Bí quyết làm sấu ngâm mắm tỏi ớt giòn ngon hết nấc của mẹ đảm Hải Phòng
Hãy cùng vào bếp thực hiện món sấu ngâm mắm rất đơn giản vừa giúp bữa cơm gia đình thêm ngon miệng.
- Sấu xanh: 500g
- Nước mắm loại thường: 6 muỗng canh
- Tỏi: 2 củ
- Ớt : 7-8 quả
- Muối sạch, đường hoa mai, lọ thủy tinh
- Nước vôi trong
Cách thực hiện:
- Nước mắm cho vào một cái nồi sạch, thêm 1 thìa đường, 2 thìa nước lọc rồi đặt lên bếp đun cho sôi. Để nước mắm thật nguội rồi mới dùng ngâm sấu.
Video đang HOT
- Sấu mua về dùng dao cạo đi phần vỏ chát bên ngoài rồi rửa sạch, để ráo nước. Hòa nước vôi gạn lấy phần nước trong rồi ngâm sấu tầm 5 đến 7 tiếng hoặc ngâm qua đêm để sấu giòn khi ngâm mắm và sẽ không còn vị chua gắt. Sau đó rửa sạch lại với nước rồi để khô ráo.
- Ớt rửa sạch, bỏ cuống ớt. Tỏi bóc vỏ để nguyên tép.
- Xếp sấu vào trong lọ, xếp tỏi, ớt xen kẽ với sấu để vị cay ngấm vào từng quả sấu. Sau đó, đổ nước mắm đã đun sôi để nguội vào, đậy kín nắp. Khoảng một tuần sau khi các gia vị ngấm đủ vào sấu là có thể ăn được.
Sấu ngâm mắm có vị chua chua, mặn mặn, thơm mùi tỏi và có vị cay của ớt. Mỗi khi cắn miếng sấu ngâm mắm rất giòn, ngon.
Khi ăn sấu ngâm mắm cùng cơm trắng và rau muống luộc thì vô cùng ngon miệng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Món ớt rim vừa ngọt vừa cay xứ Quảng
Nếu miền Nam có ớt sa tế, tương ớt thì miền Trung có bột ớt phơi khô. Ở xứ Quảng Nam thì có món ớt vừa đẹp mắt vừa cay buốt đầu lưỡi, đó là ớt rim.
Nền ẩm thực của một địa phương được đánh giá cao khi biết khéo léo phối trộn các loại gia vị với nhau và tạo sự hài hòa của từng gia vị trong món ăn.
Bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao những người đến từ các đất nước khác vốn đã quen với văn hóa và ẩm thực của đất nước họ nhưng khi đi du lịch, họ vẫn có thể trải nghiệm ẩm thực của những đất nước xa lạ một cách ngon lành và tròn vị? Đó là nhờ các vị cơ bản mặn - ngọt - đắng - chua giao thoa trong các món ăn, trong đó có một loại cảm giác kích thích vị giác đến khó cưỡng - ấy chính là vị cay.
Ẩm thực Việt Nam không sử dụng vị cay làm chủ đạo như những quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Thái, Lào... tuy nhiên món nào cũng có sự xuất hiện của một trong các loại gia tạo vị cay như gừng, riềng, tiêu và ớt.
Ớt là gia vị giao thoa trong các nền ẩm thực trên thế giới.
Trong văn hóa ẩm thực vùng miền nổi bật về các món có độ cay khủng thì phải nhắc đến ẩm thực miền Trung. Món ăn ở miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.
Mì Quảng - món đặc sản của xứ Quảng.
Tuy nhiên lý do mà người miền Trung ăn cay không phải là vì để kích thích vị giác mà đơn giản là họ cho thêm ớt vào các món để thích nghi với điều kiện tự nhiên. Miền Trung khi thì nắng cháy, khi lại lạnh buốt da thịt, mưa dầm cả ngày chưa kể nơi rừng núi đầy rẫy muỗi, côn trùng nên ớt đã trở thành gia vị không thể thiếu trong vấn đề thích nghi và sức khỏe.
Thêm nữa là ở vùng duyên hải miền Trung, cá tôm trù phú nên các món ăn từ cá và hải sản rất cần ớt để át đi mùi tanh. Người miền Trung lại thích muối cá làm mắm rồi nêm mắm vào canh, món xào cho đậm đà; nếu không có đôi ba trái ớt thì mùi tanh của mắm cá sẽ át đi vị đặc trưng của món ăn.
Rau luộc chấm mắm cá cơm - mằn mặn vị cá, cay nồng ớt tươi.
Nếu miền Nam có ớt sa tế, tương ớt thì miền Trung có bột ớt phơi khô. Ở xứ Quảng Nam thì có món ớt vừa đẹp mắt vừa cay buốt đầu lưỡi, đó là ớt rim.
Ớt rim là hỗn hợp sền sệt của những trái ớt đỏ au. Người ta luộc ớt cho mềm rồi xắt nhuyễn ra, ai ăn cay không quen thì bỏ bớt hột, ai ăn cay giỏi thì cứ vậy mà xắt. Bắt chảo dầu đậu phộng lên cho nóng, rồi đổ vào mớ tỏi băm cho vàng rồi trút cà chua bằm, ớt xắt, chút đường lên đảo. Rim trên lửa một hồi cho các nguyên liệu quyện lại thành hỗn hợp sền sệt là được.
Ớt rim - gia vị quan trọng góp mặt trong tất cả món ăn của người Quảng Nam.
Người ta ăn ớt rim trong tất cả mọi món ăn từ bánh tráng nướng đến bánh bèo, mì Quảng, cháo lươn, hột vịt lộn... Hôm nào chưa kịp nấu ăn mà bụng sôi cồn cào, thì chỉ cần xúc chén cơm và cho thêm muỗng ớt rim vào, trộn đều lên mà ăn. Vừa ăn vừa vỗ đùi đen đét, chén cơm còn phả khói nóng hổi, ăn cứ xuýt xoa bởi vị cay của ớt lại thấy thỏa lòng cái ngọt ngọt hòa lẫn cùng vị cay.
Bún riêu và mì cao lầu của Việt Nam lọt top món mì ngon nhất châu Á Theo đánh giá của chuyên trang du lịch CNN Travel, bún riêu cua và mì cao lầu là món ăn đặc trưng của Việt Nam với hương vị hấp dẫn. Bất cứ du khách nào khi tới châu Á cũng nên thử hai món ăn thú vị này. Nhận xét về bún riêu của Việt Nam, tác giả bài viết ghi rằng, bún...