Bí quyết khởi hành ngang dốc tuy khó mà dễ
Nếu không lái quen xe số sàn, việc khởi hành xe ngang dốc thực sự là một thử thách với các tay lái và cũng là nguyên nhân gây ra những phiền toái, thậm chí là những tai nạn giao thông.
Khởi hành xe ngang dốc là thao tác quan trong khi lái xe số sàn. Chính vì vậy, khi học và thi bằng lái xe, trong các bài thi thực hành sát hạch trên sa hình, dừng và khởi hành xe ngang dốc là một trong những phần thi quan trọng, bắt buộc các thí sinh phải vượt qua.
Bên cạnh đó, trong điều kiện giao thông thực tế, những trường hợp xe bị chết máy hoặc phải dừng giữa dốc đòi hỏi các tài xế phải biết cách xử lý, tránh gây nên những vụ tai nạn không đáng có. Sau đây là những bí quyết cơ bản giúp bạn có thể vượt qua thử thách “khó nhằn” này.
Cảm nhận và điều phối côn, phanh, ga hợp lý
Đây là cách mà cánh tài xế chuyên nghiệp hay làm mà không phải kéo phanh tay nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cách này không thể dùng trong trường hợp đỗ xe trên dốc trong thời gian lâu mà chỉ dùng trong lúc xe dừng giữa dốc rồi đi ngay. Cụ thể, cách xử lý như sau:
Khi xe dừng giữa dốc, đạp hết côn và phanh rồi vào số 1. Sau đó, bạn vẫn giữ nguyên chân phanh, từ từ nhả côn và nghe ngóng sự phản hồi của chiếc xe bằng cách xem độ rung của cần số hay vô lăng, rồi từ từ nhả nhẹ chân phanh, xe sẽ tự động bò lên từ từ. Nếu lúc đó xe vẫn đứng yên, bạn có thể mồi nhẹ chân ga để xe lên dốc và không bị chết máy.
Trong quá trình tập và thi bằng lái, chắc chắn bạn sẽ bị chết máy vài lần do không quen. Tuy nhiên, cần lưu ý những lỗi nặng như: xe trôi dốc quá nhiều, dừng xe cán qua vạch hay chết máy. Ngoài ra, bạn cũng nên bình tĩnh thực hiện thao tác này, bởi nhiều người hay bị rối dẫn đến làm không đúng kỹ thuật khiến xe chết máy hay trôi dốc. Do đó, chỉ cần luyện tập nhiều lần sẽ tự rút ra kinh nghiệm. Đồng thời, tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn vượt qua bài lên dốc một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Kết hợp sử dụng thêm phanh tay khi dừng trên dốc
Sử dụng phanh tay để lên dốc được cho là cách khá an toàn và hiệu quả cho những tay lái còn non nớt. Tuy nhiên, cách này hơi rườm rà bởi phải hạ phanh tay kết hợp với côn và ga ở dưới. Dưới đây là cách xử lý bằng phanh tay:
Sau khi đã dừng xe trên dốc, bạn hãy kéo phanh tay, sau đó vào số 1 và từ từ nhả côn đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không bị trôi thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể ấn nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển. Vì với mục đích của phanh tay là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, lái xe có thể bỏ chân phanh ra để đặt vào chân ga mớm lên khi xe bị đuối sức.
Việc dừng xe trên dốc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn xử lý những tình huống xảy ra một cách tự tin và dứt khoát nhất. Ngoài ra, cũng nên tự thử sức mình khi đưa xe lên cầu nâng tự xây của các cơ sở rửa xe trong thành phố nơi bạn sống. Việc lên xuống cầu nâng có độ dốc phù hợp và không quá khó để tập luyện. Nên nhớ phải làm những thao tác thật chậm để cơ thể có thể cảm nhận được mức nào cần côn của xe bạn bắt đầu bắt và lên ga.
Theo Khampha
Những lỗi 'chết người' khi chuyển từ xe số sàn sang lái xe số tự động nhiều người mắc
Nhiều tài xế có thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe...
Khi học lái, các học viên thường sẽ được làm quen với xe số sàn. Thế nhưng, thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe...
Thực tế, khi chuyển từ số sàn sang số tự động rất nhiều tài mới thường lung túng và thường mắc những lỗi cơ bản về thao tác chân ga, chân phanh, hộp số... Dưới đây là một vài lỗi phổ biến nhất mà các "tài mới" thường mắc phải khi lần đầu lái ô tô số tự động:
Dùng chân trái để đạp phanh, chân phải đạp ga
Khác biệt dễ nhận thấy nhất của hai loại xe này là xe số tự động không có chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh. Tuy nhiên, với lái xe mới khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường hay mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga ...
Để tránh sai lầm này lái mới cần nên tập thói quen "giải phóng cho chân trái", chỉ sử dụng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Ngoài ra cũng nên sử dụng giày ôm sát chân, không nên sử dụng dép, guốc, giày cao gót khi lái xe để tránh trường hợp kẹt chân ga dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Nhiều người khi lái xe ô tô từ số sàn sang số tự động thường mắc sai lầm gây mất an toàn
Ấn nhầm chân ga thành chân phanh
Để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động chính là "không ga thì phanh". Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này. Khi gặp chướng ngại vật hoặc người tham gia giao thong trên đường rẽ hoặc sang đường đột ngột thì lái mới rễ giật mình ấn nhầm chân ga thành chân phanh điều đó gây nguy hiểm cho mình và cho người điều khiển giao thông.
Để chân chờ ở bàn đạp ga nguy hiểm khó lường
Xe số tự động được tích hợp các thao tác vào cùng một chân, do vậy người lái xe thường mắc lỗi về sử dụng chân, đặc biệt là lỗi không thực hiện đúng nguyên tắc "không ga thì phanh", lười hoặc quên chuyển sang chân phanh, để chân chờ trên bàn đạp ga. Khi sử dụng xe số tự động, ở bất kì thời điểm nào không đạp ga, người lái phải nhanh chóng chuyển mũi chân sang phía bàn đạp phanh.
Việc để chân chờ ở chân ga là vô cùng nguy hiểm bởi khi gặp tình huống bất trắc, người điều khiển xe sẽ có phản xạ đạp chân xuống. Nếu để chân chờ ở bàn đạp ga, xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Những vụ "xe điên" thời gian gần đây cũng xuất phát từ tình huống này.
Bỏ quên chế độ chuyển số tay gây mất phanh
Chế độ chuyển số tay đã xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Nhưng một số người điều khiển phương tiện vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D đã lãng quên chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Điều này sẽ trở thành lỗi sai đáng kể khi xe di chuyển ở đường đèo dốc. Lý do đơn giản là nếu xe ở chế độ D, khi xe lao xuống dốc theo quán tính, tốc độ di chuyển nhanh dần sẽ khiến người điều khiển xe phải sử dụng phanh nhiều hơn. Nếu lái xe rà phanh thường xuyên, phanh sẽ sinh nhiệt lượng lớn, rất dễ tạo ra cháy má phanh, mất phanh.
Không chuyển về số P khi dừng xe
Khi di chuyển trên địa hình hơi dốc, nhiều lái xe chuyển xe về số P sau đó khóa phanh tay. Khi bỏ phanh chân ra, lái xe sẽ thấy xe nhúc nhích hơi mạnh và chạy khá gằn, chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới hộp số. Giải pháp tốt nhất là chuyển xe về số N rồi dùng phanh tay, tiếp tục để xe nhúc nhích và đợi để khi xe dừng hẳn rồi mới chuyển về số P.
Đạp mạnh chân ga khi cần tăng tốc
Chuyển xe sang vị trí D sau đó đạp mạnh chân ga là một trong những cách được nhiều lái xe sử dụng để tăng tốc độ cho xe, họ tin rằng cách này giúp xe nhanh chóng đạt tốc độ cao. Điều này là một quan niệm sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc "nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số". Vì vậy, nhấn nhẹ chân ga với vận tốc vừa đủ, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số mới là cách tăng tốc an toàn và tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Không sử dụng chế độ số thể thao
Xe số tự động vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, ký hiệu của chế độ này thường là " ,-" hoặc "M1, M2, L1, L2"... và được thiết kế ngay trên cần số. Khi cần số ở chế độ này, xe sẽ không tự lên số theo tốc độ, chính người điều khiển xe sẽ được tự chuyển số theo mục đích.
Khi lái xe đã nắm vững tính năng của từng chế độ riêng, họ có thể tự mình cài đặt số sao cho hợp lý với từng đoạn đường. Điều này tăng độ bền cho xe và hạn nguy cơ tai nạn. Hãy lưu ý số D và D- hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn.
Mải ga mà không rà phanh
Nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động là "không ga thì phanh". Theo quy tắc này, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc thì người điều khiển xe nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Trong thực tế, rất nhiều lái xe chủ quan thường chủ quan và làm trái nguyên tắc này, dẫn đến nguy cơ gặp sự cố.
Theo VietQ
Mẹo thi sa hình bằng B2 để đạt 100 điểm tuyệt đối Một số mẹo thi sa hình bằng lái xe hạng B2 cũng như những kinh nghiệm thi sa hình của bài thi mà các học viên lái xe lưu ý. Một số mẹo thi sa hình bằng lái xe hạng B2cũng như những kinh nghiệm thi sa hình của bài thi mà các học viên lái xe lưu ý. Bài thi xuất phát...