Bí quyết làm nước chấm tỏi ớt chua ngọt, ngon mê hoặc tín đồ sành ăn của nàng đảm Hà thành
Với cách pha nước chấm siêu ngon của chị Việt Hằng dưới đây bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng vì bát nước chấm của mình thiếu chua, thiếu ngọt, hay mặn quá nữa.
Có thể nói nước chấm quyết định phần lớn hương vị và linh hồn của món ăn. Pha nước chấm như thế nào cho chuẩn, các gia vị phải cho với tỉ lệ bao nhiêu cho vừa? là điều mà nhiều chị em nội trợ đặc biệt quan tâm.
Với công thức pha nước chấm dưới đây của chị Nguyễn Việt Hằng (Hà Nội) sẽ giúp bạn pha được một chén nước chấm chanh tỏi ớt theo “tỷ lệ vàng” như khách sạn 5 sao.
Nguyên liệu:
- 200g đường
- 200ml nước (hoặc nước dừa)
- 200ml nước mắm
- 80ml nước cốt chanh
Video đang HOT
- 100g tỏi
- 100g ớt sừng
Cách pha:
- Cho đường, nước, nước mắm vào nồi. Bắc nồi lên bếp, vừa nấu vừa khuấy cho đường tan hết. Khi nước mắm đã sôi thì vặn nhỏ lửa liu riu, đun khoảng 15 – 20 phút thì tắt lửa, để thật nguội.
- Tỏi ớt bằm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt.
- Khi nước mắm đã nguội, cho nước cốt chanh, tỏi ớt vào, khuấy cho tỏi ớt hòa quyện với nước mắm. Rót nước mắm tỏi ớt vào chai. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Khi ăn với các món Hải sản, ốc, cơm tấm, món chiên, món luộc, món hấp: Rót nước mắm ra chén, chấm trực tiếp.
- Khi ăn với các món như bánh cuốn, bánh bột lọc, gỏi cuốn, bún chả/nem,…: múc nước mắm ra chén và cho thêm 1 muỗng canh nước lọc.
Lưu ý:
- Tùy từng địa phương, sở thích cá nhân mà các bạn có thể gia giảm bất kì một nguyên liệu nào. Có thể thay nước dừa bằng nước lọc, thay đường trắng bằng đường vàng, đường phèn..
- Để bảo quản nước mắm tỏi ớt được lâu thì chúng ta phải đun sôi hỗn hợp nước, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tới cả tháng. Chai hay lọ đựng nước mắm cũng phải rửa sạch, để khô ráo.
- Độ thơm của nước chấm chua ngọt này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nước mắm. Các bạn sử dụng loại nước mắm 40 độ đạm để làm, hoặc có thể dùng loại mắm có độ đạm thấp hơn.
- Chanh chọn quả vỏ mỏng cho được nhiều nước, hoặc dùng chanh đào thì càng ngon.
- Dùng ớt sừng pha, nó có vị cay nhẹ, trẻ con có thể ăn được. Bạn nào ăn cay hơn thì dùng thêm ớt chỉ thiên.
- Với cách pha nước chấm ngon này của chị Việt Hằng, bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng vì bát mắm của mình thiếu chua, thiếu ngọt, hay mặn quá nữa.
Chúc các bạn pha chế thành công!
Chả vịt gói lá mướp
Phải khách thật quý mệ ngoại tôi mới ra tay chuẩn bị món này. Bởi món này rất công phu, tôi nhớ ngày nhỏ, phải "năm thì mười họa" mới được ăn một lần. Nhưng, tôi khẳng định rằng, chỉ cần ăn một lần thôi, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi bởi hương vị của món này đọng lại rất lâu trong ký ức.
Chả vịt cuốn lá mướp hấp thơm nức, ngọt lịm
Vịt được ôn mệ nuôi. Mỗi khi chị em chúng tôi về, ông ngoại tôi sẽ đi bắt vịt và nấu nước sôi làm thịt, còn tôi và em gái theo mệ ngoại tôi ra vườn hái lá mướp. Giàn mướp có rất nhiều hoa vàng, trong khi mệ tôi chọn những lá mướp non không bị sâu để hái thì chị em chúng tôi thi nhau hái những bông mướp vàng rực đó.
Hái xong, mệ quay trở lại bếp. Ông đã làm xong con vịt, lòng mề để riêng đâu vào đó. Mệ bỏ nắm lá mướp vào thau, đổ nước vào rửa thiệt sạch rồi vớt ra, tay mệ thoăn thoắt rảy nước thiệt khô trước khi bỏ vào rá để cho ráo hơn nữa.
Cái thớt với dao chặt được bày lên trên hai tàu lá chuối xếp vào nhau. Mệ chặt nửa con vịt rồi bắt đầu lóc từng miếng thịt dưới lườn và đùi để vào một cái tô. Phần còn lại của con vịt, mệ chặt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi để hon ăn với xôi.
Khi đã sơ chế xong, mệ cho phần thịt đã lọc ở tô ra thớt và bắt đầu băm thật nhuyễn, rồi cho thêm củ hành tím, một ít gừng và hạt tiêu vào băm cùng, sau đó sẽ là một chút muối và bột ngọt. Khi thịt vịt đã nhuyễn quyện với gia vị tạo nên một hỗn hợp sền sệt dính vào nhau, thì mệ cho vào tô trở lại, rưới lên một chút dầu đã phi sẵn hành rồi bắt đầu lấy lá mướp gói. Những chiếc lá mướp xanh được cầm gọn gàng trong lòng bàn tay, tay kia mệ lấy cái muỗng, xúc một muỗng chả vịt cho vào giữa chiếc lá, sau đó cuốn lại xếp chúng ngay ngắn trên cái xửng hấp của nồi hông xôi. Mệ cứ tỉ mẩn làm như vậy cho đến khi vét cái tô kêu keng két mới thôi.
Chiếc nồi hông xôi được tận dụng để hấp chả vịt. Nước sôi được cho vào dưới nồi, đặt xửng hấp lên và đậy kín nắp. Mệ hấp tầm 20 phút là xong. Lá mướp chín có màu xanh rất đẹp mắt, bên trong lá mướp chả vịt chín trông rất ngon lành. Thịt vịt thơm bùi quyện với mùi gừng, lá mướp sau khi hấp chín có vị ngọt rất khó cưỡng. Món chả vịt quấn lá mướp được chấm với nước chấm chua ngọt hoặc nước mắm gừng. Vị béo bùi của vịt quyện với vị mặn ngọt của nước mắm, mùi thơm của lá mướp quyện vào nhau rất ngon, lạ miệng.
Món này ăn chơi cũng được mà ăn với cơm rất hao cơm. Nếu làm mồi nhấm cũng rất tốn bia.
Rảnh rỗi làm bún cá chấm chua ngọt lạ miệng ai cũng khen nức nở Bún cá chấm ăn kèm rau sống và đậu phụ cứ gọi là ngon mê ly. Nguyên liệu làm bún cá chấm: Cá rô phi: 2 con Đậu 2 bìa Hành lá, thìa là, rau ngổ, me chua 2 quả Gia vị, đường, dấm, ớt, tỏi 300gr Bún Rau sống Cách làm bún cá chấm: Cá rô phi sơ chế thật sạch, nạo...