng nhận thức. Nó giúp người già giữ lại trí nhớ”.
Các quy tắc tính điểm phức tạp khiến mạt chược, còn được gọi là phiên bản Trung Quốc của trò domino, đòi hỏi phải suy nghĩ. Tuy nhiên các khía cạnh xã hội của trò chơi bốn người này cũng rất quan trọng. “Trong trò chơi mạt chược, bạn cần phải chơi cùng ba người khác. Đó là một hoạt động xã hội rất tốt, bạn có thể tương tác với nhau thường xuyên,” Chan, người nghiên cứu về các tác động của trờ chơi đối với người cao tuổi, cho biết.
Người Hong Kong thường giải trí bằng trò mạt chược (Nguồn: AFP)
“Nó cũng là một trò chơi khiến người ta tự cảm thấy thỏa mãn – bởi dù bạn có chơi bằng tiền hay không – nó vẫn cho bạn cảm giác về quyền lực”.
Các phòng chơi mạt chược rất phổ biến ở Hong Kong, và bàn mạt chược thường có mặt trong một bữa tiệc cưới của Trung Quốc.
Theo Vietnamplus
Nghịch cảnh ở "thôn phế thải"
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng là đến Tết trung thu, bọn trẻ ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc đã nói về những món quà của bố mẹ hay nơi mà gia đình mình sẽ đến chơi. Cách nơi chúng ở chỉ hơn 10km, trong "thôn phế thải", những đứa trẻ cùng trang lứa lại không có chút khái niệm nào về ngày lễ tết.
"Sinh càng nhiều con càng nhiều phúc", anh Mã Tiểu Văn, cư dân "thôn phế thải" hồn nhiên nói
Sống trong phế liệu
Đường Lập Thang nằm ở quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh từ nhiều năm qua trở thành lằn ranh ngăn cách 2 thế giới: Phía đông là khu Thiên Thông, một khu dân cư lớn với những tòa nhà chọc trời, trong khi đó phía tây được gọi bằng một cái tên không mấy hay ho - "thôn phế thải".
Trên diện tích gần 4km2, "thôn phế thải" có hơn 900 điểm thu mua đồng nát. Hình thành từ năm 2003, tính đến nay đã có trên 30.000 người từ khắp mọi miền quê của Trung Quốc đem theo "giấc mộng Bắc Kinh" đổ về đây lập nghiệp. Cái tên thôn Tiểu Khẩu nhanh chóng bị lãng quên bởi "biệt danh" mới. Mỗi ngày, đồ đồng nát được thải ra từ một nửa Bắc Kinh được tập kết về đây, sau khi được xử lý giản đơn rác thải tiếp tục "đi" về Đường Sơn, Bảo Định, Hàng Châu, thậm chí cả Quảng Châu. Suốt 12 năm qua, sự cách biệt giữa 2 thế giới đó ngày một lớn.
Cảm giác đầu tiên của những người mới đặt chân đến "thôn phế thải" là sự nghẹt thở. Phế liệu chất cao hơn những ngôi nhà mái bằng, mảnh sân nhỏ cũng bị tận dụng để phế liệu, quanh năm nhếch nhác và chật chội. Trong không gian đầy mùi khó chịu ấy, những đứa trẻ tuổi mầm non lang thang ngoài ngõ vào cái giờ đáng lẽ phải đến trường.
Hoàng Cẩm, 32 tuổi, mẹ của 3 đứa con đã "định cư" ở "thôn phế thải" 8 năm nay. Cho tới lần mang thai thứ 3, chị mới sinh được một đứa con trai. "Có nhà còn sinh 4 đứa mới được như ý", Hoàng Cẩm thở phào vì thấy mình may mắn chán. Trong "thôn phế thải", đến bất cứ chỗ nào cũng có thể đọc được quảng cáo "sinh con theo ý muốn". Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc dường như vô hiệu ở đây, khi mà nhà nào cũng phải có ít nhất 2 con. Để tránh khoản tiền phạt bắt buộc, những đứa trẻ "đẻ cố" đó phần lớn không được nhập hộ khẩu, không được làm khai sinh. "Chờ đến 15 tuổi làm chứng minh nhân dân thì tính sau", nhiều người dân "thôn phế thải" tính toán như vậy.
"Trọng nam khinh nữ" không phải là quan niệm cổ hủ duy nhất còn tồn tại ở "thôn phế thải". Tại đây, việc phân công lao động trong gia đình rất rõ ràng, đàn ông lo việc bên ngoài, kiếm tiền nuôi gia đình, còn người phụ nữ chỉ loanh quanh ở nhà làm việc vặt hoặc trông nom con cái, khi rảnh rỗi thì chơi mạt chược. Song đối với nhiều gia đình ở đây, việc trông nom con cái chỉ là thứ yếu. Thậm chí một bà mẹ trẻ còn thản nhiên thừa nhận, có khi hơn 10 ngày không nấu nướng gì, chơi mạt chược đến quên thời gian. "Bọn trẻ dạ dày nhỏ, chạy quanh thôn ăn cái gì chẳng no", bà mẹ này ráo hoảnh.
Cách "thôn phế liệu" không xa là những tòa nhà chọc trời của Bắc Kinh
Tương lai vô định
Cũng có nhiều người thực sự trở nên giàu có nhờ phế liệu. Mỗi năm ở "thôn phế thải", người ta giao dịch 30.000 tấn sắt vụn, 10.000 tấn nhựa, 20.000 tấn giấy, 30.000 tấn gỗ vật liệu, với tổng số tiền lên tới 1 tỷ NDT. Khuất sau những ngôi nhà lụp xụp, có thể thấy những chiếc BMW, Audi hay Porsche bóng lộn. Nhưng trong số 30.000 người từng đến tìm kiếm cơ hội ở đây, không phải ai cũng thành công. Phần lớn chỉ đủ ăn, thậm chí có những người vẫn sống khốn khó qua ngày. Họ sinh con đẻ cái trên những đống rác chất cao như núi, để mặc chúng lớn lên như cỏ dại mà không hề nghĩ đến những khó khăn mà chúng phải đối mặt khi không được học hành đến nơi đến chốn, không hộ khẩu, sự tự ti và cô độc...
Nghịch cảnh là dù chỉ cách Thiên An Môn chừng 20km, nhưng khái niệm "thủ đô" vẫn cực kỳ xa lạ với cư dân "thôn phế thải". Từ vài năm trước, Vương Khải, vợ một chủ thầu phế liệu đã mua xe Audi, nhưng rất ít khi chị vào trung tâm thành phố. Thậm chí ngay cả khi tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng đã có vài triệu tệ, nhưng người phụ nữ này, cũng giống nhiều người dân cùng thôn, luôn có cảm giác kính sợ những người ở "trong thành". Sự tự ti và cách biệt đó cứ dần dần lây nhiễm sang bọn trẻ, khiến chúng luôn giữ khoảng cách ngay với cả bạn bè mình. "Nhà tớ xấu lắm" là câu cửa miệng của Tiểu Hâm, một cô bé 6 tuổi mỗi khi có bạn gợi ý đến nhà chơi. Gia đình Tiểu Hâm sống trong căn nhà chừng 10m2, lúc nào cũng tối tăm và ẩm thấp, ban ngày luôn phải bật điện. Đồ đạc hầu như không có gì ngoài một chiếc ti vi, chiếc tủ lạnh và chiếc giường lúc nào cũng bộn bề quần áo chăn màn. Ngay cả khi có gia tài kếch xù, những đầu mối buôn phế liệu ở "thôn phế thải" vẫn sống trong những ngôi nhà như thế để tiện việc làm ăn. Chính vì vậy, những đứa trẻ luôn mặc cảm, ngay cả xe buýt cũng không dám lên, và "thôn phế thải" là thế giới duy nhất mà chúng có.
Phần lớn bọn trẻ ở "thôn phế thải" đều có chung một số phận: sinh ra trên đống rác, học ở trường dành riêng cho con em lao động thời vụ, khi lớn hơn thì về quê học tiếp hoặc vào các trường dạy nghề ở Bắc Kinh. Việc được vào học ở các trường công lập là ước mơ không thể nào với tới của hầu hết bọn trẻ. Năm học mới này, trường công lập đầu tiên dành cho con em lao động thời vụ ở Bắc Kinh chính thức tuyển sinh 1.500 học sinh, song không nhiều trẻ em ở "thôn phế thải" vào đây học. Bố mẹ chúng không biết thông tin ấy, vì còn bận với kế sinh nhai...
Theo ANTD
Khách sạn 5 sao bốc cháy, hàng trăm sao C-biz thoát chết Khách sạn năm sao Harbour Grand (Hongkong, Trung Quốc) bốc cháy ngùn ngụt sáng sớm 21.4, hơn 300 người đã được đưa khỏi khách sạn, trong đó có khoảng 100 nghệ sĩ đang lưu trú tại đây. Vụ cháy được chính quyền địa phương ghi nhận ở cấp 3 và xảy ra khoảng 2 giờ 56 phút sáng qua 21.4 khi mà có...