Bí quyết nhỏ để môi không bị khô khi ngồi điều hoà nhiều
Ngồi điều hoà nhiều môi dễ bị mất nước dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
Khi đôi môi của bạn đang có dấu hiệu khô nẻ thì tuyệt đối không liếm môi nhé. Chính nước bọt sẽ làm môi chúng ta nhanh nẻ hơn.
Liếm môi sẽ khiến môi bạn nứt nẻ hơn.
Không quên mang khẩu trang
Ánh nắng, khói bụi… sẽ làm môi không được sạch vì vậy hãy dùng khẩu trang che môi lại. Đồng thời hãy chú ý sử dụng kem dưỡng môi.
Lấy phần da khô đúng cách
Nếu lấy phần da khô không đúng cách môi sẽ bị chảy máu.
Thường khi bị nẻ, da của chúng mình sẽ nứt ra và có các phần da thừa bị khô. Nhiều bạn sẽ dùng tay và xé các phần da này, khiến da tổn thương nặng và thậm chí còn tiếp tục bị nẻ nhiều hơn. Vì thế, hãy nhẹ nhàng sử dụng nước ấm để môi mềm ra và dùng vỏ quýt massage. Ngoài ra bạn cũng thể dùng vaseline để giúp da trở nên mịn màng.
Lấy những cánh hoa hồng ngâm vào sữa, sau một vài giờ lấy ra nghiền nhiễm và thoa lên môi 2,3 lần trong ngày và 1 lần trước khi đi ngủ. Nếu thự hiện thường xuyên thì độ ẩm của đôi môi sẽ luôn được duy trì và đôi môi sẽ luôn hồng.
Theo PNKV
Video đang HOT
Chăm sóc cho đôi tay ngà ngọc
Rất nhiều người chỉ quan tâm đến gương mặt mà quên chăm sóc taychân. Khi càng lớn tuổi, chất béo giảm, da trở nên khô rát, gầy guộc, già nua và mờ xỉn, đó chính là những dấu hiệu của đôi bàn tay già trước tuổi. Vì vậy, hãy chăm sóc tay càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.
Những vấn đề thường gặp ở bàn tay
Bong tróc da tay có nhiều nguyên nhân, có thể do cơ địa hoặc do tiếp xúc với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất, găng cao su, kim loại nặng... mặt khác còn có các yếu tố như rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP...
Khô ráp và chai tay
Chai là các vùng da dày lên, được tạo thành bởi ma sát lặp đi lặp lại và áp lực đối với đôi bàn tay. Chúng tạo thành để bảo vệ da và các cấu trúc bên dưới nó khỏi bị thương, nhưng trai quá mức có thể gây mất thẩm mỹ và dẫn đến chấn thương. Còn về tình trạng khô ráp da tay, khi bạn làm nhiều việc mà không có chế độ chăm sóc sẽ dẫn đến da tay bị khô và để lâu sẽ chóng rơi vào tình trạng lão hóa.
Lưu ý các công việc nhà cũng có thể gây ảnh hưởng tới lớp da tay.
Nứt nẻ
Do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với công việc ngày thường, dưỡng chất không đủ để nuôi dưỡng da thịt cộng với thời tiết khô hanh những ngày mùa đông khiến đôi tay bỗng trở nên thô ráp, nứt nẻ hoặc nhăn nhúm thảm hại.
Móng dễ gãy
Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do tác động bên ngoài chẳng hạn như móng luôn ở trong tình trạng ẩm ướt. Tuy nhiên, thiếu hụt vitamin hay có vấn đề sức khỏe thì cả móng tay và móng chân sẽ bị ảnh hưởng.
Chăm sóc cho đôi tay ngà ngọc
1. Kem chống nắng
Mặt trời là nguyên nhân gây ra 90% đến 95% các nếp nhăn và đường rãnh ở bàn tay, bởi vậy cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao ra mặt sau của bàn tay, nhất là khi lái xe.
2. Làm bạn với găng tay
Nước rửa bình thường có tính kiềm nên rất dễ làm cứng và khô da, hãy mang găng tay cao su khi tay của bạn tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa... Mang găng tay mỗi khi bạn rửa bát hoặc giặt quần áo.
3. Tẩy da chết
Sử dụng dụng cụ tẩy tế bào chết trên lưng bàn tay hai lần một tuần để có được làn da sáng và mịn. Bạn cho một ít muối biển trộn với nước cốt chanh, chà vào tay bằng một bàn chải đánh răng cũ.
Thỉnh thoảng nên cho phép bàn tay tự nghỉ ngơi, dưỡng sức.
4. Làm ẩm da
Sau khi rửa tay, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm lên bàn tay và móng tay. Đừng tiếc tiền đầu tư cho đôi tay một loại kem dưỡng da chuyên biệt.
5. Massage tay
Hãy cho phép đôi bàn tay của bạn được nghỉ ngơi bất cứ khi nào chúng cảm thấy mệt mỏi và massage chúng. Đổ nửa muỗng cà phê dầu thực vật vào lòng bàn tay, cọ xát trên toàn bộ diện tích lòng bàn tay sau đó là quanh bàn tay. Bước tiếp theo là xoa vuốt nhẹ nhàng từng kẽ ngón tay để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết, sau đó một tay để thả lỏng, tay còn lại dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo vuốt từng đầu ngón tay của tay kia. Làm lần lượt như vậy cho hết 5 ngón sau đó lại đổi tay và lặp lại. Hoặc 2 tay ốp vào nhau, ngón tay đan xem với nhau, sau đó thực hiện động tác: một tay dựng góc 90 độ ở cổ tay trong khi tay còn lại cong khoảng 45 độ. Thực hiện tần số gập tay nhanh và đồng đều.
6. Đắp mặt nạ cho tay
Mỗi tuần bạn nên dành ra khoảng 3 lần làm mặt nạ cho đôi tay. Bạn có thể tự làm mặt nạ bằng các thành phần từ thiên nhiên như dầu ô-liu, sưa tươi yến mạch, mật ong, khoai tây...
7. Chiều chuộng đôi bàn tay
Thỉnh thoảng, bạn nên đến các thẩm mỹ viện để chăm sóc tay. Ở nhà, bạn cần chăm sóc tay cẩn thận để giúp cải thiện vẻ đẹp cho đôi bàn tay.
Thường xuyên dưỡng da, cắt tỉa móng gọn gàng để bàn tay thêm khỏe đẹp.
8. Bàn tay đẹp, móng tay không thể xấu
Bàn tay sẽ không đẹp nếu móng tay bị bỏ quên. Để móng tay được khỏe mạnh, chế độ ăn uống của bạn cần bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme cần thiết như trái cây, ngũ cốc, sữa, hải sản... Ngoài ra để giữ cho móng tay bạn được trắng, hãy thường xuyên cọ móng tay bằng chanh.
Công thức cứu chữa da tay khô nứt
Da tay khô nứt thường xảy ra vào mùa đông khiến tay đau nhức và khó chịu, bởi vậy ngoài những cách chăm sóc như trên, bạn có thể áp dụng một vài công thức sau:
Dầu ô-liu
Lấy 1 bát nước ấm và thêm vào đó 1 thìa dầu ô-liu. Rửa tay trong dung dịch đó 10-15 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Sau đó là thoa kẽm dưỡng ẩm.
Xông hơi
Lấy 1 bát nước nóng và để hơi nước nóng làm mềm da bàn tay, sau đó bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm lên để có kết quả tốt nhất.
Lô hội
Cắt 1 lá lô hội và chà gel đó lên tay.
Theo Blogsuckhoe
2 cách trị môi khô nứt nẻ chỉ trong 1 đêm Thời tiết thay đổi khiến môi khô, nứt nẻ gây khó chịu. Chỉ với hai cách đơn giản chị em có thể có bờ môi ngọt ngào, quyến rũ. Nguyên nhân gây môi khô Bạn nghĩ nó sẽ giúp làm bong tróc những lớp da chết gây nên hiện tượng khô da? Nhưng thực tế nó sẽ phá vỡ các tấm chắn bảo...