Bí quyết làm chuồng nuôi vịt trời
Từ một hộ gia đình khó khăn, nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi vịt trời đặc sản, đến nay gia đình ông Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô (Ninh Bình) đã trở thành tỷ phú.
Theo ông Miền, bí quyết tạo nên thành công cho ông là việc tuân thủ quy trình chăn nuôi sạch, trong đó việc thiết kế chuồng trại có vai trò hết sức quan trọng. Với kinh nghiệm của mình, ông Miền chia sẻ cho bà con 8 bước xây dựng chuồng trại nuôi vịt trời như sau:
1.Chọn vị trí xây chuồng trại
Bà con nên lựa chọn kết hợp khu vực xây dựng trang trại là nơi gần ao hồ, sông, suối… bởi vịt trời rất thích bơi lội. Để đàn vịt phát triển tốt, khi chọn vị trí nuôi cần tránh các khu dân cư, khu công trình nhiều tiếng ồn, ô nhiễm rác thải.
2.Chia ô chuồng theo lứa tuổi
Bà con nên làm chuồng, trại thành các ô nhỏ riêng biệt, việc chia ô có tác dụng phân loại độ tuổi của vịt. Những con vịt trời cùng lứa tuổi được nhốt trong cùng một ô.
Video đang HOT
Vịt trời có chế độ ăn khác nhau. Trung bình một ô chuồng khoảng 20m2 sẽ nuôi được khoảng 100 con trong 2 tháng đầu. Ở các tháng tiếp theo sẽ giảm dần vì khi đó vịt trời lớn, sẽ cần không gian lớn hơn.
Mỗi ô chuồng sẽ được chia làm 2 phần, chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng nhằm chia khu ăn uống riêng và nghỉ ngơi riêng cho vịt; 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế làm ao cho vịt bơi lội.
Khu lò ấp vịt trời đạt chuẩn tại trang trại của ông Phan Văn Miền. ảnh: Hải Đăng
3. Chuồng nuôi vịt thương phẩm
Chuồng nên láng nền bằng xi măng để thuận tiện cho việc vệ sinh. Thêm nữa, muốn cho vịt nằm sạch sẽ, bà con nên làm sập lỗ để khi xả nước có thể rửa trôi hết phân ra khu tập kết. Khoảng cách giữa các sập lỗ này là 1,5 – 2cm.
Khu vực bơi lội cho vịt, bà con nên làm lỗ thoát nước thuận tiện cho việc vệ sinh, xả nước, thay nước sau này.
Vị trí đặt máng uống cũng phải thoát nước nhanh vì khi vịt – ngan uống hay vẩy nước. Máng ăn để trong chuồng nuôi, máng uống để ngoài sân chơi. Mùa hè phải có bóng râm hoặc che nắng cho máng uống.
Đặc biệt, sân chơi phải có diện tích rộng gấp 2 – 3 lần chuồng nuôi và cũng phải láng xi măng cát hoặc lát gạch để hàng ngày tiện cho việc cọ rửa, làm vệ sinh.
4. Mái chuồng nuôi
Vịt trời biết bay, do vậy khi làm chuồng trại, bà con nên tăng độ cao lên 3m – 3,5m. Tránh tình trạng vịt trời bay nhảy sang chuồng khác – ảnh hưởng đến cách quản lý và chăm nuôi sau này.
Chú ý: Có thể quây chuồng, căng kín xung quanh khu chuồng nuôi bằng lưới B40 hoặc lưới cước sao cho phù hợp với địa thế khu trang trại. Bà con cũng có thể trồng một số loại cây ăn quả, vừa tạo bóng mát cho vịt lại vừa được thu hoạch trái cây.
Nuôi vịt trời phải có nguồn nước để vịt uống và bơi lội. Nếu không có ao tự nhiên, bà con có thể xây dựng một khu bơi lội kích thước khoảng 3x 1,50m, độ sâu khoảng 20 – 30cm. Chú ý, khu bơi lội cũng phải có lưới cước hoặc lưới vây kín và cao để tránh vịt bay ra ngoài.
6.Ổ đẻ cho vịt trời
Mật độ nuôi vịt trời tốt nhất là khoảng 2 – 3 con/m2 nền chuồng. Khi nuôi cần chú ý, lót nền chuồng và ổ đẻ bằng rơm khô, cỏ khô, trấu. Đặc biệt cần lót ổ đẻ, phải thay thường xuyên để tránh ẩm mốc. Trong điều kiện ẩm ướt, nấm và vi khuẩn rất dễ phát triển. Ổ đẻ được làm bằng gỗ, tre, tấm cót,… thành từng ô có kích thước 40 x 60 x 40 cm. Trung bình, mỗi ô cho 4 – 6 con mái đẻ.
7.Khu ấp trứng
Để đạt hiệu quả cao, bà con nên đầu tư mua máy ấp trứng. Khi chọn mua máy, bà con nên cân đối với sản lượng vịt trời của mình để mua máy có công suất phù hợp, tránh lãng phí.
Khu để máy ấp trứng thường là trong chuồng nuôi hoặc ở khu riêng biệt. Bà con chú ý để máy ấp ở nơi sạch sẽ, cao ráo, tránh để gần khu vực dễ xảy ra chập điện.
Theo Danviet