Bí quyết nấu ăn có lợi cho sức khỏe
Hấp, xào, chiên áp chảo hay om… là những cách nấu ăn giúp bảo quản được lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, rất có lợi cho sức khỏe.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi lựa chọn phương pháp chế biến thực phẩm đó là tránh sử dụng quá nhiều dầu, mỡ. Sau đây là một số kỹ thuật nấu nướng giúp bạn giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn.
1. Hấp
Hấp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng hơi nước. Cách nấu này là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất, có thể sử dụng cho mọi loại thực phẩm. Để tăng thêm hương vị cho món ăn trong quá trình nấu, bạn có thể cho thêm nước sốt vào phần nước hấp.
Chế biến thực phẩm theo cách hấp giúp bảo quản được các chất dinh dưỡng và mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn. Ngoài ra, thức ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy, hạn chế tối đa lượng chất béo trong thức ăn.
2. Nướng lò
Phương pháp này được dùng chủ yếu cho các món bánh mì, hải sản, thịt gia cầm và rau xanh. Nướng lò có công dụng hạn chế việc dùng chất béo trong món ăn ở mức thấp nhất.
3. Xào
Trong phương pháp này, thức ăn được nấu với nhiệt độ trung bình. Người nấu đảo thức ăn liên tục để chúng chín đều và giòn mà không bị cháy. Xào chỉ dùng lượng dầu ăn rất ít.
Đây là cách chế biến được chuẩn bị khá nhanh và dễ dàng. Dùng nhiều loại rau xanh và những thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn sử dụng được những chất béo có lợi ở mức nhiệt độ trung bình.
4. Nướng vỉ
Video đang HOT
Thông thường, món nướng sẽ sử dụng các nguồn nhiệt trực tiếp, nhờ đó, những miếng thịt đã được thái và tẩm ướp kỹ từ trước sẽ chín khá nhanh. Trong quá trình nướng, chất béo trong thịt sẽ chảy dần ra ngoài. Cần chú ý không để thực phẩm bị cháy đen, tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Chế biến món ăn theo cách này giúp loại bỏ bớt lượng chất béo dư thừa có trong thực phẩm và hạn chế việc sử dụng dầu ăn.
5. Chần
Khi chần, thực phẩm sẽ được đun sôi nhẹ trong các loại chất lỏng như sữa, nước dùng hoặc rượu thay vì dùng dầu ăn. Kỹ thuật nấu này thích hợp với các món cá, gà, trứng và những loại thực phẩm dễ bị cứng khi luộc.
Cách chế biến này có thời gian chuẩn bị nhanh, hạn chế việc dùng dầu ăn hoặc chất béo và thích hợp với các món ăn không có rau.
6. Om
Om là kỹ thuật nấu kết hợp giữa việc sử dụng cả chất ẩm và hơi nóng khô. Đầu tiên, thức ăn sẽ được đun cho đến khi cạn nước với nhiệt độ cao. Sau đó, món ăn sẽ được đậy vung và tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp với lượng nước thích hợp, tùy theo hương vị của món ăn. Trong một số công thức, món ăn sẽ tự tiết ra nước và tạo thành một hỗn hợp nước sốt đặc sệt thơm ngon.
Cách chế biến này giúp hạn chế việc sử dụng dầu ăn và giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn.
7. Quay
Trong quá trình quay, bạn nên đặt thực phẩm lên giá gác phía trên chiếc chảo quay để lượng chất béo trong thực phẩm chảy nhỏ giọt ra ngoài. Bên cạnh đó, cần thường xuyên dùng dầu ô-liu quét lên thực phẩm nhằm mục đích chống cháy cho món ăn.
Giống như nướng, lợi ích của việc chế biến thực phẩm bằng cách quay là loại bỏ được chất béo trong thực phẩm và hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn cần dùng.
8. Chiên áp chảo
Kỹ thuật chiên áp chảo dùng để nấu những thực phẩm đã được thái miếng nhỏ và mỏng. Chiên áp chảo khá giống với phương pháp xào vì chúng cũng dùng một ít chất béo cho vào chiếc chảo nông để làm chín thức ăn ở nhiệt độ cao. Loại chảo chống dính sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất béo cần dùng.
Với kỹ thuật chiên áp chảo, hình dáng, lượng nước và hương vị của thực phẩm sẽ được giữ nguyên.
9. Sử dụng thảo mộc và gia vị
Đây là một trong những cách tốt nhất để làm tăng màu sắc, mùi vị và hương thơm cho món ăn mà không cần phải cho thêm muối hoặc dầu ăn. Các loại thảo mộc tươi nên được cho vào giai đoạn sau cùng của quá trình nấu nướng để chúng không bị héo. Ngược lại, các loại thảo mộc khô cần cho vào món ăn sớm hơn.
Cách chế biến này giúp bảo quản được các chất dinh dưỡng của món ăn, hạn chế việc sử dụng muối.
Những kỹ thuật nấu nướng lành mạnh nhất giúp ích cho bạn
- Đối với các món nướng hoặc xào, nên sử dụng chảo chống dính để hạn chế lượng dầu ăn cần dùng.
- Cắt giảm lượng muối trong món ăn và thay thế bằng các loại thảo mộc, nước chanh hoặc giấm…
- Nên dùng dầu ô-liu.
- Thay thế các loại nước sốt hoặc nước thịt đậm đặc bằng nước sốt rau củ và sốt tương ớt.
- Thường xuyên lựa chọn trái cây thay cho các món bánh ngọt tráng miệng.
- Chú ý nhiều hơn đến bột mì, bột gạo thô và giảm bớt các loại bột trắng đã được tinh chế.
- Hấp rau xanh thay vì luộc.
- Chọn những sản phẩm làm từ loại trứng ít cholesterol.
Theo Phụ nữ Online
Đa dạng đặc sản phục vụ tết
Người tiêu dùng dễ dàng mua được các loại đặc sản tại siêu thị, đại lý - Ảnh: Nguyên Trang
Ngày tết là dịp tập trung nhiều loại đặc sản. Không cần phải đến tận lò, người tiêu dùng ở thành phố dễ dàng mua được các loại đặc sản khắp nơi tại siêu thị, đại lý phân phối. Hơn nữa, các loại đặc sản được đóng gói kỹ hơn, đựng trong túi ép chân không, lọ thủy tinh... nên hạn sử dụng dài hơn từ 1-6 tháng.
Chị Hoa (Q.1, TP.HCM) chia sẻ: "Mỗi dịp tết tôi phải tranh thủ mua bánh chưng đen Lào Cai để trong tủ lạnh ăn dần, chứ bình thường ở thành phố không biết mua ở đâu".
Dù khó bảo quản, vận chuyển khó khăn, tuy nhiên các mặt hàng thực phẩm đặc sản sẽ tăng từ 50-100% sản lượng. Theo anh Nguyễn Trường Chinh, chủ cơ sở chả hoa Năm Thụy (đặc sản Trà Vinh): "Chúng tôi đã chuẩn bị kho đông lạnh, dự trù nguyên liệu, từ ngày 20 tết, chúng tôi đưa ra thị trường 3 tấn chả, tăng gấp 6 lần so với 500 kg sản xuất thường ngày. Chủ yếu là chả hoa, chả lụa pate, chả trứng muối... cung cấp cho khu vực miền Tây và TP.HCM".
Ngoài các món lạp xưởng khô, trên thị trường còn có lạp xưởng tươi nhân thịt bò, tôm tươi đặc sản Sóc Trăng, An Giang cũng được nhiều người tiêu dùng tìm mua. Lạp xưởng được gói trong hộp giấy có thể làm quà tặng bạn bè, người thân đều hợp. Món ăn chế biến đa dạng, hấp, chiên, nướng... do còn tươi nên mềm, dễ ăn hơn. Giá bán từ 89.000 đồng/gói 500 g.
Một món nhắm ngày tết khó bỏ qua là thịt trâu, thịt bò, heo gác bếp, đặc sản của vùng Lạng Sơn. Món này có thể sánh với món khô bò, khô nai truyền thống của người Việt, rất dễ sử dụng, làm nhanh trong ngày tết. Giá từ 111.000 đồng/gói. Các loại đặc sản Bắc như: chả mực Hạ Long 166.000 đồng/gói, nếp cái hoa vàng 33.000 đồng/kg.
So với năm ngoái, các loại măng lưỡi lợn, măng khô xé sợi đặc sản của miền Bắc và khu vực Tây nguyên không tăng giá so với trước nhờ chủ động được nguồn hàng, giá bán từ 66.000 - 156.000 đồng/gói.
Riêng các món ăn nhâm nhi của miền Trung có tré Bà Đệ (Đà Nẵng) 79.000 đồng/hộp; khô cá ngừ đại dương của Phú Yên giá bán 218.000 đồng/kg. Năm nay thị trường có thêm món gỏi sứa chế biến sẵn, đã nêm gia vị, mua về lọc bỏ nước là có thể dùng được. Giá bán 30.000 đồng/gói.
Theo TNO
4 cách chế biến hải sản ngon Những loại hải sản được nướng chín vàng trên vỉ than hồng tỏa mùi thớm nức thật hấp dẫn. Ngoài nướng, hải sản còn được chế biến bằng cách hấp, xào hay nấu cháo cũng rất ngon miệng. Những món ăn ngon từ sò huyết Nghêu, sò, ốc, hến... gọi chung là các loại hải sản, là những nguyên liệu tươi ngon và...