Bí quyết ngừa dị ứng cực hiệu quả
Mùa xuân là dịp trăm hoa đua nở, phấn hoa lan tràn trong không khí, cũng là mùa vạn vật sinh sôi nên con người dễ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt; đồng thời dễ mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi dị ứng…
Những người ở trong nhà cũng có nhiều nguy cơ nhiễm các chất gây dị ứng bởi lông thú nuôi (chó, mèo, thỏ…), nấm mốc, bụi bặm, các chất thải của gián, mối, côn trùng…
Ở nơi làm việc, cơ thể phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi phấn viết bảng, bụi than, khói động cơ, khói thuốc lá, hơi xăng dầu, hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu… Mọi người còn có thể bị dị ứng do thực phẩm bởi tác dụng của các protein lạ như tá dược trong đồ ăn nhanh, đồ hộp… Đối với những bệnh nhân đang phải dùng thuốc chữa bệnh có thể bị dị ứng bởi chính các thuốc hay tá dược trong thuốc.
Để phòng ngừa, cần phải tăng nguồn protein như trứng, tôm, các loại cá, thịt bò…; các vitamin và khoáng chất từ rau quả; vận động ngoài trời hợp lý… Ngoài ra, những thực phẩm dưới đây cũng có tác dụng phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe để chống lại chứng dị ứng.
Nấm kim châm
Thường xuyên ăn nấm kim châm sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhất là loại bỏ chất độc và chất thải, các ion kim loại nặng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu của Singapore cho rằng nấm kim châm có chứa một loại protein có thể ức chế bệnh hen suyễn, viêm mũi, eczema và các bệnh dị ứng.
Mật ong
Uống một thìa mật ong mỗi ngày có thể ngăn các bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, hen suyễn, ngứa, ho và các triệu chứng khô mắt.
Video đang HOT
Uống một thìa mật ong mỗi ngày có thể ngăn các bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, hen suyễn
Theo nghiên cứu, mật ong thường được sử dụng trong điều trị lâm sàng đối với bệnh hen phế quản và các bệnh dị ứng khác. Mật ong còn chứa các hạt phấn có thể ngăn các triệu chứng bị dị ứng với phấn hoa.
Táo tàu
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện trong táo tàu (cả đỏ và đen) có chứa một lượng lớn các chất chống dị ứng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của phản ứng dị ứng. Do đó, khi gặp các triệu chứng dị ứng có thể dùng 10 quả táo tàu đỏ, ngâm vào ít nước đun sôi, uống 3 lần/ngày. Hay dùng 10 quả táo đỏ 100 g đại mạch, thêm nước, đun sôi 10-15 phút. Uống 2-3 lần/ngày.
Cà rốt
Gần đây, các chuyên gia Nhật Bản phát hiện bêta-carotene có trong cà rốt rất hiệu quả trong việc ngăn chặn dị ứng phấn hoa, viêm da dị ứng và các phản ứng dị ứng khác.
Vitamin C
Thường xuyên bổ sung vitamin C từ trái cây và rau quả, chẳng hạn như ớt xanh, ổi, đu đủ… để vừa tăng cường hệ thống miễn dịch vừa giảm các triệu chứng nổi mề đay, nổi mụn…
Ngoài ra, thường xuyên bổ sung omega-3 bằng cách ăn nhiều cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu cá hay sữa chua cũng là phương pháp hiệu quả chống các bệnh dị ứng vào mùa xuân.
Theo VNE
7 bài thuốc trị hôi nách cực hiệu quả
Hôi nách có thể gặp ở cả nam lẫn nữ , bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt, gây thiếu tự tin và thoải mái trong giao tiếp.
Nguyên nhân là do sự hoạt động quá mạnh của tuyến mồ hôi lớn vùng nách làm lượng bài tiết mồ hôi vùng nách tăng, gây ra tình trạng ẩm ướt cộng với vi khuẩn khiến vùng da nách có mùi hôi khó chịu, nhất là trong điều kiện người bệnh hoạt động nhiều. Do vậy, bệnh không chỉ gặp ở mùa hè oi bức mà ngay cả mùa đông khi bệnh nhân hoạt động cũng có thể bị hôi nách. Để cải thiện tình trạng hôi nách có rất nhiều phương pháp như sử dụng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi dưới dạng nước, bột, sáp trên thị trường, ngoài ra có thể sử dụng một số bài thuốc đơn giản giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này:
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.
Bài 2: Bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ, tắm rửa sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, làm như vậy trong 10 ngày.
Bài 3: Dùng phèn chua rang lên, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả.
Chanh trị hôi nách rất hiệu quả
Bài 4: Thân, rễ gừng tươi 20g (phơi hoặc sấy khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong xát vào nách. Do gừng chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu.
Bài 5: Gừng tươi 1 miếng, lá chè xanh 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1 - 2 lần, làm liên tục trong 10 ngày.
Bài 6: Dùng 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử khuẩn rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.
Lá bạc hà trị hôi nách
Bài 7: Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Làm trong thời gian 10 - 15 ngày.
Lưu ý: Khi bị hôi nách người bệnh cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Quần áo nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng như: ớt, tỏi, hành,... tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy... đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.
Theo VNE