Bí quyết nuôi trăn nhanh lớn không phải ai cũng biết
Trăn thuộc động vật lớp bò sát và là đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao, để nuôi thành công trăn đòi hỏi người nuôi phải am hiểu sâu về kỹ thuật chăm sóc.
Một số địa phương hiện đang nuôi trăn nhưng do không biết kỹ thuật chăm sóc dẫn đến trăn ốm yếu suy kiệt. Khi trăn đã vào giai đoạn suy kiệt thì rất khó phát triển, để chăm sóc cho trăn hồi phục phải mất nhiều thời gian, chi phí.
Ông Ân đang kiểm tra trăn.
Ông Võ Ngọc Ân (phường Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang) người có kinh nghiệm nuôi trăn gần 7 năm nay cho biết, gia đình ông bắt đầu nuôi trăn từ năm 2009, số lượng nuôi ban đầu chỉ có 4 con. Qua nhiều năm tiến hành nuôi ông đã đúc kết kinh nghiệm nuôi trăn nhanh lớn, có hiệu quả, cho thu nhập ổn định.
Video đang HOT
Theo ông Võ Ngọc Ân, trăn rất thích khí hậu ấm, ẩm, dễ dàng chịu được nhiệt độ nắng nóng nhưng rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Trong quá trình chăm sóc trăn, một trong những khâu quan trọng đó là cho ăn, thức ăn của trăn chủ yếu đầu gà, gà con, vịt con, chim cút con, thịt dê, bò, heo…
Chuồng trăn được đánh số tiện chăm sóc
Hiện nay, ông Ân đang áp dụng thành công với 2 loại thức ăn chính cho trăn đó là đầu gà và chuột. Ông Ân bộc bạch, từ 10 – 15 ngày cho trăn ăn 1 lần, tùy vào trọng lượng trăn để phân phối thức ăn cho thích hợp. Trăn từ 1 – 5kg cho ăn mỗi lần từ 1 – 1,4kg thức ăn, đối với trăn có trọng lượng từ 6- 10kg cho ăn mỗi lần từ 1,5 – 2kg thức ăn. Khi trăn ở giai đoạn thay da, mắt bị mờ hay ăn theo quán tính nên phải hết sức cẩn thận khi cho ăn.
Trăn nhanh lớn nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật
Ông Ân tiết lộ bí quyết trong khi cho ăn, phải dùng dụng cụ bẻ răng chuột trước khi đưa vào miệng con trăn, khi chuột bỏ vào số lượng nhiều trăn dùng không hết thì kiểm tra lấy con chuột chưa ăn ra làm vệ sinh sạch sẽ, lau chùi khô ráo mới bỏ vào lại cho trăn dùng, tránh bị lãng phí. Với cách làm này mà trại trăn của gia đình ông lớn rất nhanh, bình quân mỗi năm trăn bố mẹ đẻ đợt đầu tiên từ 20 – 30 trứng/con, đợt thứ 2 trở đi đẻ từ 50 – 60 trứng/con, tỷ lệ nở đạt trên 80%. Trăn từ khi đẻ đến xuất bán trong thời gian 1- 1,5 năm, trọng lượng xuất bán đạt 9 – 10kg/con. Bình quân mỗi năm ông xuất bán từ 40 – 60 con/năm, giá bán dao động 200.000 – 250.000 đồng/kg, mỗi năm thu nhập lãi trên 50 triệu đồng/năm.
Ông Ân cho biết thêm, làm chuồng diện tích dài 1m, rộng 1m, cao từ 0,6 – 0,7m là tốt nhất, các vật liệu làm chuồng gồm: Gỗ, thanh tre, sắt, phuy nhựa…
Theo Danviet
Ăn nên làm ra bằng nuôi lợn khép kín
Khép kín là bí quyết chăn nuôi lợn hiệu quả của ông Hoàng Văn Mơ ở xã Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Ông Mơ kể, trước khi chăn nuôi lợn ông từng xoay xở làm đủ thứ nghề. Năm 2012, có chút vốn, ông đầu tư nuôi 30 con lợn thịt. Nhờ chăm sóc tốt, đàn lợn khỏe mạnh, lớn nhanh. Sau 4 tháng ông xuất bán lứa lợn đầu tiên thu về 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thấy nuôi lợn thu nhập khá, ông Mơ quyết định dồn lực nâng quy mô. Năm 2013, ông tăng số lượng đàn lợn lên 50 con/lứa, 2 lứa/năm. Năm 2014, ông đã mở rộng quy mô nuôi lợn lên 200 con/lứa, 2 lứa/năm. Ngoài ra, ông còn đầu tư xây bể biogas để xử lý chất thải và có khí đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
Đàn lợn nái ngoại được ông Mơ chăm sóc rất cẩn thận. Ảnh: Đ.T
"Đang ăn nên làm ra, cuối năm 2014, dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của của gia đình tôi bị chết hơn 100 con, thiệt hại hơn 300 triệu đồng" - ông Mơ nhớ lại. Mất của, chán nản ông Mơ bỏ bê chuồng trại một thời gian dài. Được sự động viên, hỗ trợ của các thành viên trong Tổ chăn nuôi lợn xã Nghĩa Trung, tháng 5.2015 ông quyết định tái đàn, làm lại từ đầu.
Lần này, ông Mơ đầu tư nuôi lợn nái để chủ động con giống. Dẫn chúng tôi tham quan dãy chuồng lợn nái hiện đại được đầu tư gần nửa tỷ đồng, ông vui vẻ giải thích: "Trước đây, tôi toàn mua lợn giống từ bên ngoài vừa đắt, lại dễ gặp rủi ro do không đảm bảo được người bán có tiêm phòng đầy đủ cho lợn mẹ và lợn con. Lần này tôi nuôi 20 con lợn nái ngoại để chủ động lợn giống". Mỗi ô chuồng lợn nái đều được đánh số thứ tự, có bảng ghi khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, lịch tiêm phòng định kỳ, thời gian phối giống. Ông Mơ còn hợp tác làm đại lý cấp 1 cho các công ty thức ăn, thuốc thú y. Hiện với quy mô 20 con lợn nái, 100 con lợn thịt/lứa, 2 lứa/ năm gia đình ông có thu nhập cao từ chăn nuôi lợn.
Theo Danviet
Công nghệ sinh thái kết hợp "1 phải, 5 giảm" đạt hiệu quả kép Mô hình công nghệ sinh thái (CNST) kết hợp "1 phải 5 giảm" của ông Đỗ Văn Thiệt ở ấp Phú Hạ, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân (An Giang) đạt hiệu quả kép trong SX lúa nếp, phát huy tối đa khả năng giảm giống, sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Thử nghiệm với diện tích 1ha, ông Thiệt...