Bí quyết luộc lòng lợn trắng giòn, không dai
Không phải ai cũng có thể luộc được một đĩa lòng vừa trắng vừa giòn, lại không dai.
Cùng tham khảo bí quyết dưới đây để có thể làm được một đĩa lòng ngon tuyệt cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Đi chợ sớm là yếu tố cần thiết để giúp bạn mua được phần lòng ngon nhất và còn đảm bảo được độ tươi mới.
Lòng lợn hay bị đắng, dai đặc biệt là đoạn lòng cuối, to, mỏng, chất dịch bên trong màu vàng, có màu sẫm hơn và có lẫn các tia máu. Chọn lòng ngon nên chọn đoạn lòng đầu, cuống bé, ống ruột căng và tròn, có màu trắng hồng và chất dịch bên trong màu trắng sữa.
Chọn lòng ngon nên chọn đoạn lòng đầu, cuống bé, ống ruột căng và tròn, có màu trắng hồng và chất dịch bên trong màu trắng sữa (Ảnh:Cooky)
Làm sạch lòng
Với các đoạn lòng lợn thông thường, không nhất thiết phải bóp sạch với cả muối, gừng, chanh hay rượu. Bạn chỉ cần lộn trái ruột, bỏ hết lớp mỡ rồi dùng bột mì trộn với một chút muối bóp kỹ, sau đó rửa dưới vòi nước sạch. Xong công đoạn trên thì dùng chanh chà vào lòng heo để loại bỏ chất bẩn còn sót, cuối cùng rửa sạch lại dưới vòi nước lớn. Với cách làm này, lòng lợn vừa đảm bảo được sạch sẽ mà vẫn giữ được độ tươi ngon.
Đối với lòng non, chỉ nên xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch bên trong hoặc tuốt nhẹ qua rồi rửa lại.
Video đang HOT
Không nên chà xát nhiều, tránh lòng bị dai, mất hết ngon (Ảnh: Cooky)
Quá trình luộc lòng
Chuẩn bị 1 bát nước nguội có pha vài giọt chanh hoặc dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua, đun sôi rồi để nguội.
Đun nước sôi nước rồi mới thả lòng vào. Bước này là bước quyết định lòng có ngon hay không. Việc thả vào nước đang sôi sẽ khiến lòng vừa chín tới và giòn tan.
Thêm chút gừng để lòng thơm hơn.
Để nước sôi 2-3 phút đển khi lòng chuyển sang màu hồng thì vớt ra ngâm vào bát nước nguội pha vài giọt chanh ở ban đầu. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen. Thông thường, tổng thời gian từ khi cho lòng vào nồi nước sôi đến lúc với ra khoảng 7-10 phút (tùy số lượng nguyên liệu nhiều hay ít).
Với lòng non, chỉ cần sôi lại vài phút là có thể tắt bếp. Vớt ra, cho ngay vào thau nước sôi để nguội có pha phèn chua và mấy cục đá lạnh, để nguội rồi vớt ra thái vừa ăn.
Để lòng luộc được trắng, giòn thì phải luộc nhanh, khi vừa chín tới là phải vớt ra ngay. (Ảnh:Cooky)
Tóm lại, điều cần chú ý nhất để lòng luộc được trắng, giòn là phải luộc nhanh, khi vừa chín tới là phải vớt ra ngay. Để càng lâu chỉ, lòng sẽ càng bị dai.
Cách chọn và chế biến nội tạng lợn ngon
Nội tạng lợn tuy là món khoái khẩu truyền thống nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, người dân không nên dùng vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe.
Ở nhiều nước trên thế giới, nội tạng động vật nói chung gần như không được sử dụng, thậm chí còn cấm dùng. Tuy nhiên, trong văn hóa ẩm thực phương đông, nội tạng động vật, đặc biệt là nội tạng cá, bò, heo, gà, thường được dùng để chế biến nhiều món ngon, trở thành món ăn khoái khẩu.
Lòng lợn ngon nhờ cách sơ chế sạch sẽ, hợp vệ sinh. Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, rất ít gia đình không dùng nội tạng động vật để chế biến thành món ăn còn đại đa số người dân thường dùng nội tạng. Đã có không ít trường hợp khi ăn nội tạng động vật, nhiều người phải nhập viện vì tiêu chảy, nhiễm vi khuẩn, béo phì, mắc bệnh tim mạch, thậm chí còn tử vong. Tuy nhiên, tâm lý người Việt "điếc không sợ súng", bởi thế việc sử dụng nội tạng động vật vẫn phổ biến. Đặc biệt, còn có nhiều nhà hàng, "quán nhậu" đưa những món như lòng lợn nướng, luộc, xào vào thực đơn và coi đó như những món ngon và rất đắt. Tại các chợ, nhất là chợ truyền thống, nội tạng động vật được bán tràn lan và thường hết hàng sớm.
Để an toàn cho sức khỏe, nhất là với những người có bệnh như bệnh gút, bệnh tim mạch, huyết áp béo phì... các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên ăn nội tạng động vật. Hoặc có ăn, nên dùng rất ít.
Cách chọn mua
Các chuyên gia cũng khuyên, nếu chọn mua nội tạng động vật, nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bởi nếu mua phải nội tạng của bò điên, lợn gạo, hoặc gia cầm bị cúm... chắc chắn sức khỏe sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Nội tạng động vật tươi thường có mầu sắc tươi mới, mầu hồng sáng, không bị chảy nước, không bị thâm, không bị beo, căng đều. Khi thấy nội tạng động vật được ngâm lạnh, vẫn còn cứng do "đóng đá", tức là sản phẩm đã được để lâu và bảo quản đông lạnh.
Không nên chọn lòng lợn ôi, thiu. Ảnh minh họa
Cụ thể như khi mua tim, gan, ruột non, ruột già, dạ dày heo... các sản phẩm này phải được để trên các khay đựng sạch sẽ, không lẫn bùn, đất, rác thải. Sản phẩm còn màng bọc, ấn nhẹ có sự đàn hồi, không bị lún. Với các sản phẩm dạ dày tươi, nên chọn mua sản phẩm đã được sơ chế sạch, không lẫn chất thải của động vật.
Đối với sản phẩm gan, thông thường có mầu thâm sẫm, không nên chọn sản phẩm có mầu bạc, vàng nhạt hoặc có nhiều tật.
Đối với các sản phẩm lòng cá, lòng gia cầm, nên mua khi đã được sơ chế sạch sẽ và chỉ nên mua các bộ phận như dạ dày, tim, trứng non.
Cách sơ chế thành nguyên liệu cho các món ăn
Dù để chế biến các món ăn gì đi nữa thì việc xơ chế các sản phẩm nội tạng động vật cũng nên được làm sạch sẽ, cẩn thận để đảm bảo món mà bạn ăn không chỉ ngon mà còn sạch sẽ.
Cùng với việc chọn được sản phẩm tươi mới, khi xơ chế cần dùng nhiều nước, rửa sạch nhiều lần và cần bóp muối kỹ khi rửa.
Những người có bệnh béo phì, gút, tiểu đường, huyết áp cao... không nên ăn lòng lợn. Ảnh minh họa
Với dạ dày bò, lợn, vì có mùi hôi, khó chịu và nếu làm không cẩn thận, món ăn sẽ không còn ngon nên việc sơ chế sản phẩm này cũng rất khó khăn. Thông thường, để làm sạch dạ dày lợn, người ta thường dùng nước ấm khoảng 50 độ C. Dùng muối bóp kỹ sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy mạnh. Hoặc dùng nước chanh tươi, giấm gạo để bóp và rửa kỹ dưới vòi nước.
Với sản phẩm lòng non và lòng già lợn, việc sơ chế cũng gặp không ít khó khăn bởi khi làm kỹ, lòng sẽ bị tan hết bột, chỉ còn màng và khi ăn có cảm giác dai, nhai như bã. Bởi thế, theo kinh nghiệm của những "đầu bếp" khéo tay, lòng non của lợn nên rửa và trần đơn giản qua nước ấm. Dùng ít muối hoặc nước giấm bóp nhẹ. Với lòng già, nên rửa sạch bằng muối, giấm gạo hoặc chanh tươi hay phèn chua.
Với tim lợn và bò nên làm sạch bằng cách bổ đôi, rửa hết phần tiết đông bên trong dưới vòi nước sạch. Gan nên rửa sạch, khi thái cần kiểm tra các thớ gan có sự bất thường không, nếu có những hạt nhỏ hoặc tật, không nên dùng, mà nên thay bằng sản phẩm khác.
Với cật lợn, sản phẩm này thường có mùi hôi bên trong nên khi bổ đôi, loại phần trắng bên trong, cạo sạch và rửa sạch bằng nước ấm hoặc dùng chanh, giấm để rửa cho hết mùi hôi.
Điều cấm kị khi ăn lòng lợn ai cũng phải biết Lòng lợn chưa chín kĩ, lòng để qua đêm... tiềm ẩn những rủi do ảnh hưởng đến sức khỏe bạn khó lường trước. Nội tạng động vật (thông thường chúng ta hay ăn nội tạng của lợn, còn gọi chung là lòng lợn) là món ăn được yêu thích mặc kệ những nguy cơ mà nó mang lại. Không thể phủ nhận rằng...