Bí quyết nấu món cháo lòng thơm ngon, sánh đặc như ngoài hàng
Cháo lòng là món cháo đã hình thành từ rất lâu đời, và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Vậy làm thế nào để nấu món cháo lỏng được chuẩn vị như xưa.
Cháo lòng là món ăn đã hình thành từ rất lâu đời, góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Cháo lòng được nấu theo phương thức nấu cháo thông thường, kết hợp với nước dùng ngọt được ninh từ xương lợn (có thể lấy thêm từ nước luộc lòng lợn) và thứ nguyên liệu khiến tô cháo trở nên đặc biệt chính là các món phủ tạng lợn luộc.
Nguyên liệu cần có để có một nồi cháo lòng ngon đúng chuẩn
200 gr gạo 2 lít nước dùng gà hoặc heo 10 gr muối 10 gr hạt nêm 15 ml nước mắm 5 gr tiêu 30 ml huyết tươi 100 gr huyết 100 gr tim heo 100 gr lòng heo 50 gr da heo 100 gr gan heo 50 gr gừng 50 gr ớt
Hướng dẫn chi tiết cách nấu cháo lòng
Gạo nấu cháo: Gạo nấu cháo sẽ là hỗn hợp của cả gạo nếp và gạo tẻ bởi như vậy thì nồi cháo sẽ thơm và mềm hơn. Trong đó, gạo nếp chiếm khoảng 1/3 lượng gạo. Đây chính là bí quyết để nồi cháo lòng thơm ngon, sánh đặc như ngoài hàng.
Xương lợn: Xương được dùng để ninh lấy nước nấu cháo, giúp nồi cháo được ngọt và ngon hơn. Phần xương lợn bạn có thể chuẩn bị xương cục hoặc xương ống với khối lượng khoảng nửa cân, không cần quá nhiều.
Phủ tạng lợn: Để nấu cháo lòng, phần phủ tạng lợn là nguyên liệu quan trọng nhất. Phần phủ tạng này bạn cần chuẩn bị bao gồm: Lưỡi lợn (1/2 cái), tiết lợn (2 lạng), tim, gan, lòng non, lòng già, dạ dày, lá lách…
Trong lúc chờ ninh xương, bạn vo lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn cũng có thể giã dập hột gạo trước khi ngâm để khi nấu cháo gạo được nở bung nhanh hơn và nồi cháo sánh hơn.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
Video đang HOT
Phần lưỡi lợn, bạn đem rửa sạch và bóp kỹ với chanh, dấm, muối cho sạch mùi hôi. Phần lòng lợn và các phần phủ tạng khác, bạn cũng thực hiện tương tự.
Làm sạch xong, bạn cho hết các phần nguyên liệu này vào luộc chín. Riêng với phần lòng già, bạn sẽ tiến hành dồi với phần tiết mỡ đỗ rau gia vị lạc rang giã nhỏ rồi sau đó mới luộc chín sau.
Làm món dồi lợn – cách nấu cháo lòng ngon
Chia phần tiết lợn đã chuẩn bị làm hai phần. Một phần, bạn để cho tiết đông lại rồi đem luộc chín cùng với phần phủ tạng. Phần thứ hai, bạn cho một chút gia vị hành răm đánh đều rồi để nguyên, khi nào cháo gần được sẽ cho vào nồi cháo.
Bước 3: Hoàn thiện món cháo lòng
Khi xương đã ninh được, bạn cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo. Nên nấu ở mức lửa vừa phải để hạt cháo chín đều và nở bung. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng bạn khuấy đều tay và khuấy nhẹ để cháo không bị khê.
Khi nồi cháo ninh với nước xương gần được, bạn cho tiếp phần nước luộc lòng vào khuấy đều và tiếp tục ninh cháo như bình thường. Cứ đun nhỏ lửa như vậy cho tới khi nồi cháo chuẩn bị được thì bạn trút phần tiết đã pha vào, khuấy đều và đun sôi cháo khoảng 3 – 5 phút nữa thì rắc phần rau thơm gia vị thái nhỏ vào nồi.
Thành phẩm:
Cháo có vị thơm ngon của gạo nếp, sánh đặc và có vị ngọt của nước hầm xương.
Để thưởng thức cháo lòng, bạn múc phần cháo ra bát và ăn kèm với phần phủ tạng luộc chín, thái nhỏ cùng các loại rau thơm đã chuẩn bị.
Phần cháo này nên được ăn khi nóng, có rắc kèm một chút hạt tiêu đen và dấm tỏi sẽ rất thơm ngon.
Theo giadinh.net.vn
Người Sài Gòn cũng rất "sủng ái" mấy món từ lòng, cứ nhìn list đồ ăn này thì biết
Vừa bùi vừa béo lại còn dai dai, đấy là những gì mà các món từ lòng heo ở Sài Gòn mang đến cho bạn.
Heo luôn là món được "sủng ái" nhiều nhất đối với ẩm thực Việt bởi vì độ thơm ngon, dễ ăn và đặc biệt bất kì bộ phận nào cũng tận dụng được. Nếu như thịt heo, óc heo, tai heo, giò heo... đã xuất hiện trong nhiều hương vị hấp dẫn thì lòng heo lại được chế biến tinh tế hơn với nhiều món ăn đặc sắc. Và hãy khám phá list các món từ lòng heo ở Sài Gòn dưới đây nhé.
Cháo lòng
Tô cháo lòng nóng hổi, đặc sệt và đầy ắp các món từ lòng luôn là bữa ăn dân dã mà lại tròn đầy hương vị của ẩm thực Sài Thành. Hạt gạo nấu cho thật nhừ, vừa thơm vừa ngọt hài hoà cùng nước cháo nêm nếm đậm đà. Nhưng hấp dẫn nhất chính là các thức ăn kèm như phèo, huyết, gan, tim, dồi... đan xen hương vị tạo nên tổng thể món vô cùng đặc sắc.
Cháo lòng là món ăn rất đỗi thân quen với mọi người dân nơi đây. Có lẽ một phần là do vị vừa miệng, dễ ăn và đầy đủ giòn, bùi, dai, béo từ các món lòng. Thêm chút gừng the the, chút hành tiêu thơm thơm... là đã đủ khiến bạn no nê rồi đấy.
Cháo lòng được bán ở rất nhiều nơi khắp Sài Gòn và bất kể thời gian nào. Bạn có thể đi theo dọc đường Lý Thường Kiệt (quận 10), quán cháo lòng ở đường Cô Giang (quận 1) hay cháo bụi ở chung cư Ngô Gia Tự (quận 10)...
Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi lòng heo thực chất là món ăn đến từ Quy Nhơn nhưng do hợp vị nên cũng đã phổ biến với thực khách Sài Gòn. Miếng bánh hỏi mỏng mỏng, mềm và thơm mùi gạo sẽ ăn cùng đồ lòng luộc. Nhờ được làm sạch, khử mùi cẩn thận và có chỗ luộc cùng nước dừa nên món có độ ngọt dai rất hấp dẫn. Bánh hỏi lòng heo không đậm đà như những món lòng khác nhưng cũng bắt trọn vị giác với nét đặc trưng riêng của từng thành phần.
Cuốn miếng bánh hỏi cùng dồi, lòng hay cật, tim... rồi chấm cùng nước mắm chua ngọt để dung hoà mọi hương vị. Ngon nhất là khi ăn kèm rau, độ giòn độ tươi sẽ làm bạn thêm kích thích muốn ăn mãi không thôi. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở: quán Hà Thanh tại đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), quán Bún và bánh hỏi tại đường Ký Con (quận 1)...
Phá lấu lòng heo
Phiên bản này của lòng heo cực kì hợp ý với những ai thích ăn béo, đậm đà. Lòng heo được nêm nếm thấm đượm gia vị và màu sắc bắt mắt. Khác với phá lấu bò ngập nước thì phá lấu heo được xào tương đối khô, nhưng vẫn giữ được độ béo, độ dai giòn đặc trưng của các món lòng.
Phá lấu lòng heo có thể là món ăn chơi, nhâm nhi "đã" miệng hoặc có thể ăn kèm cùng bánh mì là đủ no nê cả buổi. Có lẽ phá lấu là phiên bản đặc sắc và làm tôn lên nét hấp dẫn về hương vị của các món từ lòng này nhất. Bạn có thể tìm ăn tại các địa chỉ như tiệm bánh mì Thanh đường Xóm Chiếu (quận 4), vỉa hè Pasteur giao với Lê Lợi (quận 1), phá lấu Tâm Ký đường Nguyễn Trãi (quận 5)...
Lòng heo nướng
Với hầu hết mọi món ăn, nướng luôn là một kiểu chế biến được ưa chuộng nhất vì không chỉ giữ nguyên được hương vị mà lại kèm thêm mùi thơm lừng hấp dẫn. Đối với lòng heo nướng, thường thì người ta sẽ chọn phèo, dồi trường hoặc lòng non nhồi sụn. Bởi vì những món này có độ dai, độ bùi hòa hợp và khi nướng trên bếp than thì tạo nên lớp vỏ cháy xém bắt vị.
Lòng heo có thể nướng tươi hoặc tẩm ướp cùng các loại gia vị, tùy theo ý thích của bạn. Nếu các quán ăn vặt bình dân người ta phục vụ kiểu xiên nướng để nhâm nhi cho đỡ buồn miệng thì các quán ăn có phần cầu kì hơn. Họ sẽ ướp trước nguyên liệu và cho thực khách vừa nướng vừa thưởng thức, bởi thế mà bạn có thể cảm nhận độ nóng sốt hấp dẫn của món.
Lòng heo nướng thích hợp với mọi thời điểm, trời mưa thì làm ấm bụng còn bình thường lại khiến người ta ngất ngây với hương vị đặc sắc khó cưỡng. Bạn có thể tìm đến các quán nướng như Xiên Khè ở đường Võ Văn Kiệt (quận 1), quán nướng Panda...
Theo Tri Thức Trẻ
Không có thời gian, tôi cho gạo và 1 quả cà chua vào chảo để nấu cơm, cả nhà tấm tắc khen thành phẩm xuất sắc Ai nói rằng phải có nồi cơm điện mới nấu được cơm ngon, chỉ với 1 chiếc chảo bạn đã có ngay bữa cơm đủ chất, đủ vị, thơm ngon đến bất ngờ. Từ lâu lắm rồi, chiếc nồi cơm điện đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong việc nội trợ, bếp núc của mọi gia đình. Thay vì cứ phải...