“Bí quyết” mới vươn ra thế giới của Kpop
Đào tạo kiểu Hàn Quốc dường như là bí quyết hiện nay của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc.
Giờ đây, Hàn Quốc đã trở thành nơi thu hút những người muốn thành danh trên khắp thế giới và nhờ thế, Hàn Quốc cũng thuận lợi hơn trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Ở Mỹ, ca sỹ người Mỹ gốc Hàn Quốc AleXa vừa chiến thắng trong cuộc thi hát American Song Contest của đài NBC.
Cô hát bằng tiếng Anh, nhưng việc được đào tạo ở Seoul, thủ đô Hàn Quốc, mới là điều khiến cô vượt lên các thí sinh khác. Nhân viên đài NBC cho hay họ “chưa từng làm việc với nghệ sỹ nào phát hiện được máy quay đang ở đâu trên sân khấu nhanh như AleXa”.
Nữ ca sỹ người Mỹ gốc Hàn Quốc AleXa
Nhưng thực ra đó là việc cô đã được đào tạo ở Hàn Quốc. AleXa được công ty giải trí Hàn Quốc ZB Label chọn là bởi họ tin cô hội đủ điều kiện: trẻ, người Mỹ gốc Hàn – những yếu tố thu hút người hâm mộ toàn cầu của K-pop.
Các nhà tuyển dụng Kpop đi khắp thế giới để tổ chức các cuộc thử giọng. Không những vậy, các tài năng quốc tế cũng tìm cách đổ về Hàn Quốc. Nghệ sỹ nước ngoài thích nghi với môi trường K-pop đầy áp lực không phải dễ. Nhưng chính ngành công nghiệp K-pop cũng đang buộc phải thay đổi để thu hút được các tài năng quốc tế.
Các nhà quản lý K-pop cũng phải thay đổi theo thẩm mỹ và phong cách ở những thị trường khác, để đào tạo ra những ngôi sao kiểu mới nhằm hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu.
Công ty con của Google giới thiệu AI trí tuệ ngang con người
DeepMind cho rằng họ đã tạo ra được AI đủ khôn ngoan như con người, nhưng vẫn có những ý kiến cho rằng nó chỉ ngang với Siri hay Alexa.
DeepMind, một công ty của Anh thuộc sở hữu Google đang trên đà đạt được trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh bằng con người. Trong một tuyên bố đưa ra ngày 18/5, các chuyên gia tại DeepMind khẳng định những nhiệm vụ khó nhất để tạo ra một AI như con người đã được giải quyết.
Video đang HOT
Công ty AI có trụ sở tại London muốn xây dựng một "Trí tuệ nhân tạo tổng hợp" (AGI) có khả năng xử lý tác vụ như người mà không cần được đào tạo bài bản.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp
Nando de Freitas, nhà nghiên cứu tại DeepMind kiêm giáo sư ngành học máy (machine learning) tại Đại học Oxford khẳng định công ty AI đã tìm ra hướng giải quyết những thách thức khó khăn nhất trong cuộc đua đạt được AGI.
AGI là một loại trí thông minh nhân tạo có khả năng tự hiểu hoặc xử lý bất kỳ tác vụ nào giống như con người mà không cần đào tạo bài bản. Theo De Freitas, nhiệm vụ của các nhà khoa học hiện là mở rộng quy mô các chương trình AI, giúp tăng khả năng xử lý dữ liệu và sức mạnh tính toán để tạo ra một AGI hoàn chỉnh.
Deepmind khẳng định Gato có thể thực hiện hơn 600 tác vụ khác nhau mà không cần đến machine learning.
Đầu tuần này, DeepMind đã tiết lộ một chương trình AI mới mang tên "Gato" có thể hoàn thành 604 tác vụ khác nhau.
Gato sử dụng một mạng nơ-ron duy nhất - một hệ thống máy tính với các nút kết nối với nhau hoạt động giống như các tế bào thần kinh trong não người. DeepMind cho biết chương trình AI này có thể trò chuyện, nhận biết hình ảnh, xếp chồng các khối bằng cánh tay robot hay thậm chí chơi được những game đơn giản.
Còn nhiều tranh cãi
Đáp lại một ý kiến được đăng trên The Next Web nói rằng loài người hiện tại sẽ không bao giờ đạt được AGI, ông De Freitas đã thẳng thắn khẳng định việc tạo ra AGI chỉ là vấn đề về thời gian và quy mô.
"Chúng tôi đã làm được điều đó, và nhiệm vụ bây giờ làm cho những mô hình này lớn hơn, an toàn hơn, tính toán hiệu quả hơn, nhanh hơn...", ông De Freitas chia sẻ trên Twitter.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng nhân loại vẫn còn lâu mới tạo ra được một AI có thể vượt qua bài kiểm tra Turing - bài kiểm tra khả năng biểu hiện hành vi thông minh của một cỗ máy tương đương hoặc không thể phân biệt được với con người.
Nhiều nhà phê bình cho rằng Gato vẫn chưa đạt đến trí thông minh nhân tạo tổng hợp (AGI)
Sau thông báo của DeepMind về Gato, The Next Web đã phản bác lại rằng AGI không hơn gì các trợ lý ảo như Alexa của Amazon và Siri của Apple, hiện đã có mặt trên thị trường và trong nhà của mọi người.
"Khả năng thực hiện nhiều tác vụ của Gato giống như một máy chơi game có thể lưu trữ 600 trò chơi, chứ không phải là một trò chơi mà bạn có thể chơi 600 cách khác nhau. Nó không phải là trí tuệ nhân tạo tổng hợp, đó là một loạt AI được đào tạo trước rồi gói gọn lại", Tristan Greene, cây viết của The Next Web nhận xét.
Theo một số nhà phê bình khác, Gato có thể xử lý hàng trăm tác vụ khác nhau, tuy nhiên khả năng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của từng tác vụ. Tiernan Ray, biên tập viên chuyên mục công nghệ của ZDNet cho rằng Gato không thực sự làm tốt nhiều tác vụ đơn giản.
"Một mặt, Gato có thể làm tốt hơn một chương trình học máy chuyên dụng trong việc điều khiển cánh tay robot xếp các khối. Mặt khác, nó lại tỏ ra khá lúng túng với các nhiệm vụ đơn giản như nhận biết hình ảnh hay trò chuyện", Ray nhận xét.
Ví dụ, khi trò chuyện với con người, Gato đã nhầm Marseille là thủ đô của Pháp.
'Khả năng nói chuyện của nó với con người cũng chỉ đạt mức độ trung bình, đôi khi nó còn đưa ra những câu nói mâu thuẫn và vô nghĩa", biên tập viên tiếp tục.
Ngoài ra, khả năng nhận biết hình ảnh của chương trình AI này cũng chưa thực sự tốt. Gato đã viết chú thích cho bức ảnh có nội dung một người đàn ông đang cầm bánh mì là "người đàn ông đang giơ chuối lên để chụp ảnh".
Liệu có phải một mối nguy?
Trái lại với những hạn chế về trình độ công nghệ hiện tại, một số nhà khoa học lại cho rằng AGI là một mối đe dọa trong tương lai có thể vô tình hoặc cố ý xóa sổ nhân loại.
Tiến sĩ Stuart Armstrong tại Viện Tương lai Nhân loại thuộc Đại học Oxford đã từng cho rằng đến một ngày nào đó, AGI sẽ nhận thức được sự thua kém của con người và xóa sổ chúng ta.
Ông tin rằng máy móc sẽ hoạt động với tốc độ không thể tưởng tượng được và loại bỏ con người để kiểm soát nền kinh tế và thị trường tài chính, vận tải, chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.
Liệu viễn cảnh máy móc lật đổ loài người như trong phim Kẻ hủy diệt có xảy ra.
Tiến sĩ cảnh báo rằng một chỉ dẫn đơn giản đối với AGI để "ngăn chặn sự đau khổ của con người" có thể được siêu máy tính hiểu thành "giết tất cả con người", do ngôn ngữ của chúng ra rất dễ bị hiểu sai.
Trước khi qua đời, Giáo sư Stephen Hawking nói với BBC: "Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo hoàn chỉnh có thể đánh dấu sự kết thúc của loài người".
Trong một bài báo năm 2016, các nhà nghiên cứu của DeepMind thừa nhận sự cần thiết phải có một "nút tự hủy" để ngăn trí tuệ nhân tạo toan tính "lật đổ loài người".
DeepMind - được thành lập tại London vào năm 2010 trước khi được Google mua lại vào năm 2014, được biết đến với việc tạo ra chương trình AI đánh bại kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp Lee Sedol trong một trận đấu kéo dài 5 ván vào năm 2016.
Xe điện VinFast sẽ dùng trợ lý giọng nói Alexa Trợ lý giọng nói Alexa sẽ tích hợp trên xe điện Vinfast từ năm 2022 thông qua kế hoạch hợp tác giữa hãng xe với Amazon. Theo VinFast, Alexa trên xe sẽ có hàng loạt chức năng dành riêng cho ô tô như điều khiển xe, điều hướng, tìm chỗ đỗ xe, cùng một số chức năng khác được thiết kế cho việc...