Bí quyết phát hiện người hút thuốc trong cơ quan
Ông sếp bá đạo nghĩ ra tuyệt chiêu “độc” để tìm ra thủ phạm hút thuốc ở trong công ty.
Theo danviet.vn
Bài 2: Do thiên nhiên hay con người vô tình "bức tử"?
Hiện tượng nhiều cây di sản Việt Nam, cây cổ thụ lần lượt chết trong ít năm gần đây như gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Tuy nhiên, chưa có một cơ quan chức năng nào vào cuộc tìm hiểu căn cơ nguyên nhân cây chết. Thậm chí, khi cây đã chết, hoặc vào giai đoạn không thể vực dậy, người dân mới báo chính quyền địa phương...
Nhiều người dân xã Phú Yên (Thọ Xuân) tiếc nuối khi cây đại thụ từng được vinh danh "Cây Di sản Việt Nam" tại quê mình bị chết. Ảnh: Lê Đồng
Nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bỗng nhiên rụng lá, héo khô rồi chết bất thường trong sự nuối tiếc của người dân. Điều đáng nói, đa phần cây chết sau khi được phong "Cây di sản Việt Nam".
Vượt xa thời gian của số phận một kiếp người, nhiều cây cổ thụ ở xứ Thanh đã trường tồn qua những biến thiên dâu bể. Một số cây còn chịu cảnh tàn phá của mưa bom bão đạn đến toác thân, rụng cành, nhưng cuối cùng vẫn hồi sinh. Vậy do đâu khi có sự quan tâm "đặc biệt" của con người thì cây bị chết?
Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã có gần 1 tuần điền dã, gặng hỏi những câu chuyện liên quan tại các làng quê có cây cổ thụ bị chết. Với cây gạo khoảng 600 năm tuổi tại làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa (Nông Cống), chỉ hơn 1 năm sau khi được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gắn biển vinh danh cây di sản, đã dần trút lá, héo khô các cành lớn phía trên. Khi thấy còn rất ít cơ hội sống, người dân và cán bộ thôn mới báo cáo chính quyền xã, xã báo cáo lên huyện, huyện báo cáo lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng đề nghị có hướng "chữa bệnh" cho cây.
Khi ấy, xã Vạn Hòa cũng đã mời ông Lê Khả Tuấn, giám đốc một doanh nghiệp chuyên chăm sóc cây cảnh trên địa bàn tỉnh đến tìm hiểu nguyên nhân, bón phân và "chữa trị". May mắn là, thời điểm này (tháng 7-2013), phóng viên Báo Thanh Hóa cũng từng đến đây tìm hiểu, còn lưu lại nhiều hình ảnh và video liên quan đến nỗ lực hồi sinh và nguyên nhân cây chết. Doanh nghiệp của ông Tuấn đã đóng giàn giáo, bóc các lớp vỏ cây chết và các loài thực vật ký sinh, phun nước và phân bón đặc hữu lên thân cây. Tuy nhiên, không lâu sau, cây vẫn chết trong sự tiếc nuối của người dân địa phương. Nhiều nguyên nhân và giả thuyết khiến cây chết đã được đưa ra.
Trở lại làng Cẩm Bào tìm hiểu, cộng với việc xâu chuỗi các nguyên nhân đã được đưa ra từ trước, chúng tôi ghi nhận phần móng kè xây kiên cố quanh thân cây vẫn còn nguyên vẹn. Được biết, sau khi được vinh danh cây di sản, người dân địa phương đã đóng góp kinh phí, đào quanh gốc cây để xây móng vây xung quanh kiểu như một chậu cảnh lớn để cây được đứng ở vị trí "trang trọng" hơn. Khi đào xây móng, một số rễ cây bị chặt, rất có thể ảnh hưởng đến "sức khỏe" của một cây đại thụ đã vào giai đoạn già cỗi.
Nhiều người dân còn cho biết, trong quá trình chăm sóc cây, người dân địa phương còn bón nhiều phân lân, phân hóa học nên nhiều khả năng, cây bị "bội thực" dinh dưỡng. Kể với chúng tôi, có người nói đã bón 4 tạ phân, người nói chỉ 70 kg phân hóa học, tuy nhiên, dù ít hay nhiều, chưa chắc điều đó đã là tốt cho cây. Ông Đậu Tam Thân, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Cẩm Bào, còn cho rằng: Thời điểm cây chết, Nhà máy Giấy Lam Sơn ở gần đó liên tục xả thải ra sông, nước sông đen kịt, bốc mùi hóa chất khó chịu. Cây gạo di sản này nằm ở triền sông, nhiều rễ đâm xuống mép nước, nên rất có khả năng, cây hút phải nước có độc tố mà chết.
Một nguyên nhân khác là khi xây dựng nhà văn hóa làng Cẩm Bào và tuyến đường đi qua, đã đổ bê tông đè lên nhiều phần rễ của cây, có thể gây yếm khí và "nóng" khiến cây chết? Theo nhiều người dân, giai đoạn này, trên thân cây cũng xuất hiện loại sâu màu trắng, to như ngón tay, đục vào thân cây... Tuy nhiên, tất cả những nguyên nhân trên đều chỉ là giả thuyết, bởi chưa có cơ quan chức năng nào điều tra đến cùng, có những kết luận xác đáng.
Với người dân thôn Phú Cường, xã Phú Yên (Thọ Xuân), "báu vật" của làng chết là do một loại sâu lụy màu trắng đục chi chít vào thân cây. Khi cây đã héo úa, rụng lá, người dân đã kêu gọi nhau, góp phân chuồng bón vào rễ cây. Đến năm 2017, cây di sản này đã chết, mà đến nay, nguyên nhân chính vẫn chưa được tìm ra. Tương tự với cây di sản tại làng Hổ Đàm, xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa), khi xây tường bao nhà văn hóa thôn, người ta đã chặt đi nhiều rễ của cây.
Con đường bê tông hiện nay chạy qua cũng làm ảnh hưởng đến nhiều rễ khác của "lão mộc" này. Ông Nguyễn Đình Tuyên, một người dân có nhà ở gần cây gạo, cho rằng: Với một cây cổ thụ như vậy, việc chặt đi một số rễ chắc chưa ảnh hưởng gì nhiều. Thời điểm cây chết, có loại sâu lụy màu trắng đục thân cây, có thể đây mới là nguyên nhân chính...
Sâu chuỗi các khả năng gây chết cây, ngoài những nguyên nhân chủ quan do con người, chúng tôi thấy đa phần các cây cổ thụ nói trên bị chết đều có loại sâu lụy đục thân. Nếu đây là nguyên nhân chính, thì có thể khẳng định là loại dịch bệnh. Điều này đặt ra vấn đề, khi người dân địa phương phát hiện có dịch bệnh, phải báo cáo chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng để diệt sâu, cứu cây. Một vấn đề khác, cấp chính quyền hay cơ quan nào sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm "cứu" các cây cổ thụ khi có phản ánh? Kinh phí lấy từ đâu?
Việc kịp thời cứu các cây di sản, cây cổ thụ không chỉ là hoạt động bảo vệ sự đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường, mà còn góp phần giáo dục tinh thần cho các thế hệ hiện tại biết trân quý giá trị truyền thống, lịch sử địa phương.
Lê Đồng
Theo baothanhhoa.vn
Giải mã cụm thiên hà quái đản đang hình thành trong vũ trụ Các nhà thiên văn sử dụng dữ liệu từ Đài thiên văn Chandra X-Ray của NASA và các kính viễn vọng khác đưa ra một bản đồ chi tiết về vụ va chạm hiếm gặp giữa bốn cụm thiên hà. Hình minh họa Cả bốn cụm, mỗi cụm có khối lượng ít nhất vài trăm nghìn tỷ lần so với mặt trời sẽ...